I- Mục đích yêu câu
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Chú ý các từ ngữ : Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng, đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, trở về nước, hỏi, trả lời, sản vật hiếm, .
-Biết đọc với giọng kể có cảm xúc: Phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (Hai vị khách, viên quan)
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải trong bài: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.
-Hiểu được ý nghĩa của truyện: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
II-Phương pháp hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ truyện sách giáo khoa .
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập, giải thích
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 11 Năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh :
-Tự lập được và học thuộc bảng nhân 8.
-Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép tính nhân.
B-Phương pháp hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học :
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập.,
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Hướng dẫn lập bảng nhân 8
a)Tiến hành lập bảng nhân 8
-Trường hợp 8x1: Học sinh quan sát tấm bìa có 8 chấm tròn.
Giáo viên nêu câu hỏi: 8 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn?
Học sinh trả lời:8 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 8 chấm tròn.
Giáo viên nêu: 8 được lấy một lần thì viết: 8x1=8
-Trường hợp 8x2 (thực hiện tương tự)
Giáo viên nêu cách tìm 8x2 bằng cách đưa về tổng của hai số, mỗi số hạng là 8
Học sinh viết: 8x2=8+8
=16 Vởy 8x2=16
Học sinh đọc: 8 nhân 2 bằng 16.
b)Chú ý:
-Nếu học sinh K,G thực hiện chẳng hạn:
8x3=24
8x4=8x3+8=24+8=32. Giáo viên công nhận khen sáng kiến của học sinh.
2.Thực hành
Bài 1: Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả các phép tính bằng cách dựa vào bảng nhân.
Bài 2: Học sinh tự làm bài rồi gọi học sinh chữa bài.
Bài 3: Học sinh tính nhẩm rồi ghi kết quả vào ô trống liền sau:
3.Củng cố dặn dò:
-Học sinh đọc thuộc bảng nhân 8.
Thứ năm ngày….tháng 11 năm 2006
Tiết 1
Chính tả
Nhớ viết: vẽ quê hương
I-Mục đích yêu câu
1.Rèn kỹ năng viết chính tả:
-Nhớ- viết chính xác và trình bày đúng 1 đoạn bài Vẽ Quê hương. Biết viết hoa đúng chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ.
2.Luyện đọc, viết đúng một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s/x hoặc ươn/ương.
II-Phương pháp , hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học : Ba băng giấy viết khổ thơ BT2a
2.Phương pháp : Luyện tập, đàm thoại…
3.Hình thức tổ chức dạy học : Cá nhân, đồng loạt.
III-Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ:
B-Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
-Giáo viên nêu MĐ,yêu câu của tiết học.
2.Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
a)Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
-Giáo viên đọc bài một lượt.
-2,3 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ.
-Hướng dẫn học sinh nắm nội dung vàcách trình bày đoạn thơ.
+Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp?
+Trong đoạn thơ trên có những chữ nào cần phải viết hoa?
-Học sinh đọc thầm bài chính tả, tập viết các tiếng khó dễ lẫn.
b)Giáo viên cho học sinh viết chính tả.
c)Chấm, chữa bài.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập :
-Học sinh đọc yêu câu của BT.
-Học sinh làm bài vào giấy nháp.
-Học sinh K,G trình bày trước lớp.
-Giáo viên, học sinh nhận xét.
Câu a: nhà sàn- đơn sơ- suối chảy- sáng lưng đồi.
Câu b: Vườn- vấn vương
Cá ươn- trăm đường.
4.Củng cố dặn dò:
-Giáo viên lưu ý học sinh cách trình bày chính tả và sửa lỗi đẫ mắc trong bài.
Tiết 2
Tự nhiên xã hội
Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
I-Mục tiêu
Sau bài học học sinh có khả năng:
-Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
-Biết cách xưng hô đúng với những người họ hàng nội, ngoại.
-Vẽ được sơ đồ họ nội, ngoại.
-Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
II-Phương pháp hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học : Các hình trong sách giáo khoa trang 42,43.
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập, giải thích, trực quan…
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
III-Hoạt động dạy học
Họat động 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
*MT: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn
-Giáo viên vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
Bước 2: Làm việc cá nhân
-Từng học sinh vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
Bước 3:
-Học sinh K,G giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
Họat động 2: Trò chơi xếp hình.
*MT: Củng cố hiểu biết của học sinh về mối quan hệ họ hàng.
*Cách tiến hành.
Dùng bìa các màu có mẫu một bộ, căn cứ vào sơ đồ xếp thành hình các thế hệ. Sau đó hướng dẫn các nhóm tự làm và xếp hình.Thi đua giữa các nhóm xem nhóm nào xếp đẹp, đúng.
-Củng cố dặn dò:
Tiết3
Thủ công
Cắt, dán chữ I, t
I-Mục tiêu
-Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
-Kẻ, cắt, dán chữ I, T đúng quy trình kỹ thuật.
-Học sinh thích cắt, dán chữ.
II-Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt chưa dán đủ lớn. Tranh quy trình kẻ, cát, dán chữ I, T.Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập, giải thích, trực quan…
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
III-Các hoạt đọng dạy học chủ yếu
Tiết 1
Họat động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
-Nét chữ rộng một ô li.
-Chữ I,T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau.
Họat động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Kẻ chữ I, T.
