A. Tập đọc :
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa
các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân
vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(trả lời được các câu hỏi sgk)
B. Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 1 Trường TH Trần Tống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS đọc yêu cầu nhiệm vụ phần kể.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn tranh :
- HS quan sát 3 tranh từng cặp kể cho nhau
- Nếu HS lúng túng gợi ý để HS kể.
- 3 HS nối tiếp nhau, QS tranh kể 3 đoạn
- Sau 1 lần HS kể, lớp và GV nhận xét :
+ Về nội dung : đủ ý
+ Về diễn đạt : Thành câu ?
+ Về thể hiện : Tự nhiên ?
C. Củng cố, dặn dò :
- Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- HS phát biểu ý kiến
- Về nhà rèn đọc bài
Chính tả:(nhìn viết) CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU :
- Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong
bài
- Làm đúng bài tập 2a,b điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong
bảng của BT3
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng lớp viết sẵn đoạn văn HS cần chép - Nội dung bài 2b.Bảng phụ bài 3/6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Mở đầu :
- Nhắc lưu ý giờ học Chính tả.Chuẩn bị đồ dùng.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS tập chép :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- GV đọc đoạn chép bảng
- 2 HS nhìn bảng đọc lại
- Đoạn này chép từ bài nào ?
- ... Cậu bé thông minh
- Đoạn chép có mấy câu ?
- 3 câu
- Lời nói của cậu bé được đặt sau dấu câu nào ?
- Dấu hai chấm (:)
- Các chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
- Sau dấu chấm và tên riêng.
- Những từ nào hay viết nhầm lẫn
- HS phát hiện : bảo, mâm cỗ, sắc, xẻ.
- GV gạch dưới từ khó - GVphân tích từ khó
- HSđọc lại từ khó - HS viết BC từ khó
b. Chép bài vở :
- HS chép bài vở
- GVđọc bài bảng- GV uốn nắn tư thế ngồi
C. Chấm, chữa bài :
- HS tự dò bài - HS đổi vở chấm chéo
- GV chấm 4 - 5 HS
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
* Bài 2 a,b :
- HSđọc yêu cầu đề.
- HS làm vở - Lớp nhận xét Đ-S.
- HS đọc toàn bài
* Bài 3 :
- H dẫn HS học thuộc 10 chữ và tên chữ.
- HS nói (viết) lại
- HS điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng
4. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009
Luyện từ và câu: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
I.MỤC TIÊU:
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1)
- Tìm được những sự vật được so sánhvới nhau trong câu văn, câu thơ (BT2)
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó.(BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ bài 1.
- Viết bảng lớp bài 2
- Tranh minh họa 2c.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Mở đầu : GV nói tác dụng tiết Luyện từ và câu.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Bài 1 : Bảng phụ
Lưu ý : người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật.
- GV chốt lời giải đúng: Tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai.
- 1 HS đọc yêu cầu đề
- Lớp đọc thầm
- 1 HS làm mẫu dòng thơ 1
- Lớp nhận xét - Lớp làm vở
- 3 HS lên bảng làm, mỗi HS 1 dòng
- Lớp nhận xét. - Lớp chữa bài
b. Bài 2 : GV gợi ý : Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
Trước khi HS làm bài, GV cho ví dụ
-Râu ông dài và bạc như cước.
-Bạn Thu cao hơn bạn Liên.
- Hỏi HS vì sao tác giả so sánh như vậy?
- ... hoa đầu cành
- HS trao đổi nhóm đôi.
- 3 HS làm bài bảng, gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
- HS nhận xét bài trên bảng
- HS trả lời
® GV chốt lời giải đúng.
Hai bàn tay em - Hoa đầu cành
-Vì hai bàn tay bé thật nhỏ xinh, đẹp như những bông hoa đầu cành.
Mặt biển - Tấm thảm khổng lồ
Cánh diều - Dấu á
Dấu hỏi - Vành tai nhỏ
GV:…hai bàn tay của bé và hoa đầu cành đều rất đẹp, rất xinh.
c. Bài tập 3 :
-Em thấy câu thơ nào hay ? vì sao?
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- HS nối tiếp tự do phát biểu
3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học.
- HS về quan sát các vật xung quanh có thể so sánh chúng với gì ?
Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2009
Tập đọc: HAI BÀN TAY EM
I. MỤC TIÊU :
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
- Hiểu nội dung bài: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu(Trả lời được các câu hỏi sgk). Học thuộc 2,3 khổ thơ trong bài. HS khá giỏi thuộc cả bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài học SGK. - Bảng phụ viết 3 khổ thơ cuối.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ : 3 HS đọc nối tiếp bài "Cậu bé thông minh".
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Luyện đọc :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. GV đọc bài thơ
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, giải nghĩa từ.
- GV sửa HS đọc từ sai.
- Đọc từng dòng thơ, mỗi em đọc 2 dòng nối tiếp.
- HS nối tiếp đọc 5 khổ thơ (2 lượt)
- Hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi, truyền cảm.
- Giải nghĩa từ : siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm :
+ Luyện đọc nhóm đôi,lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Đọc thầm khổ 1
Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
- .. nụ hoa hồng, ngón tay xinh như …
+ Đọc thầm các khổ còn lại
- Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ?
- Buổi tối : 2 hoa ngủ cùng bé
- Sáng : Tay... đánh răng, chải tóc
- Khi học : ... hoa nở trên giấy
- Một mình tâm sự với bàn tay
- Em thích khổ nào ? Vì sao ?
- HS tự phát biểu
4. Học thuộc lòng bài thơ :
- GV treo bảng phụ 3 khổ sau
- HS đọc đồng thanh
- GV xóa dần từ, cụm từ
- HS thi học thuộc bài thơ, đọc nối tiếp khổ thơ theo tổ.
