- Đọc từng khổ thơ trước lớp: Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ, tìm hiểu nghĩa từ sông máng, cây gạo
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
* HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
HS đọc thầm toàn bài, trả lời: Kể những cảnh vật được tả trong bài thơ?
HS đọc thầm lại bài thơ , trả lời: Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc, Hãy kể tên những màu sắc ấy?
HS trao đổi trong nhóm, trả lời: Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời em cho đúng nhất?
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Nguyễn Thị Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, chốt lại lời giải đúng.
Câu a, nhà sàn, đơn sơ, suối chảy, sáng lưng đồi.
Câu b, vườn - vấn vương
cá ươn - trăm đường
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm về kỹ năng viết bài và làm bài chính tả.
- Nhắc học sinh học thuộc các câu thơ trong bài tập 2.
TOÁN
T54:Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố kỹ năng học thuộc bảng nhân 8.
- Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán.
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: - GV cho HS nối tiếp đọc thuộc bảng nhân 8.
- Hỏi - đáp các phép tính bất kỳ trong bảng nhân 8.
2. Bài mới.
* HĐ1: Ôn kiến thức cũ.
? Đọc thuộc bảng nhân 8.
? Đếm thêm 8 từ 8 đến 80.
? Đếm bớt 8 từ 80 đến 8.
? Trong bảng nhân 8, thừa số thứ nhất là mấy.
? Thừa số thứ 2 từ mấy đến mấy.
? Kết quả của phép tính sau hơn phép tính trước mấy đơn vị.
* HĐ2:Luyện tập.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vởi bài tập toán.
Bài 1: Thực hiện tính nhẩm
Bài 2: củng cố cách hình thành bảng nhân.
Bài 3: Củng cố giải toán bằng hai phép tính.
Bài giải
Đoạn dây đã cắt dài số mét là:
8 x 4 = 32 (m)
Đoạn dây còn lại là:
50 -32= 18 (m)
Đáp số: 18 mét
Bài 4: Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng.
3 x 8 = 8 x 3
III. Củng cố, dặn dò: Nhân xét bài làm của HS. Tuyên dương những HS có nhiều tiến bộ.
TẬP VIẾT
Ôn chữ hoa: G
I. Mục tiêu:
Củng cố cách viết chữ hoa G thông qua bài tập ứng dụng:
- Viết tên riêng Ghềnh Ráng bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ca dao: Ai về đến huyện Đông Anh / Ghé xem phong cảnh Loa Thành Phục Vương.
II. Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ hoa G, Ghềnh Ráng
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: GV đọc, Hai HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp: Gi, Ông Gióng.
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài:
* HĐ2: Hướng dẫn viết trên vở nháp.
? Tìm những chữ hoa có trong bài. (G)
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS thực hành luyện viết vào vở nháp.
? Đọc từ ứng dụng.
GV giới thiệu: Ghềnh Rảng (còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định, có bãi tắm rất đẹp.
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, HS luyện viết vào vở nháp.
- HS đọc câu ứng dụng
GV giúp HS hiểu: Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành được xây theo vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán, cách đây hàng nghìn năm.
HS nêu chữ viết hoa (Ai, Ghé), HS viết vào vở nháp.
* HĐ3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
GV yêu cầu HS viết chữ cỡ nhỏ, HS viết vào vở.
* HĐ4: Chấm chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò
Buổi 2
LUYỆN TOÁN
Luyện bảng nhân 8, giải toán
I. Mục tiêu
Luyện tập bảng nhân 8, giải toán bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
a, Chơi trò chơi "truyền điện"
HS chia làm hai tổ, tổ trưởng bốc thăm chọn quyền nêu trước phép tính bất kì trong bảng nhân 8, một bạn của tổ tiếp theo trả lời, nếu không trả lời đúng kết quả sẽ bị "điện giật" đứng tai chỗ và bạn khác trong tổ trả lời hộ nếu đúng sẽ được quyền nêu phép tính và chỉ bạn nhóm khác trả lời... ( 3 phút)
b, HS làm bàt tập vào vở bài tập toán
Bài 1: Tính
18 x 8 45 x 8 71 x 48
68 x 8 32 x 8 24 x 8
Bài 2: Một cuộn dây dài 50 mét người ta cắt lấy 4 đoạn, mỗi đoạn dài 8 m. hỏi cuộn dây còn lại bao nhiêu mét?
- GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm cho mhững HS yếu.
- Chấm một số bài, chữa bài.
III Tổng kết, dặn dò
Tuyên dương những HS làm bài tốt.
Thứ sáu, ngày 7 tháng 11 năm 2008
Buổi 1
TẬP LÀM VĂN
Nghe kể: Tôi có đọc đâu – Nói về quê hương.
I. Mục tiêu:
- Nghe - nhớ những tình tiết chính để kể lại nội dung chuyện vui Tôi có đọc đâu! Lời kể rõ, vui, tác phong mạnh dạn, tự nhiên.
- Biết nói về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý (Quê hương em ở đâu? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?) ; dùng từ, đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả, hoặc hình ảnh só sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: GV mời 3 HS đọc lá thư đã viết (tiết TLV tuần 10); nhận xét; chấm điểm. Hỏi cả lớp thực hiện yêu cầu gửi thư như thế nào?
2. Bài mới.
* HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* HĐ2: Hướng đẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể chuyện, kể xong lần 1, GV hỏi:
? Người viết thư thấy người ngồi bên cạnh làm gì.
? Người viết thư viết thêm vào thư điều gì.
