Giáo án lớp 3 tuần 1 - Trường tiểu học Long Sơn 2

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : giúp HS : Nâng cao nhận thức, thái độ về tình làng, nghĩa xóm.

2. Kĩ năng : Biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.

- Đồng tình với những ai biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng, không đồng tình với những ai thơ ơ không quan tâm, giúp đỡ đến hàng xóm láng giềng

3. Thái độ : giáo dục học sinh biết thực hiện hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằng ngày.

 II/ Chuẩn bị:

- Giáo viên : vở bài tập đạo đức, Phiếu thảo luận cho các nhóm

- Học sinh : vở bài tập đạo đức.

III/ Các hoạt động :

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 tuần 1 - Trường tiểu học Long Sơn 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Nghe kể : Giấu cày. Giới thiệu về tổ em. Khối trưởng duyệt Hiệu phó duyệt Toán ( 8 giờ 45’ – 9 giờ 25’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( có dư ở các lượt chia ). Củng cố về giải toán và vẽ hình tứ giác có hai góc vuông. Kĩ năng: học sinh làm tính nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vơ bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Chia số có hai chữ số với số có một chữ số ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : Chia số có hai chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )( 1’ ) Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 78 : 4 ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( có dư ở các lượt chia ) Phương pháp : giảng giải, đàm thoại GV viết lên bảng phép tính : 78 : 4 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK Giáo viên hướng dẫn : chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị + 7 chia 4 được mấy ? + Viết 1 vào đâu ? Giáo viên : 1 là chữ số thứ nhất của thương và cũng là thương trong lần chia thứ nhất. Sau khi tìm được thương lần thứ nhất, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ nhất + 1 nhân 4 bằng mấy? Giáo viên : Viết 4 thẳng cột với hàng chục của số bị chia và thực hiện trừ : 7 trừ 4 bằng 3, viết 3 thẳng cột với 7 Giáo viên : Tiếp theo ta sẽ chia hàng đơn vị của số bị chia : Hạ 8 được 38, 38 chia 4 được mấy? Giáo viên : Viết 9 vào thương, 9 là thương trong lần chia thứ hai. Giáo viên : trong lượt chia cuối cùng, số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 78 : 4 = 19 là phép chia có dư ở các lượt chia. Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia. Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ ) Mục tiêu : giúp học củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài GV gọi HS nêu lại cách tính GV Nhận xét Bài 2 : đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn. GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 3 : tính GV gọi HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên yêu cầu học sinh tìm số tổ có 6 người + Vậy sau khi chia tổ thì còn mấy bạn chưa có tổ ? Giáo viên : vậy chúng ta phải có thêm 1 tổ nữa để 4 bạn này thành lập một tổ. Lúc này trong lớp có bao nhiêu tổ ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : vẽ hình tam giác ABC có một góc vuông GV gọi HS đọc đề bài Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. A cB Hát HS suy nghĩ để tìm kết quả 78 4 4 19 38 36 2 7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3. Hạ 8 được 38; 38 chia 4 được 9, viết 9. 9 nhân 4 bằng 36; 38 trừ 36 bằng 2 7 chia 4 được 1 Viết 1 vào thương 1 nhân 4 bằng 4 38 chia 4 được 9 Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét HS nêu HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét HS nêu Học sinh đọc Lớp 3A có 34 học sinh, cần phải chia thành các tổ, mỗi tổ có không quá 6 người. Hỏi có ít nhất bao nhiêu tổ ? Số tổ có 6 người là 34 : 6 = 5 ( dư 4 ) Vậy sau khi chia tổ thì còn 4 bạn chưa có tổ Trong lớp có : 5 + 1 = 6 ( tổ ) 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải : Ta có : 34 : 6 = 5 ( dư 4 ) Vậy số tổ cần có ít nhất là : 5 + 1 = 6 ( tổ ) Đáp số : 6 ( tổ ) Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Chuẩn bị : Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số . GV nhận xét tiết học. Mĩ thuật ( 9 giờ 25’ – 10 giờ 05’ ) Làm bài tập (10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ ) Tự nhiên xã hội ( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết : Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh ( thành phố ). Kĩ năng : HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính của tỉnh nơi các em đang sống. Thái độ : HS có ý thức gắn bó, yêu quê hương. