Giáo án Lớp 3 Chính tả (nghe – viết): Nhớ Việt Bắc

 I.MỤC TIÊU:

 Rèn kĩ năng chính tả:

1. Nghe- viết đúng chính tả,trình bày đúng( thể thơ lục bát) 10 dòng đầu của bài thơ “Nhớ Việt Bắc”.

2. Làm đúng các bài tập phân biệt: cặp vần dễ lẫn (au/ âu); âm đầu (l/n).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Máy chiếu, màn hình.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Chính tả (nghe – viết): Nhớ Việt Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện Tiên Lãng Trường Tiểu học Cấp Tiến ------------***----------- Giáo án Chính tả ( nghe – viết ) - Lớp 3 Nhớ Việt Bắc Giáo viên: Vũ Thị Liên Trường Tiểu học Cấp Tiến Cấp Tiến, ngày 25 tháng 11 năm 2008 Chính tả (nghe – viết) Nhớ Việt Bắc I.Mục tiêu: Rèn kĩ năng chính tả: Nghe- viết đúng chính tả,trình bày đúng( thể thơ lục bát) 10 dòng đầu của bài thơ “Nhớ Việt Bắc”. Làm đúng các bài tập phân biệt: cặp vần dễ lẫn (au/ âu); âm đầu (l/n). II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, màn hình. III. Các hoạt động dạy hoc: 1. Kiểm tra bài cũ: (2’ - 3’) - GV đọc HS viết bảng con: no nê, lo lắng - HS - GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: (1’-2’) Để rèn luyện kĩ năng viết và trình bày đúng thể thơ lục bát, tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe- viết 10 dòng đầu của bài thơ “Nhớ Việt Bắc”. b) Hướng dẫn chính tả: (10’- 12’) - GV đọc mẫu bài viết – HS mở SGK đọc thầm theo. * Từ khó: GV đưa lần lượt các từ khó - HS đọc và phân tích một số tiếng : + Từ “nắng” – HS đọc, phân tích ( ... âm đầu n, vần ăng, thanh sắc) GV lưu ý HS âm “n” + Từ “thắt lưng” – HS đọc . Phân tích tiếng “lưng” trong từ “thắt lưng” ? (như trên) GV lưu ý HS âm “l” + Từ “chuốt” - HS đọc, phân tích . Âm đầu “ch” là tổ hợp của những con chữ nào ? GV lưu ý HS âm “ch”, vần “uôt”. + Từ “ sợi giang” – HS đọc . Phân tích tiếng “giang” trong từ “ sợi giang ” ? . Âm đầu “gi” là tổ hợp của những con chữ nào ? (g; i) GV lưu ý HS âm “gi” - HS đọc lại các từ khó trên: (1- 2 HS). - GV xoá bảng - Đọc các từ khó (hoặc tiếng trong từ) để HS viết bảng con. ( nắng, lưng, chuốt, sợi giang). * GV: Ngoài việc viết đúng chính tả ta còn phải biết cách trình bày.... ? + Bài chính tả thuộc thể thơ gì ? ( lục bát) + Khi trình bàybài thơ lục bát em cần lưu ý gì ? ( Câu 6 chữ viết cách lề vở 2 ô, câu 8 chữ viết cách lề vở 1 ô). + Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa ? ( Chữ đầu dòng và tên riêng Việt Bắc). c) Hướng dẫn viết vở: (13’- 15’) - GV hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở, ... - GV đọc cho HS viết bài vào vở. d) Chấm – chữa lỗi: (3’- 5’) - GV đọc cho HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề vở và tự chữa lỗi trong bài viết. Trong khi đọc GV lưu ý cho HS một số từ có vấn đề chính tả : lưng, nở, chuốt, sợi giang, phách. - HS đổi vở kiểm tra và soát lại lỗi cho nhau. - GV chấm 1 số bài của HS. e) Bài tập: (5’- 7’) * Bài 2: Làm vở : - HS đọc thầm, nêu yêu cầu :( Điền vào chỗ trống au hay âu ?) - HS làm bài vào vở – GV kết hợp chấm Đ/S. - HS chữa từng dòng theo dãy – HS, GV nhận xét. Sau khi HS chữa xong GV đưa lời giải đúng để HS đối chiếu. - 1 HS đọc lại toàn bài giải đúng. => Chốt về cách phân biệt vần au, âu: Đặt nó vào trong từ cụ thể.... * Bài 3 a): Làm SGK: - HS đọc thầm , nêu yêu cầu bài. ( Điền âm đầu l hay n) - HS làm SGK sau đó chữa bài . Em đã điền âm nào vào chỗ chấm ? GV chữa bài trên bảng – HS đọc lại bài làm đúng. - GV giải thích: + Câu 1: Nói về người lao động mà lười biếng, không chịu làm thì sẽ không có miếng ăn. + Câu 2: Nói về kinh nghiệm là ruộng của người nông dân. => Chốt về cách phân biệt âm đâu l/n: Đặt nó vào trong từ cụ thể và phải hiểu đúng nghĩa của từ đó... 3. Củng cố dặn dò: (1’- 2’) - Nhận xét bài viết của HS - Cho HS quan sát bài viết đẹp - Nhận xét đánh giá tiết học.

File đính kèm:

  • docGA nho Viet Bac.doc
Giáo án liên quan