I, Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
1, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ ngữ: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, tráo trưng, nắng sớm.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
2, Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải ở cuối truyện.
- Hiểu nội dung truyện: Kim đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường bảo vệ cách mạng.
B, Kể chuyện
1, Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu truyện , HS kể được toàn bộ câu chuyện.
- giọng kể linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện
2, Rèn kĩ năng nghe.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt kết quả. HS nêu lại cách thực hiện từng phép chia.
Bài 3:
- 1 HS đọc bài toán, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài. GV cho HS thảo luận cách trình bàybài giải để trả lời đúng y/c câu hỏi.
Bài giải
Ta có 31 : 3 = 10 (dư 1)
Như vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải.
C, Củng cố, dặn dò: (1')
- Nêu cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS.
Luyện từ và câu Đ14
Ôn tập về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu : Ai thế nào?
I,Mục đích yêu cầu:
1, Ôn về từ chỉ đặc điểm: Tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng những hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh.
2, tiếp tục ôn kiểu câu: Ai thế nào? tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai(con gì , cái gì) và thế nào?
II, Đồ dùng ,dạy học: Bảng lớp viết sẵn bài tập 1, bài tập 3.
III, Các hoạt động dạy học:
A, Bài cũ: (5) HS làm bài tập 2, 3 tiết LTVC tuần 13.
B, Bài mới: (29')
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn bài tập:
Bài 1:
- 1 HS đọc nội dung bài.
- 1 em đọc 6 dòng thơ trong bài: Vẽ quê hương.
- Giúp HS tìm hiểu từ chỉ đặc điểm.
+ Tre và lúa ở dòng thơ thứ 2 có đặc điểm gì?(xanh)
GV gạch dưới các từ xanh(trong tre xanh lúa xanh)
+ Sông máng ở dòng thơ thứ ba và thứ tư có đặc điểm gì?(xanh mát)
GV gạch dưới từ xanh mát.
- Tương tự tìm các từ chỉ đặc điểm của sự vật tiếp theo.
Trời mây , mùa thu
Gạch dưới từ bát ngát, xanh ngắt.
2,Bài 2
- HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- 1 HS đọc câu a
- Tác giả so sánh sự vật nào với nhau(So sánh tiếng suối và tiếng hát)?
- Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
(đặc điểm trong tiếng suối trong như tiếng hát xa )
- Tương tự làm ý b, c, d.
- HS lên bảng làm. GV cùng nhận xét, chốt kết quả.
Sự vật A
So sánh về đặc điểm gì?
Sự vật B
a, Tiếng suối
trong
tiếng hát
b, Ông
bà
hiền
hiền
hạt gạo
suối trong
c, giọt nước(cam xã Đoài)
vàng
mật ong
Bài 3:
- HS đọc bài , nêu yêu cầu bài.
- HS nói theo cách hiểu của mình: cả 3 câu văn trong bài tập đều viết theo mẫu Ai (Cái gì , con gì) Thế nào? Nhiệm vụ của HS tìm đúng bộ phận chính trong mỗi câu trả lời câu hỏi Ai(cái gì, con gì ) Thế nào?
- HS làm cá nhân vào vở. Chữa bài.
.
Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm.
Anh Kim Đồng
Nhanh trí và dũng cảm
Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
những hạt sương sớm
bóng đền pha lê
Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.
chợ hoa
đông nghịt người
C, Củng cố ,dặn dò (1')
- Hệ thống bài: nêu nội dung chính của tiết học.
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò: Học thuộc lòng câu thơ có hình ảnh so sánh ở bài tập 3.
Thủ côngĐ 14
Cắt dán chữ H, U( T2)
I Mục tiêu:
- HS biết cách cắt, dán chữ H, U.
- Cắt, dán chữ H, U đúng quy trình kỹ thuật.
- HS hứng thú với giờ cắt, dán chữ.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B, Dạy bài mới:
1) GTB.
2) HS thực hành cắt, dán chữ H, U.
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại các thao tác cắt, dán chữ H, U đã học.
- GV treo tranh quy trình cắt, dán chữ H, U lên bảng, nhắc lại các bước :
+ Bước 1: Kẻ chữ H, U.
+Bước 2: Cắt chữ H, U.
+ Bước 3: Dán chữ H, U.
- GV tổ chức cho HS thực hành cắt, dán chữ H, U
- GV quan sát, uốn nắn những em còn lúng túng.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp và GV đánh giá sản phẩm của HS.
3)Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Chính tả Đ28
Nghe viết: Nhớ Việt Bắc.
I, Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
1, nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng (thể thơ lục bát 10 dòng đầu của bài thơ Nhớ Việt Bắc)
2, Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần dễ lẫn au/ âu âm đầu l/n âm giữa vần i/iê
II, Đồ dùng dạy học: bảng lớp viết 2 lần bài tập 2, 3.
III, Các hoạt động dạy học:
A, Bài cũ: (4,)
B, Bài mới: (29')
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc bài 1 lần - 1 HS đọc lại.
- GV hỏi:
+ Nêu nội dung đoạn vừa đọc?
+ Đoạn viết có mấy câu?
+ Trong đoạn có những chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa?
- HS đọc thầm 5 câu tập viết những tiếng dễ viết sai.
+ Nêu cách trình bày đoạn viết?
- Gv đọc HS viết bài vào vở.Soát bài.
- Chấm chữa bài.
3, Hướng dẫn bài tập
Bài 2:
- HS đọc bài nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân, vài HS đọc bài làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Lời giải:
Hoa mẫu đơn, mưa mau hạt.
