I. Mục tiêu: - Học sinh tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, tứ giác
- Nhận biết nhanh về hình vuông, hình tứ giác HCN.
- Giáo dục học sinh tính chính xác.
* Ghi chú: Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3. Học sinh Khá, giỏi làm thêm bài 4.
II. Đồ dùng dạy học: T : Bảng phụ vẽ sẵn bài 4 , sgk. - HS : Bảng con, sgk, vở.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 buổi chiều Tuần 3 Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c
1. Giới thiệu bài : Yêu cầu đọc bài Cô giáo tí hon
+ Nêu những cử chỉ của cô giáo làm em thích thú
- Nhận xét ghi diểm
2. Bài mới : Giới thiệu bài
Luyện đọc:Yêu cầu 2em đọc lại bài cả lớp mở SGK đọc thầm
* Hướng dẫn HS luyện đọc
- Đọc nối tiếp từng câu
- Đọc nối tiếp từng đoạn Đọc theo nhóm
- Lớp đọc đồng thanh cả bài
* Rèn đọc đối với những HS còn chậm
- Yêu cầu vớinhững HS này yêu cầu chỉ đọc bài trôi chảy. Gọi những HS đọc bài còn chậm .
- Mỗi em chỉ đọc môt đoạn.Hướng dẫn luyên đọc
* Rèn dọc đối với những em HS khá giỏi
- Đối với HS khá giỏi cần hướng dẫn đọc bài diễn cảm và trả lời một số câu hỏi theo yêu cầu và đồng thời biết đọc nhấn giọng của từng nhân vật trong truyện
- Giọng mẹ bối rối khi nói với Tuấn, giọng Lan phụng phịu khi nói với mẹ, giọng Tuấn nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát có tính thuyết phục. Yêu cầu đọc phân vai Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Chia nhóm thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn giọng đọc hay nhất. Tuyên dương
- 2 em đọc bài
- Theo dõi nhận xét
- 2 em đọc lại bài
- Đọc thầm bài ở SGK
- Đọc nối tiếptừng câu
- 4 em đọc nố i tiếp 4 đoạn
- 3 nhóm đọc
- Theo dõi nhận
- Đọc tiếp nối nhau (2 lượt)
- Theo dõi nhận xét
- 1 em đọc giọng của mẹ
- 1 em đọc giọng của Lan
- 1 em đọc giọng của Tuấn
- 4 em đọc bài theo vai
- Lớp theo dõi nhận xét. 2
- 3 nhóm thi đọc
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học chuẩn bị bài sau " Chú sẻ và bông hoa bằng lăng "
TOÁN
LUYỆN TẬP NHÂN CHIA TRONG BẢNG NHẬN DẠNG HÌNH
THỰC HÀNH ĐO ĐOẠN THẲNG
I.. Mục tiêu: - Củng cố hệ thống hoá các bảng nhân2, 3, 4, 5 giải toán lên quan đến phép nhân và nhận dạng nhanh các hình tam giác hình vuông hình chữ nhậtThực hành đo đoạn thẳng chính xác. Rèn cho HS cho thói quen tự giác khi làm bài .
II. Đồ dùng dạy học:
- T : Bảng phụ , SGK - HS : Bảng con , Vở , SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Yêu cầu 2 HS đọc bảng chia 3 ,4 .
- Nhận xét ghi điểm
2 Bài mới: Giới thiệu bài
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Củng cố kĩ năng tính nhẩm
- Ghi đề yêu cầu HS tính nhẩm nhanh kết quả :
a. 2 x 6 = b. 3 x 7 = 5 x 9 =
12 : 6 = 21 : 3 = 45 : 9 =
12 : 2 = 21 :7 = 45 : 5 =
- Nhận xét chữa bài
Bài 2 : Củng cố cách tính chu vi của hình tam giác.
Treo bảng phụ đọc yêu cầu của đề: Tính chu vi hình tam giác ABC có kích thước ghi trên hình vẽ ? 5 cm
4cm
7 cm
- Suy nghĩ Làm bài vào vở yêu cầu 1em lên bảng làm. Chữa bài nhận xét.
Bài 3 : Củng cố cách nhận dạng hình
- Treo hình lên bảngvà yêu cầu quan sát và cho biết các hình đâu là hình tam giác, hình tứ giác.
