Truyện đọc “Người liên lạc nhỏ” mở đầu chủ điểm kể về một chuyến công tác quan trọng của anh Kim Đồng. Chúng ta cùng đọc truyện để biết anh Kim Đồng là một liên lạc tài giỏi và dũng cảm như thế nào.
GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: 2Lượt.
-Bài có 24 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài.
-Lượt 1: HS đọc - GV luyện đọc từ khó: thản nhiên, lững thững, suối, huýt sáo,.
HS đọc cá nhân - đồng thanh.
Lượt 2: HS đọc - GV lưu ý HS đọc đúng từ khó đọc.
52 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 14,15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p thành nhiều nhóm: nhóm 4.
-GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 58, 59 để trả lời các câu hỏi sau:
+Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.
+Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
c,GV kết luận:
Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và trồng nuôi thuỷ sản, trồng rừng,... được gọi là hoạt động công nghiệp.
Hoạt động 2: (14/)
Làm việc theo cặp
MT: Biết một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Các hình trong SGK trang 58, 59.
-Sưu tầm các tranh, ảnh về các hoạt động nông nghiệp.
Bảng phụ
Bước 1: Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.
Bước 2: 4 nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.
-GV nhận xét .
*Lưu ý: Các hoạt động nông nghiệp ở từng địa phương có thể khác nhau, có nơi chỉ trồng lúa, có nơi lại trồng rau màu, hoặc có nơi nuôi tôm cá.
Hoạt động 3: (7/)
Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp.
MT: Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp.
PP: Trưng bày sản phẩmĐD:Tranh sưu tầm
Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm là 1 dãy.
-Các nhóm dán ảnh vào tờ giấy A0. Tranh của ác nhóm được trình bày theo cách nghỉ và thảo luận của từng nhóm.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
-Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và ích lợi của các nghề đó.
-GV chấm điểm và khen nhóm làm tốt nhất.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-GV giao nhiệm vụ:
+Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội.
+Chuẩn bị bài sau: Hoạt động công nghiệp, thương mại.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI TRONG NGÀY.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
1.Khởi động: (2/)
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
MT: Hs tự hoàn thành lấy bài tập của mình.
+Rèn tính tự giác cho HS PP: Thực hành, động não.
ĐD: vở
-Cả lớp hát
-GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài.
*B1: GV giao nhiệm vụ: 2 em trong bài đổi chéo vở lẫn nhau kiểm tra xem đã hoàn thiện bài tập trong ngày chưa.
-HS kiểm tra và báo cáo kết quả.
-GV quan sát giúp đỡ.
*B2: HS nào chưa xong thì tự hoàn thành bài tập của mình.
-HS làm GV quan sát giúp đỡ.
GV nhận xét
Hoạt động 2: (16/)
Bài tập
MT: củng cố cho HS về tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán bằng hai phép tính.
PP: Thực hành.
ĐD: Bài tập.
Bước 1: GV ghi bảng BT.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
608 : 6 146 : 8
452 : 4 316 : 3
Bài 2: Tìm x
X : 6 = 7 9 x X = 123 x 6
X x 7 = 147 x : 7 = 5+ 2
Bài 3:
a,Viêt số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau. Tổng của 3 chữ số đó bằng bao nhiêu?
b,Viết số bé nhất có 3 chữ số khác nhau. Tổng của 3 chữ số đó bằng bao nhiêu?
-HS làm vở
-GV quan sát giúp đỡ.
Bước 2: GV chấm một số em và nhận xét.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai.
Toán: LUYỆN TẬP
Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
-HS đôỉ chéo vở theo nhóm hai kiểm tra BT ở nhà của nhau. Báo cáo kết quả cho GV.
-GV chấm 7-8 bài, nhận xét, ghi điểm.
-Chữa bài (nếu HS làm sai).
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
Luyện tập - Thực hành
MT: Rèn luyện kĩ năng tính chia (bước đầu làm quen cách viết gọn) và giải bài toán có hai phép tính.
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình, động não.
ĐD: Vở toán
Luyện tập. GV ghi đề bài lên bảng.
-Cả lớp cùng làm bảng con bài 1 / 76 SGK.
-2 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp lắng nghe bạn đọc.
-GV theo dõi, hướng dẫn các em làm đúng.
Chú ý: 213 x 3 Đây là phép nhân không nhớ.
374 x 2 Đây là phép nhân có nhớ một lần.
-GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 / 76 SGK vào vở ô li.
-HS suy nghĩ và làm bài, GV theo dõi, quan sát các em làm.
Bài 2: HS đặt tinh rồi tính nhẩm: Mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia.
Bài 3: HS cần đọc kĩ đề bài toán và xác định:
-Bài toán cho biết gì ?
+AB dài 172m.
+BC dài gấp 4 lần AB.
-Bài toán hỏi gì ?
+Quãng đường AC dài bao nhiêu mét?
-Muốn tìm quãng đường AC dài bao nhiêu mét ta cần làm gì ?
+Vẽ sơ đồ minh hoạ
-HS tiến hành theo 2 buớc:
Bước 1: Muốn tìm quãng đường AC thì phải biết quãng đường AB và quãng đường BC. Biết AB dài 172m, BC dài gấp 4 lần AB. Tìm quãng đường AC?
Bước 2: Biết quãng đường AB dài 172m, quãng đường BC dài 688m. Tìm quãng đường AC?
-HS trình bày bài giải vào vở.
Bài 5: HS có thể làm bằng 2 cách:
+ 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
x 4 = 12 (cm)
-HS làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: (4/)
Tổng kết
MT: Củng cố các kiến thức đã học
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 83 VBT.
