I/ Muc tiêu:
- Biết so sánh các khối lượng
- Biết làm các phép tính với các số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán .
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập .
II/ Chuẩn bị:
1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Huỳnh Thị Kim Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi tiếp sức trên bảng lớp.
+Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
+Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
3b - Chim có tổ , người có tông
-Tiên học lễ , hậu học văn
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ
NS:22/11/09 Tiết: 70 TOÁN
ND:27/11/09 CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tt)
I/ Mục tiêu:
Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Có dư ở các lượt chia )
Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông
* HS K- G làm thêm BT 3 .
II/ Đồ dùng:
8 miếng bìa bằng nhau hình tam giác vuông như BT4.
III/ Lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1’
2’
30’
5’
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
- GV kiểm tra hs BT3
-Nhận xét – ghi điểm.
3/ Bài mới: Chia số có …….( TT )
GV gtb + ghi bảng tựa bài.
a./ Hoạt động 1 : HD thực hiện phép chia: 78 : 4
-Viết lên bảng phép tính 78 : 4 = ? và YC HS đặt tính theo cột dọc.
-YCHS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS thực hiện không được GV HD lại từng bước như các phép tính của tiết 69. (Lưu ý đặt câu hỏi ở từng bước chia).
b.Hoạt động 2 : Thực hành:
Bài 1: Tính:
- GV nhận xét sử sai .
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Lớp có bao nhiêu HS?
-Loại bàn trong lớp là loại bàn ntn?
-YC HS tìm số bàn có 2 HS ngồi.
-Vậy sau khi kê 16 bàn thì còn mấy bạn chưa có chỗ ngồi?
-Vậy chúng ta phải kê thêm ít nhất là 1 bàn nữa để bạn HS này có chỗ ngồi. Lúc này trong lớp có tất cả bao nhiêu cái bàn?
-HD HS giải bài toán.
4./ Củng cố, dặn dò:
-Thu 5 – 7 vở chấm.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: HS K- G làm VBT
-Hướng dẫn HS xác định YC của bài, sau đó cho các em tự làm bài.
-Chữa bài và giới thiệu 2 cách vẽ :
+Vẽ hai góc vuông có chung một cạnh của tứ giác.
+Vẽ hai góc vuông không chung cạnh.
Bài 4:
-Tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh giữa các tổ. Sau 2 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc .
- GV Tuyên dương tổ thắng cuộc.
-Về làm bài trong VBT và xem trước bài mới
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
-1 – 2 hs lên bảng làm BT 3
Bài giải:
Ta có: 31 : 3 = 10 (dư 1)
Vậy có thể may nhiều nhất là 10 bộ quần áo vàcòn thừa 1m vải.
Đáp số:10 bộ quần áo,thừa 1m vải.
-HS nhắc lại.
-1 HS lên bảng đặt tính, lớp thực hiện vào b/con.
78 4 * 7 chia 4 được 1, viết 1, 1 nhân 4
4 19 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3.
38 *Hạ 8, được 38; 38 chia 4 bằng 9,
36 viết 9, 4 nhân 9 bằng 36; 38 trừ
2 36 bằng 2.
-HS làm bảng lớp + bảng con.
a. 77 2 87 3 86 : 6
6 38 6
17 27 99 : 4
16 17
1 0
-1 HS đọc đề bài SGK.
-Lớp học có 33 HS.
-……là loại bàn 2 chỗ ngồi.
-Số bàn 2 HS ngồi là 33 : 2 = 16 bàn (dư 1 bạn HS).
-Còn 1 bạn chưa có chỗ ngồi.
-Trong lớp có 16 + 1 = 17 (chiếc bàn)
-HS làm vở.
Bài giải:
Ta có 33 : 2 = 16 (dư 1)
Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần kê thêm ít nhất là một bàn nữa .
Vậy số bàn cần có ít nhất là:
16 + 1 = 17 (cái bàn)
Đáp số : 17 cái bà
-1 HS lên bảng chữa bài.
- HS K- G làm vào VBT
-1 HS lên bảng làm bài, số còn lại làm vào VBT.
-HS thực hành trên bộ học toán.
- Thi đua giữa các tổ .
Tiết: 28 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TỈNH (TP) NƠI BẠN ĐANG SỐNG(tt)
I. Mục tiêu:
. Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở dịa phương
Giáo dục hs gắn bó, nơi mình đang sống và yêu quê hương đất nước .
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh . Bút vẽ.
III. Lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1’
4’
30’
5’
1.Ổn định:
2.KTBC: Tình , thành phố ………..( TT)
-KT sự chuẩn bị bài của HS.
-Nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới: Tỉnh thành phố …….( TT)
GV gtb + ghi bảng tựa bài.