-Lật mặt sau tờ giấy thủ công kẻ cắt 2 hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô được chữ I. Hình chữ nhật thứ 2 chiều dài 5 ô, chiều rộng 3 ô.
-Chấm các điểm đánh dấu hinhd chữ T vào hình chữ nhật thứ hai. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ T
Bước 3: Dán chữ I, T.
-Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cân đối trên đường chuẩn.
-Bôi hồ vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định.
-Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.
Họat động 3: Đánh giá nhận xét.
IV- Dặn dò
-Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học sinh .
Tiết 4
Toán
Luyện tập
A-Mục tiêu
Giúp học sinh :
-Củng cố kỹ năng học thuộc bảng nhân 8.
-Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán.
B-Phương pháp - hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học :
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập.,
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Bài 1:Thực hiện tính nhẩm. Giáo viên giới thiệu về tính chất giao hoán không tường minh.
Bài 2:Nhằm củng cố một cách hình thành bảng nhân.
VD: 8x4=8x3+8=32.
Bài 3: Giáo viên gợi ý:
Bước 1:Mỗi đoạn 8m, cắt 4 đoạn như thế là bao nhiêu mét?
Bước 2: Số mét day điện còn lại là bao nhiêu?
Bài 4: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.Vừa củng cố kỹ năng tính nhẩm và tính chất giao hoán, chuẩn bị cho việc học diện tích.
3.Củng cố dặn dò.
Thứ sáu ngày….tháng 10 năm 2006
Tiết 1
Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
I-Mục đích yêu câu
Rèn kỹ năng nói:
1.Nghe - nhớ những chi tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui Tôi có đọc đâu !. Lời kể rõ, vui, tác phong mạnh dạn,tự nhiên.
2.Biết nói về quê hương theo gợi ý trong sách giáo khoa .Bài nói đủ ý (Quê em ở đâu? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em với quê hương như thế nào?); dùng từ đặt câu đúng.Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương.
II-Phương pháp - hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học : Bảng viết sẵn gợi ý kể chuyện BT 1. Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương.
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập.,phương pháp giao tiếp…
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
III-Các họat động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ:
B-Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
-Giáo viên nêu yêu câu MĐ của tiết học.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
a) Bài tập 1:
-Học sinh đọc yêu câu của bài và gợi ý.
-Cả lớp đọc thầm gợi ý quan sát tranh minh hoạ.
-Giáo viên kể chuyện với giọng vui, dí dỏm.
-Giáo viên kể lần 2, học sinh chú ý lắng nghe.
-1 học sinh G kể lại chuyện.
-Từng cặp học sinh kể chuyện cho nhau nghe.
-4 học sinh nhìn bảng đã viết các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện trước lớp.
- Cuối cùng giáo viên hỏi: Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét,bình chọn người hiểu câu chuyện,biết kể chuyện với giọng khôi hài.
b) Bài tập 2:
-Học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong sách giáo khoa .
-Giáo viên giúp học sinh hiểu đúng yêu câu của bài: Quê hương là nơi em sinh ra,lớn lên,nơi ông bà,cha mẹ,họ hàng của em sinh sống…Quê em có thể ở nông thôn,làng quê,thành phố…Nếu em biết ít về quê hương em có thể kể về nơi em đang ở cùng cha mẹ.
- Giáo viên hướng dẫn một học sinh dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét rút kinh nghiệm.
- Học sinh tập nói theo cặp.
-Cả lớp bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất.
3.Củng cố dăn dò:
- Giáo viên nhận xét và biểu dương những học sinh học tốt.
- Yêu câu học sinh về nhà viết lại những điều vừa kể về quê hương.
Tiết2
Âm nhạc
ôn tập bài hát: lớp chúng ta đoàn kết
I-Mục tiêu
-Thể hiện tốt bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
-Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè.
II-Đồ dùng dạy học ,phương pháp - hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học :
2.Phương pháp : thực hành,.làm mẫu
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Họat động 1: Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
-Cả lớp ôn luyện,sau đó từng nhóm và cá nhân hát
-Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
-Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Họat động 2: Học sinh ôn lại bài hát Hoa lá mùa xuân.
Họat động 3: Tập biểu diễn bài hát:
-Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp, khi hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 2/4, một nhịp đưa sang phải, một nhịp đưa sang trái cho nhịp nhàng.
IV- Củng cố dặn dò.
Tiết3
Toán
Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I-Mục tiêu
Giúp học sinh:
-Biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
II-Đồ dùng dạy học ,phương pháp - hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học :
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập…
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
III-Các họat động dạy học chủ yếu
1.Giới thiệu phép nhân 123 x 2.
-Nhân từ phải sang trái.
-Cách thực hiện:
123 - 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
x 2 -2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
246 -2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
-Kết luận: 123 x 2 = 246
2.Giới thiệu phép nhân: 326 x 3 ; Giáo viên thực hiện tương tự như trên.
3.Thực hành.
Bài 1:Học sinh rèn luyện cách nhân.
Bài2: Cho học sinh đặt tính rồi tính và chữa bài.
Bài3: Giải bài toán bằng một phép tính.
Bài 4: Giáo viên cho học sinh K,G nhắc lại cách tìm số cia rồi làm bài.
IV-Củng cố dặn dò
Sinh hoạt tập thể
File đính kèm:
- GIAO AN TXLlop 3Lop 3 T11doc.doc