+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Chú ý các từ ngữ : Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, .
- Biết đọc chuyện với giọng kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( hai vị khách, viên quan )
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài ( Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục ).
- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt chuyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a.
- Hiểu ý nghĩa chuyện : Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Đặng Thị Thu Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm khác nhận xét, bổ sung
- Vài em nêu
Tập viết
Ôn chữ hoa G ( Tiếp )
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết chữ hoa G ( gh ) qua các BT ứng dụng
- Viết tên riêng : Ghềng Ráng bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ca dao : Ai về đến huyện Đông Anh / Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
II. Đồ dùng
GV : Mẫu các chữ viết hoa G, R, Đ, tên riêng và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li
HS : Vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : Gi, Ông Gióng
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS luyện viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- Tìm những chữ hoa có trong bài
- Luyện viết chữ hoa G ( Gh )
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết
- GV nhận xét uốn nắn
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc tên riêng
- Ghềng Ráng còn gọi là Mộng Cầm là một thắng cảnh ở Bình Định, có bãi tắm rất đẹp.
- GV viết mẫu tên riêng
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nghĩa câu ca dao:
Niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành được XD vòng xoắn như chôn ốc.....
- Nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao ?
3. HD HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu của giờ viết
- GV theo dõi, uốn nắn HS viết bài.
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- HS nghe
- G ( Gh ), R, A, Đ, L, T, V
- HS QS
- Thực hành viết trên bảng con
- Ghềng Ráng
- HS QS
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu ứng dụng
Ai về đến huyện Động Anh / Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
- Ai, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục
Vương
- HS luyện viết bảng con tên riêng
- HS viết bài vào vở tập viết
C. Củng cố, dặn dò
- GV biểu dương những HS viết đẹp, có tiến bộ
- Nhận xét tiết học
Thủ công: Cắt dán chữ I, T (T1)
I. Mục tiêu
- HS biết cách cắt, dán chữ I,T
- Cắt, dán được chữ T, I đúng quy trình kĩ thuật
- Yêu thích cắt, dán chữ.
II. Đồ dùng
GV : Mẫu chữ I, T làm bằng giấy thủ công, giấy màu đỏ, màu vàng, hồ, bút,
thước kẻ.....
HS : Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
a. HĐ1 : GV HD HS QS và nhận xét
- T. giới thiệu mẫu chữ I ,T
- Chữ I, T có đặc điểm gì, màu gì ?
- Chữ gồm có mấy nét ? Các nét có bằng nhau không ?
- Nhận xét về chiều dài, chiều rộng, kích thước của chữ ?
b. HĐ2 : Hướng dẫn cắt chữ hoa I, T
+ Bước 1 : Kẻ chữ I , T
- Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt 2 HCN.
. Hình1 có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô kẻ được chữ I.
. Hình 2 có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô, chấm các điểm đánh dấu chữ T kẻ được chữ T.
+ Bước 2 : Cắt chữ I , T
- Gấp đôi HCN đã kẻ . Dùng kéo cắt lượn theo hình nét chữ.
- Mở hình mới cắt ra được chữ .
+ Bước 3 : Dán chữ vào tờ giấy màu khác để được sản phẩm
- GV quan sát giúp đỡ hs
b. HĐ3 : Thực hành
- T.HD những em còn lúng túng
- Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
- HS QS mẫu chữ I, T được cắt dán từ giấy thủ công
- HS trả lời
- HS theo dõi GV hướng dẫn
- 2 HS nhắc lại và thực hiện thao tác cắt chữ hoa I ,T
- HS thực hành tập kẻ, cắt chữ I , T .
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị giờ sau
Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008
Toán
Tiết 55: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
A- Mục tiêu:
- HS biết thực hành nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
B- Đồ dùng:
GV : Bảng phụ
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động học
Hoạt động dạy
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Đọc bảng nhân 8 ?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: HD thực hiện phép nhân.
- GV ghi bảng: 123 x 2= ?
- Gọi HS đặt tính theo cột dọc
- Ta thực hiện tính từ đâu ?
- Y/ c HS làm nháp.
- Gọi HS nêu cách tính ( Nếu HS làm sai thì GV mới HD HS tính như SGK)
* Tương tự GV HD HS thực hiện phép tính
326 x 3.
b) Luyện tập
* Bài 1(55):
- Nêu cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính ?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2a: Tương tự bài 1.
* Bài 3:
- Đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
-Cho HS làm bài vào vở
- Chấm, chữa bài
* Bài 4:
- Treo bảng phụ
- Đọc đề bài
- X là thành phần nào của phép tính ?
- Nêu cách tìm số bị chia ?
- Chấm bài, nhận xét.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả.
- GV nhận xét bài làm của HS
- Nhận xét chung tiết học
- Hát
- 2 - 3 HS đọc
- Nhận xét
- HS đặt tính
- Thực hiện từ phải sang trái
- HS làm nháp và nêu cách tính.
x
123
2
246
- HS đọc y/c
- HS nêu
- Làm vào nháp
- 2 HS làm trên bảng
x
x
x
x
341 213 212 110
2 3 4 5
682 639 848 550
- Nhận xét bài làm của bạn
+ HS thực hiện, chữa bài
- 2 HS đọc bài toán
- Mỗi chuyến máy bay chở được 116 người
- 3 chuyến máy bay chở được bao nhiêu người ?
