Giáo án Lớp 3 buổi chiều Tuần 28 Trường Tiểu học Sơn Kim 2

1. Giới thiệu bài. 2’

- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. Hướng dẫn luyện tập. 28’

Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi:

- ? Các sự vật tự xưng là gì?

- ? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?

- HS trao đổi theo cặp làm bài a vào vở luyện. HSKG làm thêm bài b.

- HS nêu kết quả, cả lớp và giáo viên nhận xét, chữa bài.

a. Chiếc xe lu tự xưng là tớ, tôi; b. Thỏ tự xưng là mình, gọi mèo là cậu.

Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác xe lu , thỏ và mèo như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 buổi chiều Tuần 28 Trường Tiểu học Sơn Kim 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài 2(cột 2): GV cho HS tự làm cột 2;HSKG làm thêm cột 1 cả lớp thống nhất kết quả. + Thực hiện phép tính + So sánh kết quả với số ở cột bên phải và điền dấu thích hợp . 57009 ..........5700 + 9 5790 .......5709 5790 ........5907 Bài 3: Tính nhẩm. a) 50000 + 40000 = b) 2000 x 2 = 90000 - 40000 = 6000 : 3 = c) 2000 + 1000 x 3 = (2000 – 1000) x 2 = 3000 x 2 - 1000 = 6000 : 3 + 1000 = - GV yêu cầu HS tự tính nhẩm và viết ngay kết quả. - Một vài HS nêu kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét. Bài 4: HS trao đổi theo cặp trả lời câu nào đúng, câu nào sai. - HS giải thích và trả lời - Số lớn nhất có bốn chữ số (9999) - Số lớn nhất có bốn chữ số giống nhau (9999) - GV cho HS nhắc lại: - GV chốt lại rồi cho HS nhắc lại. Bài 5: Yêu cầu HS đặt tính rồi tính: - HS làm bài cá nhân, sau đó chữa bài. GV cùng cả lớp nhận xét. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn về nhà luyện tập thêm. Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2013 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc, viết số trong phạm vi 100 000. - Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. - Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.Dành cho Hs khá,giỏi: Bài 4. II. Đồ dùng dạy - học: Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’. - GV kiểm tra 2Hs làm lại bài tập 5b tiết trước. - Gv nhận xét cho điểm. B. Luyện tập : 25’ Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu quy luật của từng dãy số. - Gọi HS đọc lại các dãy số đã điền đầy đủ. Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài.Tìm x. a) x + 1536 – 6924 b) x – 636 = 5618 c) X x 2 = 2826 d) x : 3 = 1628 - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. ( HS nêu cách tìm x. Trình bày cách làm). - Cả lớp tự làm bài vào vở, gọi HS nhận xét chữa bài. Bài 3: - 1 HS đọc đề bài. - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học? - HS tự làm bài vào vở; 1 HS lên bảng chữa bài. Giải: Một ngày đào được số mét mương là: 315 : 3 = 105 (m). Tám ngày đào được số mết mương là: 105 x 8 = 840(m). Đáp số: 840 m. Bài 4: GV yêu cầu HS quan sát và tự sắp xếp hình. - HS xếp hình như ở SGK. C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’ - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn bài. LUYỆN VIẾT LUYỆN VIẾT : TIN THỂ THAO I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách trình bày một trang luyện viết dạng bản tin “ Tin thể thao”. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết. 2. Hướng dẫn luyện viết. 28’ - GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại + GV nêu nội dung bản tin. + Trong bản tincó những chữ nào, từ nào cần viết hoa? Hs trao đổi theo cặp tìm và viết ra giấy nháp. Các chữ đầu dòng. Hồng Công, Việt Nam, Nguyễn Thuý Hiền… - GV hướng dẫn HS tập viết đúng một số chữ hoa: C, T, Đ, X, M, Ô + Trong bài có những dấu câu nào? - GV nhắc HS lưu ý khi viết các dấu câu. + Trong bài có những chữ nào em thấy khó viết? - HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp: Ngày 28 – 3 – 2002, Ban tổ chức SEA Games 22, Am-xtơ-rông,… - GV hướng dẫn HS cách trình bày các bản tin. - GV đọc , HS luyện viết bài vào vở. - GV chấm một số vở và nhận xét. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết. - Dặn về nhà luyện viết thêm. TỰ NHIÊN - XÃ HỘI MẶT TRỜI I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. - HSKG: Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 110, 111. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm.10' Mục tiêu: Nêu được vai trò của Mặt trời đối với đời sống trên Trái Đất. - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao việc cho mỗi nhóm: * Nhóm 1: Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? * Nhóm 2: Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao? * Nhóm 3: Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt? - HS thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày thảo luận của nhóm mình. - GV nhận xét và kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời. 15’ Mục têu: Biết được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái đất. - HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận N2 các câu hỏi: + Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật? + Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xẩy ra trên Trái Đất? - Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV bổ sung và kết luận: Nhờ Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh. Hoạt động 3: Làm việc theo SGK. 5’ Mục tiêu: Kể được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - Cho HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK: Kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - GV cho HS liên hệ hằng ngày gia đình các em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì? - GV nhận xét và cho HS biết thêm: Những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng Mặt Trời. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’ - GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013 Lớp học môn đặc thù Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013 LUYỆN TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP: KỂ LẠI TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe, tường thuật,... dựa theo gợi ý. Viết lại được một tin thể thao. - KNS: Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết gợi ý kể về một trận thi đấu thể thao (SGK) - Tranh, ảnh một số cuộc thi đấu thể thao, một vài tờ báo có tin thể thao. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập. 28’ Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK. - GV nhắc HS, gợi ý các buổi thi đấu mà các em chứng kiến hay nghe kể, đọc trên sách báo... - GV lần lượt đạt câu hỏi gợi ý cho HS kể từng phần của trận đấu. + Trận đấu đó là môn thể thao nào? + Em đã tham gia hay đã xem thi đấu?Em cùng xem với những ai? + Trận thi đấu được tổ chức ở đâu? Khi nào? Giữa đội nào với đội nào? + Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào? Các cổ động viên đã cổ vũ ra sao? + Kết quả các cuộc thi đấu ra sao? - Dựa theo gợi ý có thể linh hoạt thay đổi trình tự. - Một HS giỏi kể mẫu – GV nhận xét. - HS viết vào vở luyện tập, một số HS đọc bài viết trước lớp. - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. Bài tập 2: GV nhắc HS chú ý: Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác (Cần biết tin đó từ nguồn nào : Đọc trên báo, sách, tạp chí nào, nghe từ phát thanh, chương trình ti vi nào....) - HS viết bài; rồi đọc các mẫu tin đã viết. - Cả lớp và GV nhận xét về lời thông báo; cách dùng từ; mức độ rõ ràng; sự thú vị, mới mẻ của thông tin. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc. - Dặn về nhà luyện viết thêm. LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH-XĂNG-TI-MÉT-VUÔNG. I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ biết đơn vị đo diện tích : Xăng ti mét vuông. Hiểu được số đo diện tích của 1 hình theo xăng- ti- mét vuông h là diện tích hình vuông có cạnh 1 cm. Biết đọc ,viét số đo diện tích theo Xăng – ti – mét- vuông. - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2,3. HS khá giỏi làm cả II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ. 5’ - 2 HS lên bảng thực hiện bài tập 2 buổi sáng - GV nhận xét cho điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập. 25’ Bài 1: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Điền số hoặc từ thích hợp vào chỗ chấm. - GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS nêu cách làm bài rồi tự làm và nêu kết quả chữa bài. a. …. Vuông … Xăng-ti-mét … b. … mười xăng-ti-mét vuông …… 120 cm2 Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: - GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS nêu cách làm bài rồi trao đổi theo cặp làm bài và nêu kết quả chữa bài. a. …6 cm2 …. 4 cm2 …… 6 cm2 b. …. Lớn hơn….. bé hơn ….. bằng… Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính (theo mẫu ) . - GV giải thích mẫu. 16 cm + 9cm2 = 25cm2 2cm2 x 3 = 6cm2 a) 25 cm2 - 9cm2 = b) 3 cm2 x 2 = 25 cm2 – 16cm2 = 6 cm2 : 3 = - GV củng cố về cách thực hiện: Thực hiện tính như với các số đo đơn vị đo là đơn vị chiều dài. Bài 4: Dành cho HS khá,giỏi. - Hs đọc, phân tích đề toán, nêu cách giải - HS nêu miệng phép tính, bài giải. - HS lêm bảng giải chữa bài 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn về nhà luyện tập thêm. HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 5: CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Sau bài học HS biết được như thế nào là con đường an toàn. - HS biết lựa chọn con đường an toàn để đi. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị tốt sân chơi. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài:2’ - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học Hoạt động 2: Con đường an toàn.15’ - Cho HS quan sát hình 1,2 trong SGK trang 17. - Bức tranh 1 vẽ gì? - Bức tranh 2 vẽ gì? - Bức tranh 2 có gì khác với bức tranh 1? - Vậy em hiểu như thế nào là con đường an toàn? - GV kết luận: Con đường an toàn .Có mặt đường phẳng(trải nhựa hoặc bê tông).đường thẳng ít khúc quanh ,mặt đường có vạch kẻ phân làn xe chạy,ngã tư có đèn tín hiệu giao thông ,có vạch dành cho người đi bộ qua đường ,vỉa hè rộng không bị lấn chiếm ,có đèn chiếu sáng..... Hoạt động 3: Luyện tập: 15’ - Lựa chọn con đường an toàn. - Cho HS quan sát sơ đồ trong SGK trang 18và chỉ rõ cách đi an toàn nhất từ điểm A đến B. - Cho HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm đứng dậy trả lời GV cùng cả lớp nhận xét . - Vậy : Khi đến trường các em nên chọn đi trên con đường nào? - GV kết luận. - Cho một số HS đọc phần ghi nhớ: Khi đến trường, em nên chọn con đường an toàn nh đường thẳng,rộng,có vỉa hè,có biển báo,đèn tín hiệu giao thông,có vạch đi bộ qua đường. Hoạt động 3: Cũng cố, dặn dò. 3’ - Giáo viên nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docGAlop3ChieuTuan 28Sach Luyen tap.doc
Giáo án liên quan