1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: rủ nhau, hỏi đường, vui vẻ, ngạc nhiên, gương mặt, cặp mắt, xin lỗi, quả thật, nghẹn ngào, mím chặt,.
- Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhận vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Nắm được nghĩa của các từ mới : đôn hậu, thành thực, Trung Kì, bùi ngùi,
- Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
42 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 10 Năm học 2004-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ngăn dưới trước, sau đó mới tính số quyển sách của cả hai ngăn.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 :
GV gọi HS đọc đề bài.
GV hỏi :
+ Gà trống có bao nhiêu con ?
+ Số gà mái như thế nào so với số gà trống ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được đàn gà có bao nhiêu con ta phải biết được những gì ?
+ Số con gà trống biết chưa ?
+ Số con gà mái biết chưa ?
Giáo viên : vậy chúng ta phải đi tìm số con gà mái trước, sau đó mới tính số con gà của cả đàn
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
HS đọc
Hàng trên có 3 cái kèn
Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn
Muốn biết hàng dưới có mấy cái kèn ta lấy số cái kèn hàng trên cộng với phần hơn
Muốn biết cả hai hàng có mấy cái kèn ta lấy số kèn hàng trên cộng với số kèn hàng dưới
HS làm bài
HS đọc
Bể cá thứ nhất có 4 con cá
Số cá bể 2 nhiều hơn số cá bể 1 là 3 con cá.
Bài toán hỏi tổng số cá của hai bể
Để tính được tổng số cá của cả hai bể ta phải biết được số cá của mỗi bể
Số cá của bể 1 biết rồi là 4 con cá
Số cá của bể 2 chưa biết
Số cá bể 2 là: 4 + 3 = 7 (con cá)
Tổng số cá của cả hai bể là :
4 + 7 = 11 ( con cá )
HS làm bài
Cá nhân
Học sinh đọc
Ngăn trên có 32 quyển sách.
Số quyển sách ngăn dưới ít hơn so với số quyển sách của ngăn trên là 4 quyển.
Hỏi cả hai ngăn có bao nhiêu quyển sách ?
Để tính được cả hai ngăn có bao nhiêu quyển sách ta phải biết được số quyển sách của mỗi ngăn.
Số quyển sách ngăn trên biết rồi là 32 quyển
Số quyển sách ngăn dưới chưa biết
1 HS lên bảng làm bài.
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Gà trống có 27 con
Số gà mái nhiều hơn số gà trống là 15 con.
Hỏi đàn gà có bao nhiêu con ?
Để tính được đàn gà có bao nhiêu con ta phải biết được gà trống có bao nhiêu con, gà mái có bao nhiêu con.
Số con gà trống biết rồi là 27 con
Số con gà mái chưa biết
1 HS lên bảng làm bài.
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Bài toán giải bằng hai phép tính ( tiếp theo ).
GV nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS có khả năng :
Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.
Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình
Kĩ năng : HS biết xưng hô đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại .
Ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại.
Thái độ : Học sinh có tình cảm yêu quý, quan tâm giúp đỡ những người họ hàng thân thích, không phân biệt bên nội cũng như bên ngoại.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Tranh vẽ trong SGK, giấy bút và một tờ giấy khổ lớn
Học sinh : SGK, ảnh họ hàng nội ngoại.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Các thế hệ trong một gia đìønh
Giáo viên gọi học sinh lên nói về gia đình của mình
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’)
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những người họ hàng mà em biết
Giáo viên giới thiệu : Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Họ nội, họ ngoại ”
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK ( 18’ )
Mục tiêu : giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 trang 40 ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi :
+ Hương cho các bạn xem ảnh của những ai ?
+ Quang cho các bạn xem ảnh của những ai ?
+ Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra ai trong ảnh ?
+ Ông bà nộïi của Quang đã sinh ra ai trong ảnh ?
Yêu cầu các nhóm trình bày
Giáo viên hỏi tiếp học sinh :
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai ?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?
GV kết luận:
Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội .
Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
Hoạt động 2: kể về họ nội và họ ngoại (15’ )
Mục tiêu : Học sinh biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình
Phương pháp : giảng giải, thảo luận.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm nói về họ nội và họ ngoại của mình bằng cách dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn.
Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả họp nhóm.
Giáo viên giúp học sinh hiểu : mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh, chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.
Hoạt động 3 : đóng vai (15’ )
Mục tiêu : Học sinh biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình
Phương pháp : giảng giải, thảo luận, đóng vai.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai một trong các tình huống sau :
+ Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.
+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng
+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình.
Kết luận : ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
Hát
Học sinh kể
Học sinh kể
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi. HS tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy.
Hương cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại, mẹ và bác ruột Hương.
Quang cho các bạn xem ảnh của ông bà nộïi, bố và cô ruột Quang.
Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra mẹ Hương và bác ruột Hương.
Ông bà nộïi của Quang đã sinh ra bố Quang và cô ruột Quang
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Những người thuộc họ nội gồm : ông bà nộïi, bố, cô, chú, …
Những người thuộc họ ngoại gồm : ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu, …
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn trong lớp.
Cả nhóm nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương.
Từng nhóm treo tranh của mình lên bảng. Một vài học sinh trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô.
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận và đóng vai tình huống
Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 17 : Thực hành : Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
Rèn chữ viết
GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết.
Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa Gi, Ô, T cỡ nhỏ.
Cho học sinh viết tên riêng : Ông Gióng
Cho HS luyện viết ở vở
Nhận xét
HS viết bảng con.
HS viết vào vở.
Thủ công
I/ Mục tiêu :
Đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.
II/ Chuẩn bị :
GV : Mẫu các bài 1, 2, 3, 4, 5
HS : bút chì, kéo thủ công
III/ Nội dung bài kiểm tra:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Nhận xét bài gấp, cắt, dán bông hoa của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán bông hoa đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài : Kiểm tra chương 1 : phối hợp gấp, cắt, dán hình ( 1’ )
Nội dung kiểm tra ; ( 10’ )
Giáo viên nêu đề kiểm tra : “ Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I”
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra : biết cách làm và thực hiện các thao tác để làm được một trong những sản phẩm đã học. Sản phẩm phải được làm theo quy trình. Các nếp gấp phải thẳng, phẳng. Các hình phối hợp gấp cắt dán như ngôi sao năm cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối
Giáo viên cho học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong chương I
Giáo viên cho học sinh quan sát lại các mẫu : Quyển vở được bọc cẩn thận, hình gấp tàu thuỷ hai ống khói, hình gấp con ếch, hình lá cờ đỏ sao vàng, hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra qua thực hành gấp, cắt, dán một trong những bài đã học.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng.
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh lắng nghe
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : cắt, dán chữ cái đơn giản
Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- ga toan tuan 10.doc