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm
Tóm tắt
1 chuyến : 116 người
3 chuyến : ..... người ?
Bài giải
Ba chuyến máy bay chở được số người là:
116 x 3 = 348 ( người)
Đáp số: 348 người.
+ HS QS
- 1 HS đọc
- X là SBC
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia
- HS làm bài vào vở
a) X : 7 = 101 b) X : 6 = 107
X = 101 x 7 X = 107 x 6
X = 707 X = 642
143 x 2
101 x 5
122 x 4
505 284 488
- Nhận xét
Tập làm văn
Nghe kể : Tôi có đọc đâu ! Nói về quê hương
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng nói :
- Nghe - nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui Tôi có đọc đâu !, lời kể rõ vui, tác phong mạnh dạn, tự nhiên.
- Biết nói về quê hương ( hoặc nơi mình đang ở ) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý ( Quê em ở đâu ? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ ? Tình cảm của em với quê hương như thế nào ? ) dùng từ đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương.
II. Đồ dùng
GV : Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện, bảng phụ viết sẵn gợi ý về quê hương
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc lá thư đã viết tiết TLV tuần 10
- Nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm BT
* Bài tập 1
- Nêu yêu cầu BT
- GV kể chuyện lần 1
- Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ?
- Người viết thư viết thêm vào thư của mình điều gì ?
- Người bên cạnh kêu lên như thế nào ?
- GV kể chuyện lần 2
- Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT
- GV giúp HS hiểu về quê hương: Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà , cha mẹ, họ hàng của em sinh sống.
- GV HD 1 HS dựa vào câu hỏi gợi ý để tập nói
- 3, 4 HS đọc
- HS nghe
- Nghe, kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu.
- HS QS tranh minh hoạ
- HS nghe
- Ghé mắt đọc trộm thư của mình
- Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư
- Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu !
- HS nghe
- 1 HS giỏi kể lại chuyện
- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe
- 4, 5 HS nhìn bảng đã viết sẵn gợi ý, thi kể lại ND câu chuyện trước lớp
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất
- HS trả lời: Người xem trộm thư cãi là mình không xem trộm đã lộ đuôi nói dối 1 cách tức cười.
+ Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em ở theo gợi ý
- HS thực hiện theo y/c BT
- HS tập nói theo cặp, sau đó nói trước lớp
- Cả lớp bình chọn bạn nói về quê hương hay nhất
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét và biểu dương những HS học tốt
- GV nhận xét chung giờ học
Hát: Đ/c Điệp dạy
Tự nhiên và xã hội: Thực hành
Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng (T2)
I- Mục tiêu: Học sinh có khả năng:
- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
- Biết cách xưng hô đối với những người họ hàng nội ngoại.
- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Giấy khổ to, bút, bảng phụ
- HS: HS mang ảnh chụp gia đình , họ hàng mình.
III- Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
3- Bài mới:
HĐ1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
a.Muc tiêu: HS biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
b. Cách tiến hành
- T. vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình
- T. nxét, khen ngợi những HS giới thiệu đầy đủ về gia đình mình.
HĐ2: Trò chơi : Xếp hình
a.Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết của học sinh về mối quan hệ họ hàng.
b. Cách tiến hành
- Cho HS dùng bìa khác màu làm mẫu 1 bộ , căn cứ vào sơ đồ xếp thành hình nhiều thế hệ.
- T. nxét , tuyên dương nhóm làm tốt
4- Hoạt động nối tiếp
- Những ai là họ hàng bên nội ? Những ai là họ hàng bên ngoại ?
- Những người trong gia đình cần có tình cảm như thế nào với nhau ?
- Về nhà ôn bài
- Hát
- HS vẽ và điền tên những người trong gia đình mình vào sơ đồ.
- HS giới thiệu sơ đồ mối quan hệ họ hàng của mình.
- Các nhóm tự làm và xếp hình
- Thi đua giữa các nhóm xem nhóm nào xếp đẹp, đúng nhất
- HS nêu vài em nhắc lại
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt sao
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình và của các bạn trong sao
cũng như cả lớp.
- Rèn tính tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.
II Nội dung sinh hoạt
* HĐ1: Sinh hoạt sao
- T. cho HS tiến hành sinh hoạt dưới sự điều khiển của sao trưởng
- Trong sao phải chỉ ra ưu, khuyết điểm của từng bạn
- T. theo dõi hướng dẫn HS sinh hoạt
* HĐ2: Các sao báo cáo
- T. gọi từng sao lên báo cáo
- Các sao khác nhận xét , bổ sung
* HĐ3: GV tổng hợp ý kiến
+ Ưu điểm:
- Nhiều bạn tiến bộ về chữ viết: Dương, Hà, Hồng
- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
- Thực hiện tốt nền nếp lớp
- Trong lớp chú ý nghe giảng : Thu Hà, Anh, Phong, Linh
+ Nhược điểm :
- Chưa chú ý nghe giảng: Hiếu, Sơn, Nam
- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : Thu, Sơn
- Chưa thuộc bảng cửu chương: Hiếu, Hải, Quyền
+ Phương hướng tuần sau
- Duy trì mọi thành tích đã đạt được.
- Khắc phục tồn tại để tuần sau thực hiện tốt hơn.
File đính kèm:
- tuan 11.doc