5. Củng cố, dặn dò :
- 1 HS xung phong học thuộc - Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ
Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2009
Chính tả: (nghe-viết) CHƠI CHUYỀN
I. MỤC TIÊU :
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng các vần ao, oao vào chỗ trống(BT2)
- Làm đúng BT (3) b sgk
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- 3 HS lên bảng, lớp bảng con : dân làng, tiếng đàn, đàng hoàng.
- 2 HS đọc thuộc thứ tự 10 tên chữ đã học.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe, viết :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài thơ
- 1 HS đọc lại bài thơ, lớp đọc thầm
- Giúp HS nắm bài thơ :
- HS đọc khổ 1
+ Khổ 1 nói điều gì ?
- Tả các bạn chơi chuyền
- HS đọc thầm khổ 2
+ Khổ 2 nói điều gì ?
- ...giúp các bạn tinh mắt...
- Giúp HS nhận xét :
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
- 3 chữ
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
- Viết hoa
+ Những câu thơ nào được đặt trong ngoặc kép ? Vì sao ?
- "Chuyền..... đôi". Vì lời nói
+ Nên bắt đầu viết từ ô vào trong vở ?
- Giữa trang vở, vào khoảng 5 ô
- Hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng
- HS viết bảng con từ dễ sai
b. Đọc cho HS viết bài
- GV đọc thong thả từng dòng
- HS viết vở
c. Chấm, chữa bài :
- GV đọc
- HS dò bài, đổi vở chấm
- GV chấm 4, 5 HS
3. Hướng dẫn HS làm bài chính tả
- Nêu yêu cầu bài tập
a. Bài tập 2 :
- Sử dụng bảng phụ, 2 HS lên làm, lớp làm bảng con.
- Bảng phụ
- Lớp nhận xét sửa, một số HS đọc
- Lớp làm vở bài tập
b. Bài tập 3b : Tương tự phần 2
- ngang, hạn, đàn
4. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học.
Tập viết: ÔN CHỮ HOA A
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng chữ hoa A(1 dòng), V, D (1dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính(1dòng) và câu ứng dụng: Anh em...đỡ đần(1 lần)bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HS khá giỏi: viết đúng và đủ các dòng(tập viết trên lớp) trong trang vở TV 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu chữ viết hoa A.- Vở Tập viết 3 - T1, phấn, bảng con.
- Tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ vào dòng ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Mở đầu : Nêu yêu cầu tiết Tập Viết 3
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Luyện chữ viết hoa :
A V D
+ Dán mẫu chữ viết hoa A.
- Cô có mẫu chữ gì ?
- Chữ viết hoa A
- Chữ viết hoa A có độ cao ?
- Có mấy nét ? Là nét nào ? Gv nêu cấu tạo
- 2,5 đơn vị - 2,5 dòng li
- HS trả lời
- GV viết vừa giảng cách viết
- 1 HS lên bảng viết -Lớp viết bảng con.
+ Trong bài còn có chữ cái nào viết hoa?
- HS trả lời : V, D
- GV dán mẫu chữ V, D.
-Hs theo dõi GV viết vừa hướng dẫn cách viết
(điểm đặt bút, dừng bút từng chữ)
- 1 HS lên bảng viết- Lớp viết bảng con.
- Nhận xét bài bạn viết
b. HS viết từ ứng dụng :
Vừ A Dính
- Vì sao viết hoa ?-GV giới thiệu nội dung tên
- HS viết bảng con
cLuyện viết câu ứng dụng :
- HS đọc câu ứng dụng
- Hiểu gì về câu tục ngữ này ?- Liên hệ.
- Nhận xét cách viết câu ... chữ hoa ?
- GV hướng dẫn viết 2 từ viết Anh, Rách
- HS viết bảng con : Anh, Rách.
3. Hướng dẫn viết vở Tập Viết :
- HS viết vở
- Nêu yêu cầu viết, tư thế ngồi, cầm viết
4. Chấm, chữa bài : Chấm 5 - 7 bài
5. Củng cố dặn dò
- Viết phần luyện thêm
Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009
Tập làm văn: NÓI VỀ ĐỘI TNTP. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I. MỤC TIÊU:
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT 1)
- Điền đúng nội dung vào mẫu; đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (photo phát cho HS)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Bài tập 1 :
-Đội thành lập ngày nào ? Ở đâu?
- 2 HS đọc yêu cầu bài.Lớp đọcthầm
- HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi
- ĐD nhóm thi nói về Đội TNTP HCM.
-Ngày15/5/1941tạiPácBó(Cao Bằng)
-Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
- Nông Văn Dền, Nông Văn Thàn, Lí Văn Tịnh, Lí Thị Mi, Lí Thị Xậu.
-Những lần đổi tên của Đội?
-Em hãy tả chiếc khăn quàng?
- 15/5/1951: Đội TN Tháng Tám
- 2/1956 : Đội TNTP
- 30/1/1970: Đội TNTPHCM
- GV bổ sung
- Lớp nhận xét
b. Bài tập 2 :
- 1 HS đọc yêu cầu của bài Lớp đọc thầm.
Giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
+ Phần đầu
+ Phần thứ hai
+ Phần cuối
(Theo mẫu SGK)
- HS làm bài vở -HS đọc lại bài viết
+ Tên nước ta và tiêu ngữ
+ Tên đơn
+ Địa chỉ nhận đơn
+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, trường, lớp của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa.
+ Người viết đơn kí tên và ghi rõ họ tên
- GV nhận xét
- Lớp nhận xét
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- HS nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách
File đính kèm:
- Tuan 1(4).doc