- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẩn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải
- Sắp xếp lại các tranh SGK theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa
- GD tự nhận thức bản thân; xác định giá trị ; tích cực lắng nghe.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Nguyễn Thị Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở ô có số 7 ( chính là thương của 42 và 6 )…
- Lớp theo dõi bổ sung.
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- Ba Hs lên bảng tính rồi điền số thích hợp vào ô trống. Lớp theo dõi bổ sung.
Số BC
16
45
72
S. Chia
4
5
9
Thương
4
9
8
- Một em đọc đề bài 3.
- Cả lớp phân tích bài toán rồi làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung :
Bài giải
Số trang sách Minh đã đọc là :
132 : 4 = 33 (trang )
Số trang sách Minh còn phải đọc là:
132 – 33 = 99 (trang )
Đáp số: 99 trang
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài.
Tập viết
Ôn chữ hoa L
A. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa L ( 2 dòng), viết đúng tên riêng Lê Lợi ( 1 dòng) và viết câu ứng dụng: Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa L;
- Mẫu tên riêng Lê Lợi và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn viết trên bảng con
2.1. Luyện viết chữ hoa:
- Y/c HS quan sát trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết hoa chữ L đã học ở lớp 2.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con chữ L.
2.2. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng):
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng.
+ Em biết gì về Lê Lợi?
- Giới thiệu : Lê Lợi là một anh hùng của dân tộc có công đánh đuổi giặc Minh và lập triều đình nhà Lê.
+ Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.
2.3.Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng
+ Câu tục khuyên chúng ta điều gì?
+ Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Yêu cầu HS luyện viết trên bảng con: Lời nói, lựa lời.
3. Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu viết chữ L: 2 dòng cỡ nhỏ .
- Viết tên riêng Lê Lợi 2 dòng cỡ nhỏ .
- Viết câu tục ngữ: 4 dòng cỡ nhỏ
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết , cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu.
4. Chấm chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét, chữa lỗi
III. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu
- Chữ hoa có trong bài: L
- Học sinh nhắc lại quy trình viết hoa chữ L.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con.
- Một học sinh đọc từ ứng dụng: LêLợi.
- Trả lời
+ Chữ L cao 2 dòng kẽ rưởi, các con chữ ê, ơ, i: cao 1 dòng kẽ.
+ Bằng 1 con chữ o.
- HS viết trên bảng con: Lê lợi.
- 1 em đọc câu ứng dụng:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
+ Khuyên mọi người nói năng phải biết lựa chọn lời nói, để người nghe cảm thấy dễ chịu, hài lòng.
- Chữ L, h, g, l: cao 2 dòng kẻ rưỡi. Chữ t cao 1 dòng kẻ rưỡi, các chữ còn lại cao 1 dòng kẻ.
- Tập viết trên bảng con: Lời nói, Lựa lời.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên.
- Nghe GV nhận xét
Tập làm văn
Nghe- Kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em
A. Mục tiêu:
- Nghe và kể lại được câu chuyện giấu cày
- Viết được một đoạn văn từ 5 đến 7 câu, ngắn gọn đủ ý giới thiệu về tổ mình.
- Rèn kỹ năng nói viết, giáo dục tính tự lập làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện cười Giấu cày trong SGK, chép sẵn gợi ý kể chuyện ( BT1) - Bảng phụ viết sẵn gợi ý
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 2 học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc câu hỏi gợi ý.
- Giáo viên kể chuyện lần 1.
+ Bác nông dân đang làm gì ?
+ Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân trả lời như thế nào?
+ Vì sao bác bị vợ trách ?
+ Thấy mất cày bác đã làm gì ?
- Gv kể lại câu chuyện lần 2.
- Yêu cầu một học sinh giỏi kể lại.
- Yêu cầu từng cặp tập kể .
- Mời bốn em nhìn bảng thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét.
- H: Câu chuyện này buồn cười ở chỗ nào ?
Bài tập 2:
- Gọi 1 học sinh đọc bài 2.
- Nhắc học sinh dựa vào bài tập nói tiết trước để viết bài.
- Yêu cầu lớp viết bài vào vở.
- Mời 5 – 7 em thi đọc bài văn của mình trước lớp. - Nhận xét, chấm điểm.
III. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- 2 HS đọc lại đề bài tập làm văn .
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý và kết hợp quan sát tranh minh họa.
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện .
+ Bác nông dân đang cày ruộng .
+ Khi được gọi về ăn cơm bác hét to : Để tôi giấu cái cày vào bụi đã !
+ Vì dấu cày mà la to như vậy thì kẻ gian sẽ biết chỗ giấu và lấy mất cày .