*HĐ 1: Nói về tỉnh (TP) nơi bạn đang sống.
* Mục tiêu: HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế nơi bạn đang sống.
* Cách tiến hành:
-GV y/c hs đưa ra các tranh mà các em sưu tầm được.
-Nhận xét, tuyên dương.
GV kết luận: Các em đã rất giỏi, tìm hiểu được nhiều điều ở xã và huyện chúng ta. Nếu có điều kiện chúng ta sẽ đi tham quan ở những nơi này.
* HĐ 2: Vẽ tranh.
* Mục tiêu: Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hóa, . . . khuyến khích trí tưởng tượng của HS.
* Cách tiến hành:
-GV gợi ý cách vẽ.
-Nhận xét, tuyên dương.
4./ Củng cố – dặn dò:
-HS nhắc lại ND bài học.
- GV nhận xét giờ học .
-Về xem lại bài và xem trước bài mới.
-Hát.
-HS nhắc lại.
-HS từng nhóm tập trung tranh ảnh và dính vào băng giấy. Sau đó cử đại diện lên giới thiệu về toàn tranh sưu tầm được của nhóm.
-HS vẽ.
-HS dán tranh lên bảng.
- 1, 2 hs nhắc lại .
Tiết :14 TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: TÔI CŨNG NHƯ BÁC. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
I . Mục tiêu:
- Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi cũng như bác ( BT 1 )
- Bứơc đầu biết giới thiệu một các đơn giản ( theo gợi ý ) Về các bạn trong tổ của mình với người khác ( BT 2 )
Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng.
HS chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
4’
30’
5’
2/Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hs đọc lại bức thư của mình viết gửi bạn ở miền khác.
-GV nhận xét, ghi điểm.
3/ bài mới: Nghe kể : Tôi cũng như bác ……..
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài + ghi tựa.
b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn kể chuyện
Bài tập 1:
-Y/c hs quan sát ranh và đọc câu hỏi.
-GV kể chuyện 2 lần.
-Hỏi: Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+Câu chuyện có mấy nhân vật?
+Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
+Ông nói gì với người đứng cạnh?
+Người đó trả lời ra sao?
-Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
-GV kể lại lần 3 hoặc lần 4.
-Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
-Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
-Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
-Nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
-GV hướng dẫn HS làm bài:
+Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì?
+Em giới thiệu những điều này với ai?
-GV hướng dẫn cách giới thiệu
-Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
-Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 – 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp...)
-Nhận xét và cho điểm HS.
4/Củng cố, dặn dò:
-Về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình.
-Làm bài trong VBT và xem trước bài mới.
-Nhận xét tiết học.
-1 vài hs đọc lại bức thư của mình
-HS nhắc lại.
-2 HS đọc.
-Nghe GV kể chuyện.
-Ở nhà ga.
-2 nhân vật.
-Vì nhà văn quên không mang kính.
-Ông nói: “Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với”.
-Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ”.
-Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ.
-HS chú ý nghe.
-1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
-2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
-3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp.
-1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
-Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
-Em giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm lớp.
-2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu.
-1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần.
-Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
-Lắng nghe về nhà thực hiện theo YC của GV.
Tiết : 14 SINH HOẠT LỚP
I/ Giáo viên nhận xét chung lớp.
a) Ưu điểm :
- Về nề nếp tương đối tốt,.
- Chăm ngoan làm bài đầy đủ .
- Đi mhọc đều , đúng giờ .
b) Tồn :
- Vẫn còn 1 số em chưa ngoan, hay nói chuyên riêng như: Sang , Trung , Đạt . . . . .
- Về học tập: Một số bạn có tiến bộ: Duy , Nhung , Hiếu , . . . . .
-Về vệ sinh: Chưa đảm bảo sạch, còn xả rác lung tung: Kiệt , Như . . . ..
-Chữ viết chưa tiến bộ : Linh , Tâm , Duy , . . . . .
- Nhiều em chưa thuộc hết các bảng cửu chương.
II/ Biện pháp khắc phục:
- Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời.
- Khen , tuyên dương số HS học tập tiến bộ .
- Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể.
-Kiểm tra bảng cửu chương hằng ngày
- các tổ grưởng kiểm tra bài đều đặn hơn .
- Ôn thi chuẩn bị thi HK I.
- Nhận xét chung giờ sinh hoạt .
* Dặn dò : Về ôn bài học bài chotốt hơn .
______________________________________________
* Người soạn * Khối trưởng kí duyệt
Tuần 14 ngày 28/11/2009
Huỳnh Thị Kim Loan Bùi Thị Trâm
File đính kèm:
- TUAN 14.doc