. MỤC TIÊU:
- Thông qua truyện kể các em biết âm nhạc có tác động tới loài vật.
- Biết gọi tên nốt nhạc và tìm vị trí nốt nhạc qua trò chơi.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Đọc kĩ mẫu chuyện: Cá heo với âm nhạc.
- Hướng dẫn các nốt nhạc trên bàn tay tượng trưng cho khuông nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mỏ đầu:
GV giới thiệu nội dung bài học:
+ Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc.
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Âm nhạc - Tuần 16: Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc. Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 16
Thứ 4 ngày 15 tháng 12 năm 2010
Buổi 1:
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC.
GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI.
I. MỤC TIÊU:
- Thông qua truyện kể các em biết âm nhạc có tác động tới loài vật.
- Biết gọi tên nốt nhạc và tìm vị trí nốt nhạc qua trò chơi.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Đọc kĩ mẫu chuyện: Cá heo với âm nhạc.
- Hướng dẫn các nốt nhạc trên bàn tay tượng trưng cho khuông nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mỏ đầu:
GV giới thiệu nội dung bài học:
+ Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc.
+ Trò chơi âm nhạc.
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc.
- GV đọc cho HS nghe mẫu chuyện: Cá heo với âm nhạc. Đọc chậm, rõ ràng và diễn cảm.
- Kể lại nội dung mẫu chuyện qua tranh.
? Vì sao đàn cá heo có nguy cơ bị chết ?
? Mọi người đã sử dụng những biẹn pháp nào để cứu cá heo ?
? Biện pháp nào đã cứu cá heo thoát khỏi nguy hiểm ?
- GV cho HS kể chuyện qua tranh.
- GV cho HS tự rút ra ý nghĩa của câu chuyện, GV nhắc lại: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng tới đời sống của con người mà còn tác động tới cả 1 số loài vật.
- HS hát 1 bài tập thể .
b. Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc.
* Trò chơi: Bảy anh em.
GV chỉ định 7 em, mỗi em mang 1 nốt nhạc theo thứ tự: Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si. Bảy anh em đứng cạnh nhau theo thứ tự trên.
GV gọi tên nốt nào em mang tên nốt đó phải "có" và nói tiếp "Tôi tên là.." rồi giơ tay lên cao. GV gọi tên nhanh hơn và HS xưng tên cũng nhanh hơn.
* Trò chơi : "Khuông nhạc bàn tay".
Luyện tập ghi nhớ nốt nhạc trên "khuông nhạc bàn tay" ( Chưa học nốt La và si.) thông qua trò chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV đọc tên nốt, cả lớp giơ khuông nhạc bàn tay chỉ vị trí nốt.
- GV nhận xết kết thúc tiết học.
Buổi 2:
TẬP BIỂU DIỄN.
I. MỤC TIÊU:
- HS tập biểu diễn những bài hát đã học với các hình thức: Đơn ca, tốp ca, song ca.
- Tạo cho HS tính tự tin, tinh thần tập thể thông qua biểu diễn các bài hát.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Đàn.
- Băng đĩa, máy nghe.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học: Tập biểu diễn các bài hát đã học.
2. Phần hoạt động:
- GV phân nhóm HS: 3 nhóm.
- Cho HS các nhóm thảo luận, chọn bài biểu diễn với các hình thức; Đơn ca, song ca, tam ca và tốp ca. Nhóm tự chọn người đại diện giới thiệu tiết mục của mình.
- GV hướng dẫn cho các nhóm thể hiện bài hát với cách hay nhất.
- Tập biểu diễn.
- HS cả lớp nhận xét và đánh giá cho các nhóm.
- Bình chọn cá nhân và các nhóm thể hiện bài hát xuất sắc nhất.
3. Phần kết thúc:
- GV nhận xét chung, tuyên dương các nhóm và cá nhân xuất sắc trong giờ biểu diễn.
- Lưu ý HS những điều cần thiết và những điều cần khắc phục trong giờ biểu diễn lần sau.
File đính kèm:
- -TUN16~1.doc