Lá trầu, đàn trâu
Sáu điểm, quả sấu
Bài 3a:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân, đọc bài làm.
- Nhận xét, chữa bài
Lời giải:
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
Nhai kỹ no lâu, cày sâu lúa tốt.
C, Củng cố ,dặn dò: (2')
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò: Về nhà đọc lại bài tập 2.
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2007
Toán Đ70
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
I, Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số( có dư ở các lượt chia)
- Củng cố về giải toán và vẽ hình tứ giác có hai góc vuông.
II, Các hoạt động dạy học
A, Bài cũ: (4 ')Chữa bài tập 1 HS nêu cách thực hiện phép chia.
B, Bài mới: (29')
1, GTB.
2, Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4.
- GV nêu phép chia gọi HS lên bảng và thực hiện phép chia.(như bài học trong SGK)
- HS nêu lại cách thực hiện từng bước chia của phép chia, nêu kết quả của phép chia.
3, Thực hành:
GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài và chữa bài.
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, củng cố cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2:
- HS đọc bài toán.
- HS tự làm bài, trình bày bài giải, trao đổi theo lớp để trình bày hợp lý.
Bài giải
Thực hiện phép chia 33 : 2 = 16 (dư 1)
Số bàn 2 HS ngồi một bàn là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần 1 bàn nữa.
Vậy số bàn cần có ít nhất là:
16 + 1 = 17 (cái bàn)
C, Củng cố dặn dò (2')
- Nêu cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS.
Tự nhiên xã hội Đ28
Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống( T2)
I, Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở tỉnh của thành phố. Vẽ tranh về tỉnh thành phố của mình.
- Có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II, Tài liệu phương tiện: giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ.
III, Các hoạt động dạy học:
A, Bài cũ: (4')Kể tên 1 số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở tỉnh em?
B, Bài mới: (29')
1 GTB.
2,Vẽ tranh:
* Mục tiêu: Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá giáo dục, y tế ở tỉnh nơi em đang sống.
* Cách tiến hành:
- Bước1: Gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá ….. Khuyến khích tưởng tượng của HS.
- Bước 2: HS vẽ, giáo viên quan sát giúp đỡ HS.
- Bước 3: +Dán tất cả các tranh lên tường. Gọi 1 số HS mô tả tranh vẽ.
+Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn vè tranh đẹp và có nhiều sáng tạo.
C, Củng cố dặn dò (2')
- Nêu nội dung kiến thức của tiết học.
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh nói về tỉnh của em.
Tập làm văn Đ14
Nghe kể: Tôi cũng như bác.
Giới thiệu hoạt động.
I, Mục đích yêu cầu: Rèn kĩ năng nói:
1. Nghe và kể lại đúng tự nhiên chuyện vui "Tôi cũng như bác"
2. Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tinvới đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bản trong tháng vừa qua.
- Làm cho HS thêm yêu mến nhau.
II, Đồ dùng dạy học: tranh minh hoạ truyện vui "Tôi cũng như bác ". bảng phụ viết gợi ý bài tập 2.
III, Các hoạt động dạy- học:
A, bài cũ: 3, 4 bạn đọc bức thư gửi bạn ở miền khác. Nhận xét, cho điểm.
B, Bài mới: (29')
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn bài tập:
Bài tập 1:
- HS đọc bài.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ đọc 3 câu hỏi gợi ý.
- GV kể chuyện lần 1. Kể xong, GV hỏi:
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Trong câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
+ Ông nói gì với người đứng cạnh?
+ Người đó trả lời ra sao?
+ Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
- GV kể tiếp lần 2.
- HS nhìn lại gợi ý thi kể lại câu chuyện.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV chỉ bảng lớp viết các gợi ý nhắc HS:
+ Các em phải tưởng tượng giới thiệu với một đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình. Khi giới thiệu về tổ mình các em cần dựa vào các gợi ý a, b, c đã nêu trong SGK cũng có thể nêu bổ sung thêm nội dung.
+ Nói năng đúng nghi thức với người trên: lời mở đầu thưa gửi, lời giới thiệu các bạn lịch sự lễ phép. Có lời kết : Cháu giới thiệu xong về tổ cháu ạ .
+ Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ gợi ý a, b, c một cách mạnh dạn tự tin, nói được điểm tốt và điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn, những việc làm tốt của các bạn trong tháng vừa qua.
- Thi giới thiêụ về tổ mình trước lớp.
3, Củng cố dặn dò:
- Nêu nội dung chính của tiết học.
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò: Thực hành tốt trong cuộc sống.
Thể dục Đ 28
Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung.
I, Mục tiêu:
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Chơi trò chơi "Đua ngựa" yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II, Địa điểm, phương tiện: Sân trường vệ sinh sạch sẽ. Còi, kẻ vạch trò chơi "Đua ngựa"
III, Nội dung và phương pháp lên lớp:
1, Phần mở đầu: (5')
- Tập hợp báo cáo.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Tập khởi động: Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Trò chơi: "Kéo cưa lừa xẻ"
2, Phần cơ bản (20/)
- Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác
+ Ôn chung cả lớp 2 lần x 8 nhịp 8 động tác.
+ Chia tổ luyện tập.
+ Biểu diễn giữa các tổ1 lần 2 x 8 nhịp.
- Trò chơi "Đua ngựa"
+ HS nhắc lại cách chơi luật chơi. HS chơi theo 3 tổ.
+ Thi đua giữa các tổ
3, Phần kết thúc (5/)
- Đi thường theo nhịp và hát.
- Hệ thống bài. Nhận xét giờ học
- Dặn: Về nhà ôn bài thể dục phát triển chung.
File đính kèm:
- ldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (18).doc