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Hình vẽ trang 52, 53, 54, 55 SGK Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, … cấp tỉnh. Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống Hoạt động 1: Nói về tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống ( 7’ ) Mục tiêu : học sinh có hiểu biết về các cơ quan hành chính của tỉnh nơi các em đang sống Phương pháp : quan sát, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về các tranh ảnh, hoạ báo sưu tầm được. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhận xét Hoạt động 2: Vẽ tranh ( 7’ ) Mục tiêu : học sinh biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế, … của tỉnh nơi các em đang sống Phương pháp : quan sát, thực hành Cách tiến hành : Giáo viên gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá, … Giáo viên dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi một số học sinh mô tả tranh vẽ Giáo viên tuyên dương những học sinh vẽ đẹp. Hát ( 4’ ) Học sinh kể Học sinh quan sát và thảo luận Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Học sinh tập trung các tranh ảnh và bài báo, trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh vẽ theo sự hướng dẫn của Giáo viên Học sinh mô tả Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 29 : Các hoạt động thông tin liên lạc. § § § Rèn chữ viết ( 14 giờ 20 – 15 giờ 00’ ) GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa K, Kh, Y cỡ nhỏ Cho học sinh viết tên riêng : Yết Kiêu Cho HS luyện viết ở vở Nhận xét HS viết bảng con. HS viết vào vở. Sinh hoạt lớp ( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ ) ( giáo án rời ) F Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: Toán : Tự nhiên xã hội : Khối trưởng Hiệu phó § § § Làm bài tập ( 10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ ) Ôn Tập làm văn ( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ ) GV tiếp tục cho học sinh viết một bức thư cho một người bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh miền Nam ( hoặc miền Trung, miền Bắc ) theo gợi ý trong SGK Giáo viên : đầu tiên các em cần xác định rõ Em viết thư cho bạn tên là gì ? Ở tỉnh nào ? Ở miền nào ? Lưu ý : nếu các em không có một người bạn ở miền khác của đất nước thì có thể viết thư cho một người bạn mình được viết qua đọc báo, nghe đài … hoặc một người bạn em tưởng tượng ra. + Mục đích em viết thư để làm gì ? + Hãy nhắc lại cách trình bày một bức thư ? Giáo viên hướng dẫn : vì là thư làm quen nên đầu thư, các em cần nêu lí do vì sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn. Em có thể nói với bạn rằng con được biết bạn qua đài, báo, truyền hình .. và thấy quý mến, cảm phục bạn, … nên viết thư xin được làm quen. Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu về mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khỏe, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt. Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn và nhớ ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời. Giáo viên cho học sinh nói phần mở đầu thư trước lớp Giáo viên cho học sinh viết bài vào vở. Chú ý nhắc học sinh về nội dung, cách diễn đạt ( dùng từ, đặt câu, chính tả … ) Gọi học sinh đọc thư của mình trước lớp Nhận xét, bổ sung, cho điểm học sinh. Gọi học sinh xung phong trình bày trước lớp Giáo viên nhận xét Em viết thư cho một người bạn ở miền Nam ( Trung hoặc Bắc ) Mục đích em viết thư để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt. Học sinh nêu cách trình bày một bức thư như bài tập đọc Thư gửi bà. Cá nhân Lớp nhận xét và bổ sung Học sinh viết bài vào vở. Cá nhân Học sinh xung phong trình bày trước lớp § § § Ôn Chính tả ( 14 giờ 20’ – 15 giờ 00’ ) GV tiếp tục cho học sinh biết phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : au / âu, l / n, i / iê Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Hoa mẫu đơn Lá trầu Sáu điểm Mưa mau hạt Đàn trâu Quả sấu Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. Chim có tổ, người có tông. Tiên học lễ, hậu học văn. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Bắt đầu bằng l : Bắt đầu bằng n : Có âm i : Có âm iê : Điền vần au hoặc âu vào chỗ trống : Điền vào chỗ trống : l / n, i / iê Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Nhớ Việt Bắc : Khối trưởng duyệt Hiệu phó duyệt Ï Ð

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 1 CKTKN.doc
Giáo án liên quan