Giáo án lớp 3 môn Mĩ thuật - Tuần 21 - Tiết 21 - Bài 21: Thường thức mĩ thuật: Tìm hiểu về tượng

• HS bước đầu tiếp xúc làm quen với nghệ thuật điêu khắc.

• HS biết cách quan sát, nhận xét hình khối, đặc điểm của các pho tượng.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy – học:

GIÁO VIÊN HỌC SINH

- Chuẩn bị một vài pho tượng thạch cao loại nhỏ (nếu có). - Vở tập vẽ.

- Ảnh các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Việt Nam - Một vài bức tượng loại nhỏ

 và thế giới. (nếu có).

- Các bài tập nặn của HS các lớp trước.

2. Phương pháp dạy – học:

Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, học nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Mĩ thuật - Tuần 21 - Tiết 21 - Bài 21: Thường thức mĩ thuật: Tìm hiểu về tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Châu Thành Trường Tiểu học “A” Tân Phú Bài 21: Thường thức mĩ thuật š&› Môn: Mĩ thuật Tiết: 21, Lớp: 3, Tuần: 21 Ngày dạy: 30/01/2012 và 01/02/2012 I/ MỤC TIÊU: HS bước đầu tiếp xúc làm quen với nghệ thuật điêu khắc. HS biết cách quan sát, nhận xét hình khối, đặc điểm của các pho tượng. II/ CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy – học: GIÁO VIÊN HỌC SINH - Chuẩn bị một vài pho tượng thạch cao loại nhỏ (nếu có). - Vở tập vẽ. - Ảnh các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Việt Nam - Một vài bức tượng loại nhỏ và thế giới. (nếu có). - Các bài tập nặn của HS các lớp trước. 2. Phương pháp dạy – học: Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, học nhóm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A. Ổn định lớp: B. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS, bài tập tiết trước. C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Bài 21: Vẽ tranh TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG Giới thiệu bài: GV dẫn vào bài mới. GV ghi tựa bài lên bảng. I. Giới thiệu về tượng: HOẠT ĐỘNG 1:Giới thiệu về tượng. GV cho HS quan sát các pho tượng đã chuẩn bị (nếu có) hay tranh ảnh về tượng và gợi ý HS trả lời các câu hỏi sau: HS quan sát và trả lời câu hỏi. - Tượng thường có nhiều ở đâu? Có ý nghĩa gì trong cuộc sống? - Tượng có nhiều trong đời sống xã hội như: ở đình, chùa,... - Tượng làm đẹp thêm cho cuộc sống. - Tranh và tượng giống hay khác nhau? Hãy so sánh điểm khác nhau giữa tranh và tượng? - Tranh và tượng khác nhau. - Điểm khác nhau giữa tranh và tượng là: ­ Tranh vẽ trên giấy, trên vải, trên tường bằng bút lông, bút chì, phấn màu,... và bằng nhiều chất liệu khác nhau như: màu nước, bột màu, sơn dầu,... Tranh vẽ trên mặt phẳng nên chỉ nhìn thấy mặt trước. ­ Tượng được tạc, đắp, đúc,... bằng đất, đá, thạch cao, xi măng,... có thể nhìn thấy các mặt xung quanh (mặt trước, mặt sau, mặt nghiêng). Tượng thường chỉ có một màu (trừ tượng phật ở chùa để thờ cúng và một số tượng dân gian). - Hãy kể tên các pho tượng mà em biết? - Tượng Bác Hồ, tượng Phật, tượng các danh nhân ở địa phương,... - Em có nhận xét gì về các bức tượng đó? - HS trả lời theo cảm nghĩ. GV nhận xét và chốt lại. HS lắng nghe. II. Tìm hiểu về tượng: HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tìm hiểu về tượng. Dựa trên cơ sở trả lời của HS ở phần 1 GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh hoặc các pho tượng thật đã chuẩn bị và tóm tắt: HS quan sát. GV lưu ý với HS: Ÿ Ảnh chụp các pho tượng nên ta chỉ nhìn thấy một mặt như tranh. Ÿ Các pho tượng này thường được trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (Hà Nội) hoặc ở trong chùa. Tượng thật có thể nhìn thấy ở các phía (trước, sau, nghiêng) vì người ta có thể đi vòng quanh tượng để xem. HS lắng nghe. GV yêu cầu HS quan sát hình ở vở tập vẽ 3 và đặt một số câu hỏi để HS trả lời: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Hãy kể tên các pho tượng? - HS trả lời. - Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng nào là tượng anh hùng liệt sĩ? - HS trả lời. - Hãy kể tên chất liệu của mỗi pho tượng? - Đá, gỗ, thạch cao, gốm. GV nhận xét, chốt lại và bổ sung: Ÿ Tượng rất phong phú về kiểu dáng: có tượng trong tư thế ngồi (Phật ngồi trên tòa sen), có tượng đứng, tượng chân dung. Ÿ Tượng cổ thường được đặt ở những nơi tôn nghiêm như đình, chùa, miếu,... (VD: Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp – Bắc Ninh). Ÿ Tượng mới thường được đặt ở các công viên, cơ quan, bảo tàng, quảng trường, trong các triển lãm mĩ thuật. Ÿ Tượng cổ thường không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả. HS lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét, đánh giá. GV nhận xét tiết học. Động viên, khen ngợi các HS phát biểu ý kiến. HS lắng nghe. Dặn dò: Quan sát các pho tượng thường gặp (nếu có điều kiện). Quan sát cách dùng màu ở các chữ in hoa trong báo, tạp chí. HS về nhà làm theo yêu cầu GV. RÚT KINH NGHIỆM BGH PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT Tân Phú ngày.tháng.năm 2011 Người soạn Nguyễn Thanh Nhàn

File đính kèm:

  • docBai 21 - Tim hieu ve tuong.doc
Giáo án liên quan