Giáo án Lớp 3 Tuần 11 Năm học: 2013 - 2014 Trường T’H Nguyễn Văn Trỗi

1.Kiểm tra (4’)

- GV gọi 2HS lên bảng giải bài toán sau, lớp làm vở nháp.

a. Một chuồng gà có 30 con gà trống, số gà mái nhiều hơn số gà trống 15 con. Hỏi chuồng có tất cả bao nhiêu con gà?

b. Trong vườn có 24 cây cam, số cây bưởi ít hơn số cây cam là 8 cây. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây cam và bưởi?

- GV nhận xét, đánh giá.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 11 Năm học: 2013 - 2014 Trường T’H Nguyễn Văn Trỗi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T (Giáo viên bộ môn) ----------------š&›----------------- ANH VĂN (Giáo viên bộ môn) ----------------š&›----------------- TOÁN Tiết 55: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số I. Mục tiêu - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột a), bài 3, bài 4 II. Chuẩn bị - GV: SGK. - HS: SGK, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Bài cũ (4’) - GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập: + HS 1: Từ cuộn dây điện dài 50m người ta cắt lấy 4 đoạn, mỗi đoạn dài 8m. Hỏi cuộn dây điện đó còn lại bao nhiêu mét? + HS 2: 8 × 3 + 8 ; 8 × 4 + 8 - GV nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới: (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài “Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số”. v Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép nhân có ba chữ số với số có một chữ số (có nhớ). a) Phép nhân 123 Î 2. - GV viết lên bảng phép nhân 123Î 2. - GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. + Khi thực hiện phép tính này ta bắt đầu từ đâu? - GV yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện phép tính trên. - Nhận xét, yêu cầu HS nhắc lại cách nhân. b) Phép nhân 236 Î 3: - GV viết lên bảng phép nhân 236 Î 3 - GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. - GV yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện phép tính trên. Sau đó nêu cách tính. - Nhận xét, chốt lại cách thực hiện. v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài - GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. - 5 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. Hai HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 3: - GV mời HS đọc yêu cầu bài toán. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. + Mỗi chuyến máy bay chở đựơc bao nhiêu người? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tìm số người của 3 chuyến máy bay ta làm thế nào? - GV yêu cầu cả lớp làm vào vở. Giáo viên chấm bài, nhận xét. Một HS lên bảng sửa bài. Tóm tắt: 1 chuyến: 116 người 3 chuyến: …người ? - GV nhận xét, đánh giá. Bài 4: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV hỏi: Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? - GV chia lớp thành 2 nhóm. Cho thi làm bài. - Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố - Dặn dò (4’) - Học sinh nêu lại các bước nhân một số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn học sinh chuẩn bị bài mới. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp. - HS chú ý. - Nghe và nhắc lại tên bài. - HS đọc phép tính. - Một HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp. - Bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục. - HS tự suy nghĩ và thực hiện phép tính trên. * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. * Vậy 123 nhân 2 bằng 246 - HS nhắc lại cách nhân. - HS đọc phép tính. - Một HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp. - HS vừa thực hiện phép nhân và trình bày cách tính. * 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1. * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7 viết 7. * 3 nhân 3 bằng 9, viết 9. * Vậy 326 nhân 3 bằng 978. - HS chú ý. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS cả lớp làm vào VBT. 5 HS lên bảng làm bài. - HS chú ý. - HS đọc yêu cầu của bài: Đặt tính rồi tính. - HS làm bài vào VBT. Hai em lên bảng thực hiện. - HS chú ý. - HS đọc yêu cầu bài toán. - HS thảo luận nhóm đôi. - Chở đựơc 116 người. - Hỏi 3 chuyến thì chở đựơc bao nhiêu người? - Ta tính tích: 116Í 3 - Thực hiện theo yêu cầu. Bài giải: Cả 3 chuyến máy bay chở đựơc số người là: 116 Í 3 = 348 (người) Đáp số: 348 người. - HS chú ý. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS trả lời. - Hai nhóm thi đua làm bài. a) x : 7 = 101 x = 101 Í 7 x = 707. b) x : 6 = 107 x = 107 Í 6 x = 642 - HS chú ý. - HS nêu lại. - HS chú ý. - HS chuẩn bị. ----------------š&›----------------- TẬP LÀM VĂN Tiết 11: Nghe – kể: Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương I. Mục tiêu - Nghe - kể lại được câu chuyện tôi có đọc đâu (BT1). - Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT1). - GDBVMT: Củng cố cho học sinh những nội dung cần thiết để nói về quê hương. Qua đó càng có ý thức về BVMT xanh, sạch, đẹp ở quê hương mình. II. Chuẩn bị - GV: Sgk. - HS: Sgk, Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (4’) - GV gọi 3 HS đọc lại lá thư đã viết (tiết TLV tuần 10). - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Các em đang học chủ đề quê hương qua các tiết tập đọc, chính tả, luyện từ và câu. Hôm nay các em được kể về quê hương mình nhé. - GV ghi tựa. v Hoạt động 2: Thực hành Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - GV nói thêm: Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, anh em đang sinh sống. Nếu em biết ít về quê hương, em có thể kể về nơi em ở cùng cha mẹ. - GV hướng dẫn HS nhìn những câu hỏi gợi ý: Quê em ở đâu? Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ. Tình cảm của em với quê hương như thế nào? - GV yêu cầu HS tập nói theo cặp. - Sau đó GV yêu cầu HS xung phong trình bày nói trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương những HS nói về quê hương của mình hay nhất. 3. Củng cố - Dặn dò: (4’) - Củng cố cho học sinh những nội dung cần thiết để nói về quê hương. Qua đó càng có ý thức về BVMT xanh, sạch, đẹp ở quê hương mình. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. - 3 HS đọc lại lá thư đã viết (tiết TLV tuần 10). - HS chú ý. - HS chú ý. - Vài em nhắc lại tên bài. - HS đọc yêu cầu đề bài - HS lắng nghe. - HS theo dõi và tự trả lời. - HS nói theo cặp, chú ý nói phải thành câu. - HS xung phong nói trước lớp, về quê hương mình. - HS chú ý. - HS chú ý, Qua đó càng có ý thức về BVMT xanh, sạch, đẹp ở quê hương mình. - HS chú ý. - HS chuẩn bị. ----------------š&›----------------- THỦ CÔNG Tiết 11: Cắt, dán chữ I, T (tiết 1) I. Mục tiêu - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. - Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. - Với HS khéo tay các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. - Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán. Biết quý trọng sản phẩm lao động. II. Chuẩn bị - GV: Mẫu các chữ I, T. Tranh quy trình cắt, dán chữ I, T. - HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (4’) - GV gọi 2 HS lên thực hiện lại các thao tác gấp, cắt, dán, các sản phẩm ở chương 1. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu Hôm nay các em sẽ học chương II về cắt, dán các chữ cái đơn giản. Trước tiên cô cùng các em tập cắt, dán chữ I, T. Bài này các em sẽ học trong 2 tiết và hôm nay chúng ta học tiết đầu tiên. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu mẫu chữ I,T. Hướng dẫn: - Nét chữ rộng bao nhiêu - Cao bao nhiu ơ? - Nêu cấu tạo của chữ I, T? - GV phân tích cho HS thấy rõ. v Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS làm mẫu. - GV vừa thao tác vừa hướng dẫn HS. * Kẻ chữ I, T: + GV treo tranh qui trình và hỏi xem để cắt chữ I ta thực hiện mấy bước? + Nêu bước 1? + GV vừa nhắc lại vừa thực hành. + GV lưu ý cách cầm kéo: Ngón cái ta cho vào vòng tròn nhỏ của kéo, hai đến ba ngón còn lại cho vào tay cầm còn lại của kéo. Sau đó ta cắt sao cho lưỡi kéo đi thẳng đừng để chữ bị cong vẹo. + GV cho HS quan sát chữ I vừa cắt được. + Gọi vài HS nhắc lại. + Để tiện cho các em thực hành liên tục thầy cho các em quan sát chữ T và theo dõi thầy cắt luôn nhé. - GV treo tranh qui trình chữ T hỏi: Đây là chữ gì? + Chữ T rộng mấy ô và cao mấy ô? + Để cắt được chữ T ta thực hiện mấy bước? Đó là những bước nào? - GV vừa nhắc lại vừa thực hành. * Dán chữ I,T: - Kẻ một đường chuẩn, bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định. - Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho thẳng. v Hoạt động 4: Thực hành - Giáo viên cho học sinh thực hành kẻ chữ theo tổ và có thể trao đổi qua lại với nhau. - Quan sát uốn nắn cho học sinh. - Nếu HS nào làm xong GV cho HS dán để lưu ý chung cả lớp rút kinh nghiệm - GV nhắc nhở vệ sinh lớp học. 3. Củng cố - Dặn dò: (4’) - Em hãy nêu các bước cắt dán chữ I, T? - Các chữ cái cắt để làm gì? - Nếu các em làm đẹp thì các chữ ấy sẽ thể hiện sự khéo tay, dễ đập vào mắt người đọc, giúp người đọc hiểu nội dung mà chúng ta muốn truyền đạt và thích được đọc đi đọc lại nhiều lần hơn. - Dặn học sinh về nhà tập làm lại. - Dặn HS vứt rác đúng nơi quy định. - 2 HS lên thực hiện lại các thao tác gấp, cắt, dán, các sản phẩm ở chương 1. - HS chú ý. - HS chú ý, nhắc lại tựa bài. - Học sinh quan sát và nhận xét. - Rộng 1 ô. - Cao 5 ô. - Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau. Vì vậy, muốn cắt được chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ. - HS lắng nghe. - Học sinh quan sát. + 1 bước. + Lật ra mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 1ô, được chữ I. - HS chú ý. 1ô 3ô 5ô 5ô - HS quan sát. - HS nhắc lại - HS chú ý. + Chữ T. + Rộng 3 ô và cao 5 ô. + Ta thực hiện 2 bước: - Bước 1: Cắt hình chữ nhật rộng 3 ơ v di 5 ơ. Đánh dấu vào nối các điểm thành chữ T (H1). - Bước 2: Gấp đôi H1 (mặt màu vào trong), cắt bỏ phần gạch. Mở ra được chữ T (H2). - Học sinh nhắc lại các bước thao tác. - HS theo dõi và thực hiện. - Học sinh thực hành kẻ chữ. - HS dán để lưu ý chung cả lớp rút kinh nghiệm - HS thực hiện. - HS nêu lại các bước cắt, dán chữ I, T. - Để trang trí các băng rôn, khẩu hiệu như các dòng chữ mà các ngày lễ trường chúng ta dán như ngay khai giảng hoặc gần đây nhất là ngày hội trăng rằm, hay các dòng chữ 5 điều Bác hồ dạy,… - HS chú ý, ghi nhớ. - HS thực hiện. - HS thực hiện. ----------------š&›-----------------

File đính kèm:

  • docGA TUAN 11.doc
Giáo án liên quan