Giáo án Lớp 3 Tuần 10 Trường Tiểu học Cổ Đông

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và bớc đầu bộc lộ được tính chất, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại.

2. Đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi.

 - Hiểu đợc nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhiệm vụ trong câu chuyện với quê hơng, với ngời thân qua giọng nói quê hơng thân thuộc.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 10 Trường Tiểu học Cổ Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họ hàng nội, ngoại: * B1: Cá nhân: - GV phát phiếu bài tập cho từng em làm: 2’ - Yêu cầu hs trả lời Điền Đ hay S vào ô trống: a. Chỉ cần yêu quý bố mẹ, những ngời thân trong gia đình o b. Họ hàng chỉ gây rắc rối, phiền nhiều cho chúng ta o c. Cần phải yêu quý và quan tâm đến họ hàng của mình o d. Chỉ cần yêu quý họ hàng bên nội o e. Yêu quý họ hàng 2 bên nội ngoại như nhau - 3-4 em trình bày. Đ: c, e; S: a, b, d - Nhận xét câu trả lời - KL: Ông bà nội, ngoại và các cô, dì, chú bác cùng các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải yêu quý, quan tâm giúp đỡ họ * B2: Làm việc cả lớp: - GV yêu cầu hs liên hệ bản thân, kể về những hành vi, cách ứng xử của mình đối với những người họ hàng - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, tổng kết ý kiến + 1-2 em đọc phần ghi nhớ trong SGK Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2008 Tập viết Ôn chữ hoa G I. Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ viết hoa G - Viết đúng, đẹp các chữ hoa Ô, G, T, V, X - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng “ Ông Gióng” và câu ứng dụng - Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng giữa các chữ trong từng cụm từ II.đồ dùng dạy - học: - Mẫu chữ viết hoa Ô, G, T, V, X - Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Thu vở của 1 số hs để chấm bài VN - Gọi hs lên bảng viết từ gò, công, gà, khôn - 3 hs lên bảng viết, hs dưới lớp viết bảng con - Nhận xét, cho điểm hs 2. Dạy – học bài mới: 2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài 2.2. HD viết chữ hoa: a. Quan sát và nêu qui trình viết chữ Ô, G, T, V, X - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Có các chữ hoa Ô, G, T, V, X - Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi hs nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2 - 5 hs nhắc lại, lớp theo dõi - Viết lại mẫu chữ hoa hs quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. b. Viết bảng: - Yêu cầu hs viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa cho từng hs - 3 hs lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con 2.3. HD viết từ ứng dụng: a. Giới thiệu từ ứng dụng: - Gọi 1 hs đọc từ ứng dụng - 1 hs đọc: Ông Gióng - Em biết gì về ông Gióng? - Là nhân vật trong chuyện cổ Thánh Gióng đã đánh giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc b. Quan sát, nhận xét: - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? - Chữ ô, G, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? - Bằng 1 con chữ to. c. Viết bảng: - Yêu cầu học sinh viết từ ứng dụng - 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con. 2.4.Hướng dẫn viết câu ứng dụng. a. Giả thiết câu ứng dụng: - Gọi học sinh câu ứng dụng - 3 học sinh đọc: Gió đưa …………………….. ……………..Thọ Xương - Giải thích: Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Trấn Vũ là 1 đền thờ và Thọ Xương là những địa điểm thuộc Hà Nội trước đây b. Quan sát và nhận xét: - Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào? - Các chữ G, L, g, T, V, X, h cao 2 ly rưỡi, t cao 1 li