I. MỤC TIÊU:
- HS tiếp tục tập lời 2, trình bày bài hát thuân thục kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ.
- HS nghe nhạc để có thêm kiến thức và nâng cao cảm thụ âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn.
- Một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Chép lời 2 vào bảng phụ.
4 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Âm nhạc - Tuần 26: Ôn tập bài hát: Chị ong nâu và em bé. Nghe nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ 4 ngày 9 tháng 3 năm 2011
ÔN TẬP BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ.
NGHE NHẠC.
I. MỤC TIÊU:
- HS tiếp tục tập lời 2, trình bày bài hát thuân thục kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ.
- HS nghe nhạc để có thêm kiến thức và nâng cao cảm thụ âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn.
- Một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Chép lời 2 vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV mời 1-2 HS hát lời 1 bài hát Chị Ong Nâu và em bé. HS cả lớp nhận xét, GV đánh giá.
GV giới thiệu nội dung tiết học:
Học hát lời 2 và ôn tập bài hát Chị Ong Nâu và em bé.
Nghe nhạc.
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Dạy hát lời 2.
- GV đàn giai điệu lời 1 của bài hát. HS lắng nghe và nhẩm thầm lời ca.
- HS cả lớp hát lời 1. GV đệm đàn.
- GV chia lớp thành 2 nửa, mỗi nửa hát 1 câu đối đáp cho đến hết bài.
? Lời 1 và lời 2 giống nhau hoàn toàn về giai điệu. Vậy ai có thể hát lời 2 bài hát Chị Ong Nâu và em bé ?
- HS trình bày bài hát, GV và HS cả lớp lắng nghe.
- HS cả lớp nhận xét.
- GV cho HS nghe lời 2 bài hát qua băng.
- HS đọc lời ca trên bảng phụ.
- GV chia lớp thành 2 nửa: Một nửa hát nguyên âm La, còn 1 nửa hát lời 2.
- GV hướng dẫn lại cho HS 1 số chỗ cần thiết, sau đó đổi lại phần trình bày.
- GV nhắc HS cách lấy hơi như hát lời 1.
- 1-2 HS hát lời 2, GV nhận xét và hướng dẫn những chỗ cần thiết.
- Hát đầy đủ cả 2 lời:
+ HS cả lớp hát hoà giọng cả 2 lời, GV nhận xét.
+ Nửa lớp hát lời 1, nửa lớp hát lời 2 rồi đổi ngược lại.
- Trình bày bài hát: Dùng tiết tấu Country, tốc độ = 105.
- Yêu cầu HS thể hiện được tính chất sôi nổi, trong sáng của bài hát.
- HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca.
- Mời 3 HS lên thể hiện bài hát trước lớp với 3 cách gõ đệm.
- HS cả lớp nhận xét, GV củng cố.
- Nhóm hát, nhóm gõ đệm theo tiết tấu lời ca và ngược lại.
- 1 số cá nhân trình bày bài hát. GV đệm đàn.
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
? Ai có thể hát và thể hiện bài hát “ Em yêu trường em” bằng 1 số động tác phụ hoạ đơn giản ?
- Cá nhân HS trình bày bằng sự sáng tạo.
- HS cả lớp nhận xét, GV động viên khích lệ.
- Chọn học sinh có cách phụ hoạ hay nhất làm mẫu cho HS cả lớp cùng làm theo.
- GV làm mẫu 1 số động tác múa đơn giản cho HS cả lớp cùng tham khảo.
- Các nhóm hát và múa phụ hoạ trước lớp.
c. Hoạt động 3: Nghe nhạc.
- GV giới thiệu bài hát “Cánh én mùa xuân” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- GV cho HS nghe bài hát “Cánh én mùa xuân” qua băng.
? Hãy nêu cảm nhận của em về bài hát Cánh én mùa xuân ?
HS nêu cảm nhận.
GV cho HS nghe lại bài hát lần 2.
3. Phần kết thúc:
GV đệm đàn, HS cả lớp hát và múa phụ hoạ bài hát “Em yêu trường em”.
Buổi 2:
TẬP CHÉP NHẠC.
I. MỤC TIÊU:
- HS tập chép nốt nhạc trên khuông.
- Luyện trí nhớ về hình nốt nhạc và vị trí các nốt nhạc trên khuông.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị bài tập chép nhạc lên bảng phụ.
2. Học sinh:
Vở bài tập chép nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học: Tập chép nhạc các nốt nhạc trên khuông.
2. Phần hoạt động:
- GV cho HS ôn lại các vị trí trên khuông nhạc bàn tay.
- GV treo bảng phụ cho HS đọc đề bài:
Kẻ 1 khuông nhạc, viết khoá son và viết các nốt nhạc sau:
Đô đen, rê trắng, son móc đơn, la trắng, đô móc đơn, pha trắng.
- GV hướng dẫn HS chép nhạc vào vở bài tập chép nhạc bằng 1 ví dụ minh hoạ cụ thể.
+ Hình nốt: Hơi nghiêng về bên phải.
+ Đuôi nốt: Gắn về phía bên phải nốt, thẳng đứng, không xiêu vẹo.
+ Vị trí nốt chính xác.
3. Phần kết thúc:
- GV chữa bài tập chép nhạc trên bảng cho HS.
- GV đánh giá 1 số bài của HS.
Nhận xét tuyên dương trước lớp những bài chép đúng, chép đẹp và sạch sẽ.
File đính kèm:
- tuân 26.doc