? Người ngồi bên cạnh kêu lên như thế nào.
- GV kể lần 2, một HS khá kể lại câu chuyện.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- Bốn HS thi kể câu chuyện trước lớp.
Cuối cùng GV hỏi: Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
- Cả lớp nhận xét, bình chọn người hiểu câu chuyện, biết kể chuyện với giọng khôi hài.
Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý trong SGK
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, họ hàng của em sinh sống... Quê em có thể ở nông thôn, làng quê cũng có thể ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... Nếu em biết ít về quê hương em có thể kể về nơi em đang sống cùng vơi bố mẹ.
- GV hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi gợi ý tập nói trước lớp. Bình chọn bạn nói về quê hương hay nhất.
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, biểu dương những HS học tốt.
- Dặn HS về nhà viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
THỦ CÔNG
Cắt, dán chữ I, T.
I. Mục tiêu:
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Dán được chữ I, T đều, đẹp đúng kỷ thuật.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ I, T.
- Giấy, kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- HS quan sát mẫu chữ I, T.
? Chữ I, T có điểm gì giống nhau.
? Nét chữ rộng mấy ô li.
* HĐ2: Hướng dẫn cách kẻ, cắt chữI, T:
- Bước 1: Kẻ chữ I, T:
Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt 2 hình chữ nhật: 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô được chữ I; Một hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô. Chấm một điểm đánh dấu hình chữ T và kẻ chữ T.
Bước 2: Cắt chữ theo đường kẻ.
Bước 3: Dán chữ.
- GV vừa hướng dẫn - vừa làm mẫu – HS quan sát.
* HĐ3: HS tập kẻ, cắt chữ I, T trên giấy nháp.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
IV. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS giờ sau thực hành trên giấy thủ công.
TOÁN
T55: Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số.
I. Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiện phép nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng để giải toán.
- Củng cố về tìm số bị chia chưa biết.
II. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
+ Giới thiệu phép nhân: 123 x 2
- Nhân từ phải sang trái: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; mỗi lần viết một chữ số ở tích.
- Cách thực hiện:
123 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
x 2 nhân 2 bằng 4 , viết 4
2 2 nhân 1 bằng 2 , viết 2
246
- Kết luận : 123 x 2 = 246
GV gọi một số HS nêu lại cách tính.
+ Giới thiệu phép nhân 326 x 3
Tương tự như trên:
326 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1
x 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7
3 3 nhân 3 bằng 9, viết 9
971
? Hai phép nhân này có gì khác nhau.
- GV nêu thêm 2 phép tính: 214 x 2 316 x 3
- Gọi 2 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở nháp.
- Nhận xét kết quả.
* HĐ2: Thực hành
GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán.
GV ttheo dõi, chấm, chữa bài.
Bài tập 1, 2 Gv lần lượt gọi HS nêu kết quả các phép tính.
Bài 3: một HS trình bày bài giải.
Bài giải
Số người máy bay chở được tất cả là:
116 x 3 = 348 (người)
Đáp số: 348 người
Bài 4: GV cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thực hành phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.(T2)
I. Mục tiêu:
HS có khả năng:
- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
- Biết cách xưng hô đúng với những người họ nội, họ ngoại.
- Vẽ được sơ đồ họ hàng nội ngoại.
- Đùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
II. Chuẩn bị: Các miếng ghép; sơ đồ câm để chơi trò chơi.
III.Các hoạt động dạy học
* HĐ1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
Bước 1: GV vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
Bước 2: HS vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
Bước 3: Gọi một số HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
* HĐ2: Trò chơi thi xếp hình:
- GV nêu luật chơi và phát cho HS các miếng ghép.
Sau 5 phút kể từ khi hô bắt đầu các nhóm xếp hình gia đình theo thứ tự và phải vẽ sơ đồ; giải thích được mối quan hệ họ hàng trong gia đình ấy.
- Kết thúc trò chơi – GV tuyên bố nhóm thắng cuộc.
III. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
Buổi 2
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện viết thư
I. Mục tiêu:
- HS củng cố cách viết thư: Viết được bức thư cho người thân kể về tình hình học tập của em.
- Rèn kĩ năng viết thư.
II. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: `Nhắc lại cách trình bày một bức thư.
? Nêu cách trình bày một bức thư.
? Dòng đầu bức thư ghi những gì.
? Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai.
? Nội dung bức thư ghi nhữnh gì.
? Cuối thư ghi những gì.
- Một số em nói mình sẽ viết thư cho ai.
* HĐ2: Luyện viết thư:
HS luyện viết bức thư cho người thân vào giấy.
GV lưu ý: Trên cơ sở bức thư đã viết ở tiết trước các em viết vào giấy.
GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho HS yếu.
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS.
Dặn HS về nhà bỏ thư vào phong bì, ghi địa chỉ rồi gửi cho người thân.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt Sao
LUYỆN TOÁN
Luyện nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số, giải toán
I. Mục tiêu
Luyện tập nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số, giải toán bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
a, HS làm bàt tập vào vở bài tập toán
Bài 1: Tính
224 x 5 345 x 3 715 x 4
151 x 2 532 x 6 245 x 8
Bài 2: Một người mang đi chợ 72 quả trứng gà, sau khi bán thì người đó còn lại 1/8 quả trứng. Hỏi người đó đã bán bao nhiêu quả trứng?
- GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm cho những HS yếu.
b, Chấm một số bài, chữa bài.
III Tổng kết, dặn dò
Tuyên dương những HS làm bài tốt.
File đính kèm:
- Tuan 11.doc