Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường Tiểu học Cổ Đông

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ: nườm nượp, lấp lánh, hồ lớn làng, lăn lăn, ướt lướt thướt

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng

 - Hiểu được nội dung : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê, sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn gian khổ.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường Tiểu học Cổ Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao thông - Học sinh nêu * Cây cối? GV chốt về nông thôn, thành thị - Các nhóm khác bổ sung Hoạt động 3: Tìm hiểu nghề nghiệp giáo viên yêu cầu - Thảo luận tìm hiểu nghề của nông thôn và thành thị - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. - Nghề nghiệp, thành thị? - Làm công sở, công nghiệp, giáo viên - Nghề nghiệp, nông thôn? - Trồng trọt, chăn nuôi. Hoạt động 3: Thi vẽ tranh Giáo viên yêu cầu - Học sinh thi vẽ tranh theo nội dung yêu cầu: giới thiệu bất kỳ 1 phong cảnh nào nơi em sinh sống và nghề nông nghiệp đặc trưng của làng quê mình - Gợi ý: - Vẽ cảnh gì? ở đâu? nơi đó có những nhân vật nào. Con người ở đó làm nghề gì. 5 học sinh vẽ nhanh nhất lên dán tranh - Giáo viên nhận xét Để quê hương và nơi sinh sống của em ngày càng đẹp, em cần phải làm gì? - Học sinh nêu 1 trong các ý: + Bảo vệ môi trường + Học tập tốt + Trồng cây xanh - Nhận các câu trả lời D. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Hát bài: quê hương - Chuẩn bị bài sau toán Tính giá trị biểu thức I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết: - Thực hiện tính giá trị biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ và chỉ có nhân và chia - áp dụng tính giá trị biểu thức để giải các bài toán có liên quan II. chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi bài tập III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - 2 học sinh lên bảnglàm bài VN - Nhận xét cho điểm - 2 học sinh làm bài C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: ghi bảng đầu bài 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: VD1: GV ghi bảng: 60 + 35 : 5 Học sinh đọc Giáo viên hướng dẫn - HS tính: 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 - Nhận xét cách làm? - HS nêu cách làm: chia trước, cộng sau. - GV nhận xét y/c HS rút được - Trong biểu thức có phép cộng và chia. Ta làm chia trước, cộng sau. - VD2: GV ghi bảng: 86 -10 x 4 GV hướng dẫn - HS làm bảng con 86 -10 x 4 = 86 – 40 = 46 - Trong biểu thức có các phép tính nào? - Phép trừ và nhân - Ta thực hiện như thế nào? - Làm nhân trước trừ sau. * Trong biểu thức có phép tính cộng trừ và nhân chia ta thực hiện như nào - Học sinh nêu - Ghi bảng kết luận 3. Luyện tập: Bài 1:- Y/c hs đọc đề - 1 Học sinh đọc - Gọi 2 học sinh lên bảng làm - 2 HS thực hiện 253 + 10 x 4 = 93 – 48 : 8 = Lớp làm bảng các phép tính còn lại - Nhận xét cho điểm Bài 2: - Y/c HS đọc đề - 1 HS đọc - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi - GV nêu cách chơi, luật chơi - Lớp thảo luận - Thi điền hiệu quả nhanh - Con có nhận xét gì về biểu thức trong 2 thành phần - Giống nhau nhưng kết quả khác nhau. - Muốn biết hết quả đúng hay sai con làm ntn? - Tính giá trị của biểu thức - Trong các biểu thức đó có các biểu thức nào thực hiện đúng thứ tự - Học sinh nêu - GV nhận xét cho điểm Bài 3: Y/c học sinh đọc đề - 1 HS đọc Tóm tắt: 5 hộp: 60 quả và 35 quả 1 hộp: ? quả - Học sinh giải - Nhận xét cho điểm. Bài 4:Trò chơi - HS thi ghép đúng, ghép nhanh D. Củng cố – dặn dò: - Trong biểu thức có các phép tính +, -, x: ta thực hiện như thế nào? - Nhân chia trước, cộng trừ sau - BTVN: tiết 78 Thứ năm ngày tháng năm 200 luyện từ và câu Từ ngữ về thành thị, nông thôn Dấu phẩy I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn + Kể được 1 số tên thành phố, vùng quê ở nước ta + Kể tên 1 số sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn - Ôn luyện cách dùng dấu phẩy II. chuẩn bị: - Chép sẵn bài tập lên bảng - Bản đồ Việt Nam III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh đọc lại bài tập 1,3 tiết trước - Nhận xét cho điểm - 2 học sinh đọc C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nghe giới thiệu 2. Hướng dẫn tìm hiểu Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài - 1 học sinh nêu - Học sinh thảo luận theo 2 nhóm ghi tên các thành phố và vùng quê mà em biết - Học sinh trình bày thi đua 2 nhóm trong 3 phút nhóm nào kể được nhiều hơn sẽ chiến thắng Giáo viên nhận xét: chốt ý đúng - Học sinh làm vở Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu và làm Sự vật Công việc thành phố - Đường phố, nhà cao tầng, nhà máy, bến xe, bến tàu, nhà ga, rạp hát, đèn cao áp, rạp chiếu phim - Buôn bán, chế tạo máy móc, may mặc dệt may, chế biến thực phẩm Nông thôn - Đường đất, vườn cây, ao cá, cây đa, luỹ tre, giếng nước, nhà văn hoá, quang liềm, thúng, cuốc, cày - Trồng trọt, chăn nuôi, cấy lúa, cày bừa, vỡ đất, đập đất, gieo mạ, chăn trâu, đào khoai Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 Học sinh đọc - Giáo viên treo bài đã viết lên bảng yêu cầu học sinh đọc bài - Học sinh đọc - Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Đánh dấu phẩy vào đoạn văn - Học sinh tự làm - 1 Học sinh làm bảng - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét chốt ý đúng D. Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn dò: - Ôn luyện ở nhà + Thực hiện BTVN + Chuẩn bị bài sau Chính tả Về Quê ngoại I. Mục tiêu: -Học sinh nhớ viết chính xác đoạn “ Em Về quê ngoại… trôi êm đềm” …… - Làm đúng các bài tập chính tả II. chuẩn bị: Viết sẵn lên bảng bài tập chính tả III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu hs lên bảng viết từ khó bài trước - 2 học sinh thực hiện B. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: ghi bảng đầu bài - Nghe giới thiệu 2. Hướng dẫn tìm hiểu và viết chính tả a. Tìm hiểu nội dung đoạn viết - Bạn nhỏ thấy quê có những gì lạ? b. Yêu cầu học sinh tìm từ khó - Học sinh nêu Giáo viên ghi bảng - Học sinh đọc, phân tích từ khó c. Hướng dẫn, cách trình bày - Đoạn thơ viết theo thể thơ nào? - Thơ lục bát d. Học sinh viết bài - Yêu cầu học sinh viết bài - Học sinh tự viết e. Soát lỗi - Học sinh dùng bút chì soát lỗi g. Chấm bài Thu 5-7 bài để chấm 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: - Hướng dẫn học sinh làm phần a - 1 học sinh lên bảng làm Lớp làm vở bài tập - Nhận xét cho điểm D. Củng cố - Nhận xét. Tổng kết giờ học Tập làm văn Nghe kể: Kéo cây lúa lên Nói về thành thị, nông thôn I. Mục tiêu: - Nghe kể và kể lại được câu chuyện: Kéo cây lúa lên. Biết và nghe và nhận xét lời kể của bạn - Kể đực những điều em biết về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ đúng II. chuẩn bị: - Nội dung, gợi ý câu chuyện - Viết bài tập 2 lên bảng III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu học sinh kể câu chuyện “ Giấu cày” - Đọc đoạn văn viết về tổ em - Nhận xét cho điểm - 2 học sinh kể - 2 học sinh đọc C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài 2. Hướng dẫn tìm hiểu * Giáo viên kể câu chuyện: “ Kéo cây lúa lên” 2 lần - Học sinh nghe kể * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung - Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu hơn ruộng nhà khác chàng ngốc đã làm gì? - Lấy lúa kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người - Về nhà, anh nói gì với vợ? - Anh ta nói: “ Lúa của nhà ta xấu quá, hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi - Vì sao lúa nhà chàng ngốc lại bị héo - Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ cây bị đứt do đó cây bị chết héo - Câu chuyện này đáng buồn cười ở điểm nào? - Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người, kéo cây lúa lên tưởng làm như thế cây lúa sẽ mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo - Gọi 1 học sinh khá kể lại - 1 học sinh kể - Yêu cầu học sinh kể theo cặp - 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe + Yêu cầu học sinh kể trước lớp - 2 - 3 học sinh kể - 3 học sinh sắm vai kể lại câu chuyện - Nhận xét 3. Kể về thành thị hoặc nông thôn - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của đề - 1 học sinh đọc - Yêu cầu học sinh chọn đề tài về nông thôn hoặc thành thị để viết - Học sinh chọn đề tài - Yêu cầu học sinh nói về đề tài mình đã chọn - 3 - 4 học sinh nói - Giáo viên nhận xét, bổ sung - 1 vài học sinh nêu - Lớp nhận xét, bổ sung - Cho học sinh thi nói - 2 học sinh đại diện 2 nhóm thi đua D. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn dò chuẩn bị bài sau Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về tính giá trị của biểu thức có dạng: + Chỉ có các phép tính cộng trừ + Chỉ có các phép tính nhân chia + Có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia II. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi, bài tập III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Học sinh làm bài 1,2 tiết 79 - 2 học sinh làm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề - 1 học sinh đọc đề bài - Yêu cầu hs nhắc lại qui tắc thực hiện - Học sinh nhắc lại - Yêu cầu học sinh tự làm - 2 học sinh làm bảng, lớp làm bảng con Bài 2: Thực hiện như bài 1 Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc - Học sinh nêu cách làm - Học sinh làm bài Bài 4: Tổ chức trò chơi - Yêu cầu học sinh thảo luận 5’ - Học sinh thảo luận - Đại diện 2 nhóm lên nối - Nhận xét: công bố đội thắng C. Củng cố – nhận xét giờ học - Yêu cầu về nhà luyện tập thêm Thể dục Ôn bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản. Đội hình đội ngũ I. Mục tiêu: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi vượt chướng ngại vật đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác - Chơi trò chơi: “ Con cóc là cậu ông trời” II. chuẩn bị: Sân bãi, còi III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Phần mở đầu - Tập hợp lớp báo cáo sĩ số - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Khởi động các khớp B. Phần cơ bản * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái 10 – 12’ - Lớp thực hiện theo sự điều khiển của giáo viên - Yêu cầu học sinh tập theo tổ: Chia tổ tự dàn đội hình và luyện tập - Thi đua giữa các tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng - Tập phối hợp các động tác - Học sinh ôn tập phối hợp đi đều 1 -4 hàng dọc, đi chuyển hướng phải trái, mỗi động tác 5 -7 - Học sinh tập theo tổ, nhóm * Trò chơi Nêu luật chơi, cách chơi - Học sinh chơi C. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay hát - Hệ thống lại bài, nhận xét giờ học

File đính kèm:

  • docTuan16.doc
Giáo án liên quan