Giáo án Lớp 3 Tuần 12, 13

HS đọc bài “Chõ bánh khúc của gì tôi” và trả lời câu hỏi:

 +Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương?

-Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc. GV ghi điểm.

 

doc49 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 12, 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại gói đường lúc đầu, đọc cân nặng của gói đường. Hoạt động 2: (18/) Thực hành MT: Biết thực hiên các phép tính cộng trừ nhân chia với số đo khối lượng và áp dụng giải toán. Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. PP: Thực hành, động não ĐD: Vở toán, thước -Cả lớp làm bài 1, 2, 3, 4 và 5 / 66 SGK vào vở ô li. -HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi, nhận xét. Bài 4: HS cần xác định: -Bài toán cho biết gì? +Cả hộp sữa cân nặng 455g. +Vỏ hộp cân nặng 58g. -Bài toán hỏi gì? +Số gam sữa có trong hộp? -Muốn tìm số gam gam sữa có trong hộp ta cần làm gì? -HS cần đọc kĩ bài toán rồi phân tích: Số gam cả hộp sữa gồm số gam vỏ hộp và số gam sữa chứa trong hộp. Từ đó HS nêu cách tính số gam sữa. -HS nào làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm. Hoạt động 3: (3/) Tổng kết MT: Củng cố các kiến thức đã học -GV nhận xét tiết học. -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4, 5 / 73, 74 VBT. -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. Tập làm văn: VIẾT THƯ Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn tập kiến thức cũ. -3 HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp nước ta. -GV nhận xét, chấm điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (15/) MT: Biết viết một bức thư cho bạn cùng lứa tuổi theo gợi ý trong SGK PP: Đàm thoại, hỏi đáp, thực hành ĐD: Bảng lớp viết đê bài và gợi ý viết thư. -Vở nháp *Giới thiệu bài: Kết thúc chủ điểm Bắc - Trung - Nam, trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một bài tập thú vị: viết 1 bức thư cho một bạn cùng lứa tuổi ở miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt. GV ghi đề bài lên bảng. *Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập: a.GV hướng dẫn HS phân tích đề bài: -HS đọc nội dung đề bài và các gợi ý: 2 em. Cả lớp chú ý lắng nghe. GV hỏi: +Bài tập yêu cầu viết thư cho ai? +Mục đích viết thư là gì? +Những nội dung cơ bản trong thư là gì? +Hình thức của lá thư như thế nào? -HS nói địa chỉ người các em muốn viết thư. b.Hướng dẫn HS làm bài, nói về nội dung thư theo gợi ý: -2 HS làm mẫu nói về phần lí do viết thư - tự giới thiệu. Hoạt động 2: (16/) HS viết thư MT: Biết trình bày đúng thể thức một bức thư. +Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết bọc lộ tình cảm thân ái với người bạn cần nhận thư. PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát ĐD: VBT -HS viết thư vào vở. -GV theo dõi, giúp đỡ từng em. -GV gọi 5-6 em đọc thư. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm những lá thư viết đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc. Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết thư hay. -GV giao nhiệm vụ:Về viết lại lá thư sạch đẹp và gửi qua đường bưu điện. -Chuẩn bị bài sau: N-K Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động. Thể dục: BÀI 26: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA” Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể Hoạt động1: (5/) Phần khởi động: MT: HS khởi động các khớp PP: Thực hành, quan sát ĐD: Còi -GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 phút. -HS khởi động kĩ các khớp. -Chạy chậm thành một vòng tròn xung quanh sân: 2 phút. * Chơi trò chơi ” Chẵn, lẻ“: 2 phút. Hoạt động 2: (25/) Phần cơ bản: MT: Ôn bài thể dục phát triển chung đã học. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. +Học trò chơi đua ngựa. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi. PP: Thực hành, trò chơi ĐD: Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. -Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi. Còi a,Ôn luyện bài thể dục phát triển chung: 15 phút. -HS tập luyện theo tổ: +Lần 1: GV điều khiển. +Những lần sau: cán sự lớp điều khiển, các em thay nhau hô cho các bạn cùng tập. -GV đi tới từng tổ quan sát, động viên nhắc nhở và sửa chữa kịp thời đối với những em thực hiện chưa đúng. Tổ nào tập đúng đều nhất được cả lớp khen thưởng. b,Học trò chơi “Đua ngựa”: 10 phút. -GV hướng dẫn HS cách chơi: *Khi có lệnh của GV, từng em một “cưỡi ngựa” phi nhanh về trước theo cách giậm nhảy để bật người lên cao - về trước, rồi rơi xuống nhẹ nhàng ở tư thế chân trước chân sau, hai đùi phải kẹp lấy “ngựa”. Động tác cứ cứ tiếp tục như vậy cho đến vạch giới hạn (cờ, cột mốc), thì phi vòng quay trở lại vạch xuất phát, rồi trao “ngựa” cho bạn số 2. Em số 2 tiếp tục phi ngựa như em số 1 và cứ như vậy cho đến hết, đội nào về trước đội đó thắng. -HS khởi động, chơi thử, sau đó chơi thật. GV giám sát cuộc chơi, nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi. Hoạt động 3: (5/) Phần kết thúc: MT: Củng cố lại bài học -HS đứng tại chỗ thả lỏng, vỗ tay và hát: 1 phút. -GV cùng HS hệ thống bài: 1 phút. -GV nhận xét giờ học: 2 phút. -Giao nhiệm vụ về nhà: +Ôn bài thể dục phát triển chung. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Các hoạt động cụ thể 1.Hoạt động 1: (20/) MT: Đánh giá tuần trước PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát B1: HS hát cá nhân, tập thể. B2: Lớp trưởng điều khiển: Các tổ tự sinh hoạt phê bình, bình bầu những bạn chăm chỉ siêng năng học tập trong tuần. B3: GV nhận xét, đánh giá những hoạt động trong phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11: -Tuyên dương toàn thể lớp đã dấy lên phong trào thi đua giành nhiều bông hoa điểm 10 để tặng các thầy cô giáo một cách sôi nổi. -Các em đã biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, vở sách đầy đủ. Khen em: Trà My, Minh Quân. -Trong những tuần qua có những em tiến bộ trong học tập như: Quang Trung, Văn Nhân. +Hăng say phát biểu xây dựng bài: Bảo Ngọc, Quế Anh. +Những em tiến bộ: Văn Đòan +Có nhiều em viết chữ đẹp, giữ vở sạch như: Minh Quân. +Đa số các em đi học đúng giờ. +Tổ 1 làm vệ sinh lớp học sạch sẽ, bàn ghế thẳng hàng. *Tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót mà lớp cần lưu ý là việc đi học còn muộn do thời tiết quá mưa, một số em còn ăn quà trước cổng trường làm ảnh hưởng đến việc giữ vệ sinh trường lớp chưa được sạch Hoạt động 2: (15/) MT: Kế hoạch cho tuần tới. PP: Thuyết trình -Tham gia đầy đủ các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuần sau tổ 2 làm trực nhật. -GV nhắc nhở những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ. Về nhà nhớ học bài và làm bài tập. -Rèn đọc và rèn chữ viết vào 15 phút đầu giờ. -Học thuộc các bảng nhân và bảng chia đã học. -Chú ý trong giờ học. -Cần sôi hơn trong giờ học. -Thực hiện tốt an toàn giao thông. -Chấp hành tốt nội quy của nhà trường. Luyện Tập làm văn: BÀI TUẦN 11. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn tập kiến thức cũ. -3 HS đọc bài viết của tuần 10. -GV nhận xét, chấm điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (15/) MT: HS kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu một cách thành thạo. PP: Hỏi đáp, thực hành. ĐD: Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý. -GV nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài lên bảng. 2 em nhắc lại. *Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập: a.Bài tập 1: -1HS giỏi kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu. Cả lớp chú ý lắng nghe. GV yêu cầu HS Trả lời câu hỏi lần lượt ở SGK. +Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì? +Người viết thư viết thêm vào thư điều gì? +Người bên cạnh kêu lên như thế nào? +Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào? -HS trả lời -GV nhận xét. -2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. -GV quan sát, giúp đỡ. -1Số em trình bày trước lớp. GV ghi điểm, nhận xét. Hoạt động 2: (16/) Bài tập 2: MT: Biết viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở. +Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. PP: Thực hành. ĐD: Vở ô li. -1HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp chú ý theo dõi. -GV gọi 2-3 em nói trước lớp về quê hương mình. -HS tự viết bài vào vở. GV nhắc HS khi viết cần đọc lại kĩ trước khi chấm câu để biết câu đó đã thành câu hay chưa. -HS trình bày - GV theo dõi, nhận xét. -GV gọi 5-6 em đọc bài trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm những bài viết đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc.Số bài còn lại GV thu chấm. Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em cóbài viết hay. -GV giao nhiệm vụ:Về nhà hoàn thành bài viết của mình, nếu chưa xong. -Chuẩn bị bài sau: Nói viết về cảnh đẹp đất nước. Luyện toán: LUYỆN TẬP Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn tập kiến thức cũ. PP: Thực hành ĐD: Bảng con, phấn S ố lớn S ố bé 3 30 6 -Số bé bằng một phần mấy số lớn? -GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (20/) Luyện tập-Thực hành: MT: Củng cố về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. +Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có lời văn. PP: Thực hành, động não. ĐD: Vở toán -GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng. -HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBT -GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm. Luyện tập.GV ghi đề bài lên bảng. -Cả lớp làm bài 1, 2, 3, 4 VBT. -HS tự làm bài cá nhân, GV theo dõi, quan sát các em làm, hướng dẫn cho những em còn chậm. Bài 1: -HS đọc: Số lớn, số bé, số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn. -HS thảo luận theo nhóm 2 để nêu cách làm, GV theo dõi. -GV hướng dẫn HS cần thực hiện theo 2 bước: VD: -Chia 12 : 3 = 4. Trả lời: 12 gấp 4 lần 3. Viết 4 vào ô tương ứng ở cột 2. -Viết . Trả lời: 3 bằng của 12. Viết vào ô tương ứng ở cột 2. *Tương tự với các bài khác. Bài 2, 3: HS đều thực hiện theo 2 bước. -HS làm xong, đổi vở cho nhau và kiểm tra bài bạn. -GV chấm 12 bài và chữa nếu HS làm sai. Hoạt động 2: (10/) GV ra thêm bài tập MT: Bôi dưỡng HS giỏi PP: Động não, thực hành ĐD: Vở, giấy nháp Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau: Bài 1: Tính theo mẫu: 5 x 6 : 3 = 30 : 3 8 x 6 : 2 = 10 7 + 8 x 9 Bài 2: Tính nói: “Tìm của một số và giảm một số đi 3 lần cũng giống nhau vì cùng chia số đó cho 3. Hỏi Tính nói đúng hay sai. -GV theo dõi giúp đỡ -Chữa bài nếu HS làm sai Hoạt động 3: (4/) Tổng kết: -HS trả lời: Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào? -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt. -Giao nhiệm vụ: về nhà xem lại các bài tập. -Chuẩn bị bài sau: Bảng nhân 9.

File đính kèm:

  • docHUONG T12,13.doc
Giáo án liên quan