2 em đọc lớp. Lắng nghe theo dõi
- Nhận xét cách đọc của bạn
- 1 HS đọc đề bài
- Đọc nối tiếp nhanh kêùt quả của phép tính
- Lớp làm vở nháp và theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- 2 HS đọc đề bài
- 1 em lên bảng làm -Cả lớp làm vào vở
Bài giải
Chu vi hình tam giácABC là :
4 + 5 + 7 = 16 ( cm)
Đáp số : 16 cm
- Theo dõi nhận xét
- Trả lời hình bên có 10 hình tam giác và 3 hình tứ giác
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét giờ học. Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Về nhà chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 12/9/2009
Ngày giảng: Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009
TIẾNG VIỆT
NGHE VIẾT CHÚ SẺ VÀ BÔNGHOA BẰNG LĂNG
I.. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nghe viết chính xác đoạn 1 bài tập đọc" Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng ". Giáo dục cho các em ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:
- T : Bảng phụ ghi sẵn nội dungbài tập 3 .
- HS : Bảng con, vở chính tả, vở BTV.
III .Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Yêu cầu HS viết các từ: cuộn tròn ,xấu hổ, ân hận. Nhận xét chung.
2. Bài mới : Giới thiệu bài :
Hướng dẫn nghe viết
- Đọc mẫu đoạn viết. Lớp đọc thầm sgk
- Yêu cầu 2 HS đọc lại.
Hướng dẫn nhận xét:
+Sẻ non làm gì để giúp đỡ hai bạn của mình ?
Hướng dẫn cách trình bày:
- Trong bài những từ nào được vết hoa
Hướng dẫn viết từ khó: Đọc các từ khó để HS viết :chăùp cánh ,mảnh mai ,bằng lăng
- Yêu cầu HS đọc từ khó vừa viết.
Viết chính tả: Đọc từng câu, mỗi câu đọc 2 -3 lần kết hợp với nhắc nhở về tư thế ngồi của HS khi viết. Đọc lại bài cho HS soát lỗi. Nhận xét
Thu - chấm bài: Thu bài (7-10 bài ).
- Nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn làm bài tập
+ Tìm trong bài viết những tiếng có ấu thanh hỏi và thanh ngã
- Yêu cầu HS đọc đề tự suy nghĩ làm bài
- Cho HS lên bảngviết
- Gọi một số HS đọc lại các từ vừa tìm được
- 3 HS lên viết bảng. 3 tổ viết 3 từ bảng vào con. Lớp theo dõi và nhận xét.
2 HS đọc lại bài
Lớp theo dõi
....viết hoa chữ cái đầu câu,saudấu chấm .
3HS viết bảng – Lớp viết bảng con.
- Vài HS đọc.
Chú ý theo dõi. 2 HS đọc
- Chép bài.
- Cho HS đổi bài cho nhau để soát lỗi bài của mình.
- 1 HS đọc lại đề
- 3 HS lên bảng làm
- Lớp theo dõi và làm vào vở
+ Các từ dấu hỏi: nở, sổ, Sẻ, mảnh, hẳn
+ Các từ dấu ngã: kĩ , vững
3. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS học tập tích cực. Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Luyện thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ hoặc có nhớ 1 lần ). Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có 1 phép cộng hoặc 1 phép trừ )
II.Đồ dùng dạy học: - T : Bảng phụ - HS : Bảng con, vở toán.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2 Vào bài: Giới thiệu bài : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Củng cố cách tính nhẩm cho HS.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tính nhẩm
310+40= 400+50= 100-50=
150+250= 305+45= 950-50=
450-150= 515-15= 515-415=
- Theo dõi và nhận xét.
.Bài 2: Củng cố kĩ năng đặt tính và tính .
Yêu cầu đặt tính rồi tính.
637+215 372+184 550-127 782--45
Nhận xét và ghi điểm
Bài 3:Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết.x- 322= 415 ; 204+ x= 355 ;
Yêu cầu HS tìm thành phần chưa biết,nêu cách tìm.Dành cho HS khá giỏi.
x-7= 4x5 36< xX4<42
- Yêu cầu HS lên bảng nối tiếp điền. Nhận xét
Bài 4: Giúp HS có kĩ năng giải toán.