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Tập làm văn: Nghe-kể: GIẤU CÀY.
GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ.
-2 HS kể câu chuyện vui Tôi cũng như bác.
-1 HS giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ mình và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Nghe - nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui Giấu cày. Giọng kể vui, khôi hài.
PP: Kể chuyện, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: Tranh minh hoạ truyện cười Giấu cày.
-Bảng lớp viết gợi ý làm điểm tựa để HS kể chuyện.
Vở nháp
*Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các sẽ được nghe câu chuyện cười và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em. GV ghi đề bài lên bảng.
Bài tập 1:
-2 HS đọc nội dung của bài, cả lớp chú ý lắng nghe.
-GV nêu yêu cầu của bài, cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc 3 câu hỏi gợi ý.
-GV kể lần 1, hỏi HS:
+Bác nông dân đang làm gì?
+Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào?
+Vì sao bác bị vợ trách?
+Khi thấy mất cày, bác làm gì?
-GV kể lần 2. Một HS giỏi xung phong kể.
-HS tập kể theo nhóm 2.
-HS thi kể , GV nhận xét và hỏi:
*Chuyện này có gì đáng cười? (Khi đáng nói nhỏ lại nói to, khi đáng nói to lại nói nhỏ: Giấu cày đáng phải bí mật thì lại hét toáng lên, để kẻ trộm biết. Mất cày,
đáng phải kêu to lênđể mọi người biết mà mách cho tên trộm đang ở đâu thì lại nói thầm.)
Hoạt động 2: (16/)
MT: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực, câu văn rõ ràng, sáng sủa.
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD: Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý ở BT2. VBT
Bài tập 2:
-2 HS đọc nội dung của bài, cả lớp đọc thầm và chú ý lắng nghe.
-GV nêu nhiệm vụ. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-GV nhắc: BT yêu cầu các em dựa vào BT2, tiết TLV miệng tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em và hoạt động của các bạn.
-HS viết bài. GV theo dõi, giúp đỡ những em yếu, phát hiện những bài tốt.
-Gọi 4-5 HS đọc bài để cả lớp cùng nghe và nhận xét.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết bài tốt.
-GV giao nhiệm vụ:Về viết lại bài viết của mình cho hay hơn.
+Chuẩn bị bài sau: N-K: Kéo cây lúa lên; Nói về thành thị, nông thôn.
Thể dục: BÀI 30: KIỂM TRA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động1: (5/)
Phần khởi động:
MT: HS khởi động các khớp
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: Còi
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu kiểm tra và phương pháp kiểm tra, đánh giá: 2 phút.
-Cả lớp chạy chậm thành một hàng xung quanh sân: 2 phút.
*Chơi trò chơi ”Làm theo hiệu lệnh“: 1 phút.
-Ôn bài thể dục phát triển chung: 2 lần (2 x 8 nhịp).
Hoạt động 2: (25/)
Phần cơ bản
MT: Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thuộc bài và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
PP: Thực hành, trò chơi
ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sân cho trò chơi.
-Còi
a, Kiểm tra:
+Nội dung: Kiểm tra bài thể dục phát triển chung 8 động tác (2 x 8 nhịp).
+Phương pháp: Mỗi đợt 5 em, GV điều khiển.
+Cách đánh giá: theo 2 mức là hoàn thành và chưa hoàn thành.
*Hoàn thành: thuộc từ 4 động tác trở lên, thực hiện các động tác tương đối đúng, có ý thức luyện tập. Thuộc từ 7-8 động tác của bài thể dục phát triển chung, chất lượng thực hiện tốt, có ý thức luyện tập, hợp tác tốt, sẽ được đánh giá hoàn thành tốt.
*Chưa hoàn thành: chỉ thuộc 3 động tác nhưng còn nhiều sai sót, thiếu cố gắng trong luyện tập.
b,Chơi trò chơi “Chim về tổ“: 3 phút.
Hoạt động 3: (5/)
Phần kết thúc
-HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát: 1 phút.
-GV nhận xét phần kiểm tra, đánh giá, xếp loại, khen ngợi những HS thực hiện tốt động tác: 2 phút.
-Giao nhiệm vụ về nhà:
+Ôn bài thể dục phát triển chung, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành phải ôn luyện bài thể dục thường xuyên.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
1.Hoạt động 1: (20/)
MT: Đánh giá tuần trước
PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát
B1: Lớp ca múa hát tập thể.
B2: Lớp trưởng điều khiển:
Các tổ tự sinh hoạt phê bình, bình bầu những bạn chăm chỉ siêng năng học tập trong tuần.
B3: GV nhận xét chung:
-Các em đã biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, vở sách đầy đủ. Khen em:
-Trong tuần qua có những em tiến bộ trong học tập như:
+Hăng say phát biểu xây dựng bài.
+Những em tiến bộ.
+Đa số các em đi học đúng giờ.
+Tổ 3 làm vệ sinh lớp học sạch sẽ.
+Bên cạnh đó còn có những em chưa chăm học, chưa có ý thức bảo vệ, giữ gìn vở sạch chữ đẹp; đi học hay quên vở.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Kế hoạch cho tuần tới.
PP: Thuyết trình
-Phát động phong trào thi đua học tập tốt chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12.
+Giành nhiều bông hoa điểm 10 .
+Nói lời hay làm việc tốt
+Tác phong nhanh nhẹn như chú Bộ đội
-GV nhắc nhỡ những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ.
Về nhà nhớ học bài và làm bài tập.
-Luyện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
-Chú ý trong giờ học.
-Thực hiện tốt an toàn giao thông.
-Chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
File đính kèm:
- phuong 14,15.doc