MỤC TIÊU:
- Hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều, rõ lời.
- Dạy HS 1 bài hát viết ở giọng thứ. Thể hiện được sự mềm mại uyển chuyển của bài hát, hướng dẫn HS hát đúng những chỗ đảo phách trong bài.
- Giáo dục các em tình thân ái và ước vọng gìn giữ cuộc sống hoà bình.
II. CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ: Đàn, nhạc cụ gõ.
- Chép lời ca vào bảng phụ, đánh dấu những chỗ lấy hơi.
- Tranh minh hoạ cho bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Âm nhạc - Tuần 27: Học bài hát: Tiếng hát bạn bè mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ 4 ngày 16 tháng 3 năm 2011
Buổi 1:
HỌC BÀI HÁT: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh.
I. MỤC TIÊU:
- Hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều, rõ lời.
- Dạy HS 1 bài hát viết ở giọng thứ. Thể hiện được sự mềm mại uyển chuyển của bài hát, hướng dẫn HS hát đúng những chỗ đảo phách trong bài.
- Giáo dục các em tình thân ái và ước vọng gìn giữ cuộc sống hoà bình.
II. CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ: Đàn, nhạc cụ gõ.
- Chép lời ca vào bảng phụ, đánh dấu những chỗ lấy hơi.
- Tranh minh hoạ cho bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung bài học: Học bài hát "Tiếng hát bạn bè mình" .
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Dạy hát.
- Giới thiệu bài hát:
+ GV treo tranh minh hoạ cho bài hát.
? Bức tranh có những hình ảnh gì ? ( Hình ảnh chim bồ câu và các em nhỏ đang ca hát, nhảy múa).
GV: Hoà bình luôn là ước vọng lớn lao của loài người. Đặc biệt đối với tuổi thơ, hoà bình đã mang lại cho các em 1 cuộc sống tinh thần đầy đủ, các em luôn ước về tình bạn chân thành trong cuộc sống hoà bình, nhân ái. Đó cũng chính là nội dung bài hát “Tiếng hát bạn bè mình” của tác giả Lê Hoàng Minh.Bài hát đã được giải thưởng trong cuộc thi sáng tác bài hát thiếu nhi năm 1993.
- GV cho HS nghe bài hát qua băng 1 lần.
? Nêu cảm nhận của em khi nghe bài hát?
- Cả lớp đọc lời ca và gõ tiết tấu từng câu hát. Đặc biệt là câu thứ 2 và câu thứ 4, GV hướng dẫn HS đọc và gõ tiết tấu đúng những chỗ đảo phách. Cá nhân học sinh đọc lời ca (1 em).
- Luyện thanh 1-2 phút.
- GV hát mẫu câu 1, sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo. GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp cho HS hát hoà theo tiếng đàn.
Tập tương tự với các câu tiếp theo.
Khi tập xong 2 câu thì GV cho HS hát nối 2 câu với nhau. Nhắc nhở HS lấy hơi ở chỗ dấu lặng. Chỉ định 1-2 HS hát lại 2 câu hát này.
Tiến hành dạy tương tự cho đến hết bài.
- HS hát cả bài, GV chú ý lắng nghe để sửa sai cho các em.
- GV cho HS hát toàn bài, GV đệm đàn. Dùng tiết tấu Disco latin, tốc độ = 106.
b. Hoạt động 2: Luyện hát.
- HS luyện hát cả lớp, theo nhóm, tổ. Hát và gõ đệm theo nhịp, theo phách.
- Một số cá nhân trình bày bài hát. GV cho HS cả lớp nhận xét.
- Dạo nhạc, 2 HS hát nối tiếp từ câu 1 đến câu 4, câu 5, 6, 7, 8 cả lớp cùng hát. Hát câu 8 thêm 1 lần nữa để kết thúc bài hát.
- Đoạn 1 cá nhân hát, đoạn Đoạn 2 cả lóp cùng hoà giọng.
- Một số cá nhân hát toàn bài, GV đệm đàn.
3. Phần kết thúc:
? Các em có cảm nhận gì về nội dung của bài hát "Tiếng hát bạn bè mình"? Hãy nêu tính giáo dục của bài hát?
Bài hát nhắc nhở chúng ta hãy thể hiện tấm lòng nhân ái với bạn bè trong lớp, yêu thương và giúp đỡ những người bất hạnh trong cuộc sống.
- GV đệm đàn. HS cả lớp hát và nhún chân theo nhịp.
Buổi 2:
TẬP CHÉP NHẠC.
I. MỤC TIÊU:
- HS tập chép nốt nhạc trên khuông.
- Luyện trí nhớ về hình nốt nhạc và vị trí các nốt nhạc trên khuông.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị bài tập chép nhạc lên bảng phụ.
2. Học sinh:
Vở bài tập chép nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học: Tập chép nhạc các nốt nhạc trên khuông.
2. Phần hoạt động:
- GV cho HS ôn lại các vị trí trên khuông nhạc bàn tay.
- GV treo bảng phụ cho HS đọc đề bài:
Kẻ 1 khuông nhạc, viết khoá son và viết các nốt nhạc sau:
Đô đen, rê trắng, son móc đơn, la trắng, đô móc đơn, pha trắng.
- GV hướng dẫn HS chép nhạc vào vở bài tập chép nhạc bằng 1 ví dụ minh hoạ cụ thể.
+ Hình nốt: Hơi nghiêng về bên phải.
+ Đuôi nốt: Gắn về phía bên phải nốt, thẳng đứng, không xiêu vẹo.
+ Vị trí nốt chính xác.
3. Phần kết thúc:
- GV chữa bài tập chép nhạc trên bảng cho HS.
- GV đánh giá 1 số bài của HS.
Nhận xét tuyên dương trước lớp những bài chép đúng, chép đẹp và sạch sẽ.
File đính kèm:
- tuân 27.doc