Khối lớp Ba có 85 bạn nam và 92 bạn nữ. Hỏi Khối lớp Ba có tất cả bao nhiêu bạn? Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là bao nhiêu bạn?- Cho HS đọc đề toán. Yêu cầu HS tự suy nghĩ bài vào vở.- Thu vở ( 8 -10 vở ) chấm và chữa bài.Theo dõi và nhận xét
- Đọc nối tiếp các phép tính
Và kết quả
HS làm vào vở;4 em chữa bài
- Lớp theo dõi và nhận xét
- Đọc đề bài
- 3 HS lên bảng làm
- Lớp làm vở nháp
- Đọc đề bài
- Lên bảng nối tiếp điền
- Cả lớp tự suy nghĩ và giải bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm
- 2 HS đọc đề
- Cả lớp làm bài vào vở
Số học sinh của khối ba là :
85+92= 177 (HS)
Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:
92-85= 7(bạn)
Đáp số : 177Học sinh,7 bạn
3. Củng cố dặn dò :Nhận xét giờ họcVề nhà chuẩn bị bài học tiết sau "Ôn tập bảng nhân"
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐIỂM : " TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG"
I.. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Biết được Tiểu sử cụ HCN
- Giáo dục các em luôn có ý thức giữ gìn truyền thống nhà trường
II. Đồ dùng dạy học:
- T : Tư liệu về truyền thống nhà,Tiểu sử cụ Hồ Chơn Nhơn
III. : Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1
* Tìm hiểu về truyền thống nhà trường .
-Trường có truyền thống học sinh ngoan, học giỏi, hiếu học.
-Luôn dẫn đầu trong các phong trào, là địa chỉ tin cậy của phụ huynh.
- Nêu một số câu hỏi và yêu cầu HS từ suy nghĩ trả lời:
+ Trường đã đổi tên mấy lần ? 3 lần (THCS Cam Thành, THsố 2TT,TH Hồ Chơn Nhơn)
+ Hiện nay trường có tên là gì ?Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn.
Lần lượt trả lời cá nhân.
- Kết luận những ý kiến đúng của HS.
Hoạt động2
Tìm hiểu về tiểu sử cụ Hồ Chơn Nhơn :
* Thảo luận nhóm
+ Nêu câu hỏi HS thảo luận ông sinh vào ngày tháng năm nào ?
(Trả lời ông sinh năm1907 )
+ Ông mất vào ngày tháng năm nào ?
( Ông mất vào ngày 9/8 1933)
+ Hiện nay phần mộ của cụ nằm ở đâu ?
Hiện nay phần mộ của cụ nằm ở nghĩa trang thuộc xã Cam Thành
+ Em có suy nghĩ gì khi học ở dưới mái trường này?
( Em rất tự hào dược học dưới mái trường tiểu học HCN)
- Cho đại diện nhóm trình bày
Chốt ý : Ông sinh vào năm 1907 tại làng cổ Thành ,Tống Bích La ,Phủ Triệu Phong .Trú quán tại làng An Hưng do bị tù đày nhiều năm làm khổ sai và mắc bệnh thủng đến ngày 9/8/1933 ông đã từ trần.
Hiện nay phần mộ của ông ở nghĩa trang liệt sĩ Cam Thành .
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
Ngày soạn:16/9/2009
Ngày dạy:Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 3
I.. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học của cơ quan hô hấp và phòng bệnh đường hô hấp
- Giáo dục các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp.và phòng bệnh hô hấp
II.Đồ dùng dạy học:
- T : Tranh minh hoạ cơ quan hô hấp - HS : Vở bài tập TNXH
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Theo dõi và nhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ quan hô hấp
- Treo tranh minh hoạ các bộ phận của cơ
- Chỉ rõ và nói tên các cơ quan hô hấp
- Yêu cầu vài em nhắc lại
Hoạt động2 : Tìm hiểu về vai trò của cơ quan hô hấp
- Yêu cầu thực hiện bịt mũi nín thở trong giây lát
+ Em có cảm giác thế nào khi bịt mũi nín thở? Em hãy xem tưởng tượng xem khi bị dị vật mắc vào mũi khi đó em cảm thấy thế nào ?
- Nhận xét chốt ý : Làm tắc đường thở gây quá trình hô hấp không thực hiện được.
Liên hệ: Không để vật nhọn sắc rơi vào mũi...
Hoạt động 3 : Tìm hiểu lơị ích của quá trình hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí không trong lành. Yêu cầu thảo luận theo nhóm với 2 câu hỏi . Phát phiếu ghi sẵn câu hỏi
- Nhận xét bổ sung
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Quan sát tranh
- Chỉ trên mô hình
- Cơ quan hô hấp gồm có khí quản ,phế quản và hai lá phổi
- Thực hiện
...cảm giác khó chịu
- Suy nghĩ tự do phát biểu ý kiến
- Thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
...Khi hít thở không khí trong lành em cảm thấy khoan khoái dễ chịu
3. Củng cố - dặn dò :
Nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài tiếp tiết sau
File đính kèm:
- giao an chieu lop 3tuan 3.doc