rưỡi, t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. c. Viết bảng: - Yêu cầu học sinh viết: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương vào bảng con - 3 học sinh lên bảng viết 2.5. HD viết vở tập viết: - Cho học sinh quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết. - Yêu cầu học sinh viết bài - HS viết theo mẫu trong vở - Thu và chấm 5 bài 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh - Dặn học sinh về nhà luyện viết thêm Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2008 Tập làm văn Tập viết thư và phong bì thư I. Mục tiêu: - Dựa theo bài “ Thư gửi bà” và gợi ý về nội dung, hình thức bức thư,viết được 1 bức thư ngắn cho người thân - Biết ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung trên phong bì thư II.Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về hình thức và nội dung 1 bức thư - Mỗi học sinh chuẩn bị 1 tờ giấy, 1 phong bì thư III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài văn “ Kể về 1 người hàng xóm mà em yêu quý” 2. Dạy – học bài mới: 2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài 2.2. HD viết thư: - Y/c hs đọc đề bài 1 và gợi ý - 2 hs đọc trước lớp - Em sẽ gửi thư cho ai? - Ông, bố mẹ, anh,… - Dòng đầu thư em viết thế nào? - 2-3 học sinh trả lời - Trong phần hỏi thăm người nhận thư, em sẽ viết những gì? - 2-3 hs nêu - Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân? - 2 học sinh trả lời. - Em muốn chúc người thân của mình những gì? - 2 hs trả lời. VD: Cháu kính chúc ông mạnh khoẻ, sống lâu. - Yêu cầu học sinh cả lớp viết thư, . Nhận xét và cho điểm hs - 1 hs đọc trước lớp, lớp nhận xét 2.3. Viết phong bì thư: - Yêu cầu học sinh đọc phong bì thư được minh hoạ trong SGK. - Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì? - Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi - Góc bên phải, phía dưới của phong bì ghi những gì? - Ghi họ tên, địa chỉ của ngời nhận thư - Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận? - Phải ghi đầy đủ, họ tên số nhà, đường phố, phường quận, thành phố. - Chúng ta dán tem ở đâu? - Dán tem ở góc bên phải, phía trên - Yêu cầu hs viết bì thư, sau đó KT bì thư của 1 số em. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu hs nhắc lại các nội dung chính trong 1 bức thư. Toán Bài toán giải bằng hai phép tính I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Làm quen với bài toán giải bằng 2 phép tính - Bước đầu biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và trình bày lời giải II.Chuẩn bị: - Nội dung hướng dẫn bài toán mẫu - Bài tập luyện tập III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 2. Dạy – học bài mới: 2.1. Giới thiệu bài toán: * Bài toán 1: - Gọi 1 hs đọc đề bài - Hàng trên có mấy cái kèn? - 3 cái kèn - Mô tả hình vẽ cái kèn bằng hình vẽ sơ đồ như SGK - Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn? - Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. - Hàng dưới có mấy cái kèn? - Có 3 + 2 = 5 (cái kèn) - VS để tìm số kèn hàng dưới còn lại thể hiện phép tính cộng 3 + 2 = 5 - Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, số kèn hàng dưới là SL. Muốn tính SL ta lấy SN + phần hơn - Vậy cả 2 hàng có mấy cái kèn? - Cả hai hàng có 3 + 5 = 8 (cái kèn) - HD học sinh trình bày bài giải. * Bài toán 2: - Nêu bài toán: - 1 hs đọc đề bài - Bể cá thứ nhất có mấy con cá? - HD giải: + Để tính được tổng số của bể ta phải biết những gì? + Biết được số cá ở mỗi bể + Số cá ở bể 1 biết chưa? + Biết rồi là 14 con + Số cá ở bể 2 biết chưa? + Cha biết + Vậy trước hết phải tìm số cá ở bể 2 + Số cá ở bể 2 là bao nhiêu? 