1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá ,.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( ông ké, Kim Đồng, bọn lính ).
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Nắm được nghĩa của các từ mới : ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thông manh,
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
49 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 14 Năm 2004-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sưu tầm được.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Nhận xét
Hoạt động 2: Vẽ tranh ( 7’ )
Mục tiêu : học sinh biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế, … của tỉnh nơi các em đang sống
Phương pháp : quan sát, thực hành
Cách tiến hành :
Giáo viên gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá, …
Giáo viên dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi một số học sinh mô tả tranh vẽ
Giáo viên tuyên dương những học sinh vẽ đẹp.
Hát
( 4’ )
Học sinh kể
Học sinh quan sát và thảo luận
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Học sinh tập trung các tranh ảnh và bài báo, trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh vẽ theo sự hướng dẫn của Giáo viên
Học sinh mô tả
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 29 : Các hoạt động thông tin liên lạc.
§ § §
Rèn chữ viết
( 14 giờ 20 – 15 giờ 00’ )
GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết.
Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa K, Kh, Y cỡ nhỏ
Cho học sinh viết tên riêng : Yết Kiêu
Cho HS luyện viết ở vở
Nhận xét
HS viết bảng con.
HS viết vào vở.
Sinh hoạt lớp
( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ )
( giáo án rời )
F Rút kinh nghiệm :
Tập làm
văn:
Toán :
Tự nhiên
xã hội :
Khối trưởng
Hiệu phó
§ § §
Đạo đức
( 9 giờ 25’ – 10 giờ 05’ )
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS : Nâng cao nhận thức, thái độ về tình làng, nghĩa xóm.
Kĩ năng : Biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
Đồng tình với những ai biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng, không đồng tình với những ai thơ ơ không quan tâm, giúp đỡ đến hàng xóm láng giềng
Thái độ : giáo dục học sinh biết thực hiện hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằng ngày.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, Phiếu thảo luận cho các nhóm
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết 2 ) ( 4’ )
Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( tiết 2 ) ( 1’ )
Hoạt động 1: giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học ( 8’ )
Mục tiêu : Nâng cao nhận thức, thái độ cho học sinh về tình làng, nghĩa xóm
Phương pháp : đàm thoại, động não.
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh trưng bày các tranh vẽ, các bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em sưu tầm được
Bán anh em xa, mua láng giềng gần
Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau.
Người xưa đã nói chớ quên
Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.
Giữ gìn tình nghĩa tương giao,
Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên tổng kết, khen các Cá nhân và nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt
Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi ( 9’ )
Mục tiêu : Học sinh biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não.
Cách tiến hành :
Giáo viên nêu yêu cầu : Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm sau đây :
Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.
Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.
Ném gà của nhà hàng xóm.
Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn.
Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.
Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa.
Không vứt rác sang nhà hàng xóm.
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung từng câu hỏi
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên kết luận : các việc a, d, f, d là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, các việc b, c, e là những việc không nên làm.
Hoạt động 3 : xử lí tình huống và đóng vai
Mục tiêu : Học sinh có Kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm, láng giềng trong một số tình huống phổ biến.
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, sắm vai.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống rồi đóng vai.
Tình huống 1 : Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi hộ con gái bác đang làm ngoài đồng
Tình huống 2 : Bác Nam có việc vội đi đâu đó từ sớm, bác nhờ em trông nhà giúp.
Tình huống 3 : Các bạn đến chơi nhà em và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ hàng xóm đang ốm.
Tình huống 4 : Khách của gia đình bác Hải đến chơi mà cả nhà đi vắng hết. Người khách nhờ em chuyển giúp cho bác Hải lá thư.
Yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận
Nhận xét, bổ sung, giải thích thêm ( nếu cần )
Giáo viên kết luận :
Tình huống 1 : Em nên đi gọi người nhà giúp Bác Hai
Tình huống 2 : Em nên trông hộ nhà bác Nam
Tình huống 3 : Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
Tình huống 4 : Em nên cầm giúp thư, khi bác Hải về sẽ đưa lại.
Kết luận chung :
Người xưa đã nói chớ quên
Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau
Giữ gìn tình nghĩa tương giao
Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân
Hát
Học sinh đọc
Từng Cá nhân hoặc nhóm học sinh trưng bày các tranh vẽ, các bài thơ, ca dao, tục ngữ
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung
Học sinh lắng nghe
Cả lớp chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận
Cả lớp chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm lên trình bày.
( 9’ )
Học sinh các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và đóng vai
Đại diện các nhóm lên trình bày và đóng vai
Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 1 )
Làm bài tập
( 10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ )
Ôn Tập làm văn
( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ )
GV tiếp tục cho học sinh viết một bức thư cho một người bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh miền Nam ( hoặc miền Trung, miền Bắc ) theo gợi ý trong SGK
Giáo viên : đầu tiên các em cần xác định rõ Em viết thư cho bạn tên là gì ? Ở tỉnh nào ? Ở miền nào ?
Lưu ý : nếu các em không có một người bạn ở miền khác của đất nước thì có thể viết thư cho một người bạn mình được viết qua đọc báo, nghe đài … hoặc một người bạn em tưởng tượng ra.
+ Mục đích em viết thư để làm gì ?
+ Hãy nhắc lại cách trình bày một bức thư ?
Giáo viên hướng dẫn : vì là thư làm quen nên đầu thư, các em cần nêu lí do vì sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn. Em có thể nói với bạn rằng con được biết bạn qua đài, báo, truyền hình .. và thấy quý mến, cảm phục bạn, … nên viết thư xin được làm quen.
Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu về mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khỏe, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn và nhớ ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời.
Giáo viên cho học sinh nói phần mở đầu thư trước lớp
Giáo viên cho học sinh viết bài vào vở. Chú ý nhắc học sinh về nội dung, cách diễn đạt ( dùng từ, đặt câu, chính tả … )
Gọi học sinh đọc thư của mình trước lớp
Nhận xét, bổ sung, cho điểm học sinh.
Gọi học sinh xung phong trình bày trước lớp
Giáo viên nhận xét
Em viết thư cho một người bạn ở miền Nam ( Trung hoặc Bắc )
Mục đích em viết thư để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
Học sinh nêu cách trình bày một bức thư như bài tập đọc Thư gửi bà.
Cá nhân
Lớp nhận xét và bổ sung
Học sinh viết bài vào vở.
Cá nhân
Học sinh xung phong trình bày trước lớp
§ § §
Ôn Chính tả
( 14 giờ 20’ – 15 giờ 00’ )
GV tiếp tục cho học sinh biết phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : au / âu, l / n, i / iê
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Hoa mẫu đơn
Lá trầu
Sáu điểm
Mưa mau hạt
Đàn trâu
Quả sấu
Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Chim có tổ, người có tông.
Tiên học lễ, hậu học văn.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Bắt đầu bằng l :
Bắt đầu bằng n :
Có âm i :
Có âm iê :
Điền vần au hoặc âu vào chỗ trống :
Điền vào chỗ trống : l / n, i / iê
Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Nhớ Việt Bắc :
Làm bài tập
( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ )
F Rút kinh nghiệm :
Chính tả :
Toán :
Thủ công:
Đạo đức:
Ï Ð
File đính kèm:
- GA lop 3 tuan 14.doc