+ Nhìn trước, nhìn sau không có ai bác mới ghé tai vợ nói nhỏ :
- Nó lấy mất cái cày rồi .
- Lớp theo dõi giáo viên kể lần 2 .
- Một em lên kể lại câu chuyện.
- Từng cặp kể cho nhau nghe .
- 4 em thi kể lại câu chuyện trước lớp .
+ Khi đáng nói nhỏ thì không nói còn khi không đáng nói nhỏ thì lại nói nhỏ .
- Một học sinh đọc đề bài tập 2.
- Nêu nội dung yêu cầu của bài tập . Quan sát mẫu các câu hỏi gợi ý và dựa vào tiết làm văn trước để viết vào vở đoạn văn giới thiệu về tổ của mình.
- 5 - 7 em thi đọc đoạn văn trước lớp .
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
Thø s¸u, ngµy 10 th¸ng 12 n¨m 2010
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Biết làm tính nhân ,tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn ) và giải bài toán có hai phép tính .
- GDHS yêu thích học toán
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, VBT
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi học sinh nêu bài tập 1
- Yêu cầu 3 em lên bảng tự đặt tính và tính kết quả.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
- Yêu cầu cả lớp cùng làm 948: 4
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Tiến hành các bài còn lại vào b. Con.
Bài 3:
- Gọi đọc bài trong sách giáo khoa .
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc bài 4 .
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà xem lại các bài tập đã làm .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một Hs nêu yêu cầu đề.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 học sinh thực hiện trên bảng.
- Em khác nhận xét bài bạn.
- Đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp thực hiện vào b con.
- 1 học sinh nêu yc, thực hiện .
- Một học sinh đọc đề bài .
- Nêu dự kiện và yêu cầu đề bài .
- Cả lớp làm vào vở .
- Một em giải bài trên bảng, lớp nhận xét bổ sung.
Bài giải
Quãng đường BC dài là :
172 x 4 = 688 (m)
Quãng đường AC dài :
172 + 688 = 860 (m)
Đáp số: 860 m
- Một em đọc đề bài 4.
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung:
Bài giải
Số chiếc áo len đã dệt:
450 : 5 = 90 (chiếc áo)
Số chiếc áo len còn phải dệt:
450 – 90 = 360 (chiếc áo)
Đáp số: 360 chiếc áo
Chính tả
Nhà rông ở Tây Nguyên
A. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả trình bày sạch sẽ, đúng quy định .
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ưi / ươi (điền 4 trong 6 tiếng )
- Làm đúng BT3
- GDHS rèn chữ viết đẹp .
B. Đồ dùng dạy học:
- 3 băng giấy viết 6 từ của
- 4 băng giấy viết 4 từ ở bài tập 3b .
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe - viết:
2.1.Hướng dẫn chuẩn bị:
- Gv đọc đoạn chính tả.
- Yêu cầu hai học sinh đọc lại .
- Lớp theo dõi đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Đoạn văn gồm có mấy câu ?
+ Những từ nào trong đoạn văn hay viết sai chính tả?
+ Những chữ nào cần viết hoa ?
- Yêu cầu học sinh lấy bảng tập viết các tiếng khó.
2.2. Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Gv đọc chậm để hs viết
- Đọc lại để hs soát lai bài
2.3. Chấm, chữa bài.
- Chấm 5- 7 bài, sửa lỗi và nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài tập .
- Treo các tờ giấy đã chép sẵn bài tập 2 lên .
- Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu bài và làm bài cá nhân.
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 6 em lên bảng nối tiếp nhau thi làm bài nhanh .
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Mời 5 – 7 em đọc lại kết quả.
Bài 3:
- Gọi HS yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Chia bảng lớp thành 3 phần .
- Mời 3 nhóm, mỗi nhóm 4 em lên chơi trò
chơi thi tiếp sức.
- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu lớp chữa bài vào vở.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới .
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2HS đọc lại bài .
- Cả lớp đọc thầm.
+ Chữ đầu câu và tên riêng Tây Nguyên .
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- Cả lớp nghe - viết bài.
- Lắng nghe giáo viên đọc để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Hs nêu
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài và tự làm vào VBT.
- 2 nhóm lên bảng thi làm bài.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Tự sửa bài vào vở (nếu sai).
Khung cửi, mát rượi, cuỡi ngựa gửi thư , sưởi ấm, tưới cây.
- 5 - 7 em đọc lại kết quả.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài CN.
- 3 nhóm lên tham gia chơi TC.
Sâu
Sâu bọ, chim sâu, sâu xa, sâu sắc, sâu rộng …
Xâu
Xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu bánh, xâu xé
- Cả lớp cổ vũ, bình chọn nhóm làm bài đúng, nhanh.
Nhận xét của BGH
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- tuan15.doc