4 + 3 = 7 (con cá) + Tính số cá ở 2 bể? 4 + 7 = 11 (con cá) - HD hs trình bày lời giải 2.3. Luyện tập: * Bài 1: - Gọi 1 hs đọc đề bài - Bài toán cho biết gì và hỏi gì? Giải Số bưu ảnh của em là: 15 – 7 = 8 (bưu ảnh) Số bưu ảnh của hai anh em: 15 + 8 = 23 (bưu ảnh) ĐS: 23 bưu ảnh * Bài 2: - Gọi 1 hs đọc đề toán - Bài toán cho biết gì và hỏi gì? - Yêu cầu hs tóm tắt vào giấy nháp, 1 hs tóm tắt trên bảng - Yêu cầu hs tự giải - 1 hs lên bảng, lớp giải vào vở: Giải Thùng 2 đựng số l dầu là: 18 + 6 = 24 (l) Cả thùng đựng số l dầu là: 18 + 24 = 42 (l) ĐS: 42 l - Chữa bài và cho điểm hs * Bài 3: - Bài yêu cầu làm gì? - Nêu toán theo sơ đồ rồi giải - Yêu cầu hs đọc sơ đồ - Yêu cầu hs đọc đề toán - Bài toán cho biết gì và hỏi gì? - Yêu cầu hs tóm tắt vào giấy nháp, 1 hs tóm tắt trên bảng. - Yêu cầu học sinh tự giải - 1 hs lên bảng, lớp giải vào vở: Giải Thùng 2 đựng số l dầu là: 18 + 6 = 24 (l) Cả 2 thùng đựng số l dầu là: 18 + 24 = 42 (l) ĐS: 42 l.dầu - Chữa bài và cho điểm hs * Bài 4: - Bài yêu cầu làm gì? - Nêu bài toán theo sơ đồ rồi giải - Yêu cầu hs đọc sơ đồ - Yêu cầu hs đọc đề bai hoàn chỉnh Giải Bao ngô cân nặng là: 27 + 5 = 32 (kg) Cả 2 bao cân nặng là: 27 + 32 = 59 (kg) ĐS: 59 kg - Chữa bài và cho điểm hs 3. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu hs về nhà làm bài tập thêm. Nhận xét tiết học chính tả Quê hương I. Mục tiêu: - Nghe và viết chính xác 3 khổ thơ đầu trong bài “ Quê hương” - Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt et/ oet; tập giải câu đố để xác định cách viết 1 số chữ có âm đầu l/n. - Trình bày đúng, đẹp hình thức thơ có 6 tiếng 1 dòng II.Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập chính tả III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng và yêu cầu viết các từ cần chú ý viết đúng ở bài chính tả. - 1 hs đọc cho 3 hs viết lên bảng: quả xoài, xoáy nước đứng lên, thanh niên - Nhận xét, cho điểm học sinh 2. Dạy – học bài mới: 2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài - Nghe giới thiệu 2.2. HD viết chính tả: a. Tìm hiểu nội dung đoạn thơ: - GV đọc 3 khổ thơ lần 1 - Theo dõi GV đọc, 2 hs đọc lại - Quê hương gắn liền với những hình ảnh nào? - Chùm khế ngọt, b. HD viết từ khó: - Yêu cầu hs nêu các từ khó, dễ lẫn - Trèo hái, rợp bớm vàng bay, cầu tre, nghiêng che - Y/c hs đọc và viết các từ tìm được. - 3 hs lên bảng viết, lớp viết vào nháp. c. HD cách trình bày: - Các khổ thơ được viết nh thế nào? - Cách nhau 1 dòng - Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào cho đúng và đẹp? - Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và lùi vào 2 ô. d. Nghe – viết - HS nghe GV đọc viết bài g. Chấm bài 2.3. HD làm bài tập chính tả: * Bài 2: - Gọi 1 hs đọc yêu cầu - 1 hs đọc yêu cầu SGK - Yêu cầu học sinh tự làm - 3 hs lên bảng làm, lớp làm nháp * Bài 3: a. Gọi 1 hs đọc yêu cầu - 1 hs đọc yêu cầu trong SGK - Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi - 2 hs thực hiện 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn hs VN đọc lại câu đố HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng Tuần 9 Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008 Mĩ thuật Thưởng thức mĩ thuật: Xem tranh tĩnh vật ( Đồng chí giáo viên bộ môn dạy) Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2008 Thủ công Ôn tập chương I: Phối hợp gấp, cắt, dán hình (Tiết 2) ( Đồng chí giáo viên bộ môn dạy) Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2008 Âm nhạc Học hát: Lớp chúng ta đoàn kết ( Đồng chí giáo viên bộ môn dạy)

File đính kèm:

  • doctuan10.doc
Giáo án liên quan