I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc:
- Rèn đọc đúng các từ: Ê - đi - xơn, lóe lên, dừng lại, lời hứa, .
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (Ê-đi-xơn, bà cụ).
- Hiểu nghĩa các từ khó (SGK).
- Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học Ê-đi-xơn giàu trí sáng tạo luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho mọi người . ( Trả lời các CH 1, 2, 3, 4 )
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Buổi 1 Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng các bài chính tả, tập đọc đã học.
- đặt được dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hổctng bài.
II/ Chuẩn bị :
- Một tờ giấy khổ to kẻ bảng ghi lời giải BT1;
- 2 băng giấy viết 4 câu văn của bài tập 2.
- 2 băng giấy viết truyện vui : “điện” - BT3
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 em lên bảng làm bài tập 2 và 3 của tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A 4 yêu cầu dựa vào các bài tập đọc, và chính tả ở các tuần 21, 22 để tìm các từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động trí thức.
- Đại diện các nhóm dán nhanh bài làm lên bảng và đọc kết quả.
- Nhận xét chốt lại câu đúng, bình chọn nhóm thắng cuộc .
Bài 2 : Yêu cầu một em đọc thành tiếng về yêu cầu bài tập 2.
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm .
- Dán lên bảng 2 băng giấy đã viết sẵn 4 câu .
- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài .
- Yêu cầu đọc lại 4 câu sau khi đã điền dấu xong
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và truyện vui : “Điện”.
+ Yêu cầu của bài tập là gì ?
- Yêu cầu lớp làm việc cá nhân.
- Dán 2 tờ giấy lớn lên bảng.
- Gọi 2 em đại diện lên bảng thi làm bài nhanh rồi đọc kết quả.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung
- Mời 3 - 4 học sinh đọc lại đoạn văn khi đã sửa xong các dấu.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học .
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn HS học bài xem trước bài mới .
- 2HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một em đọc yêu cầu bài tập1.
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- Các nhóm thảo luận làm bài.
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- Lớp quan sát bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Một học sinh đọc bài tập 2.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo .
- Học sinh tự làm bài và chữa bài .
- Hai em lên bảng làm bài, lớp bổ sung
- 1 HS đọc
- Một học sinh đọc đề bài tập 3.
+ Bài tập 3 trong truyện vui “ Điện” bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào ô trống, chúng ta cần kiểm tra lại .
- Lớp độc lập suy nghĩ và làm bài vào nháp.
- Hai học sinh lên thi làm trên bảng.
- Cả lớp nhận xét tuyên dương bạn thắng cuộc.
- 3 em đọc lại truyện vui sau khi đã điền đúng dấu câu.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- Hai học sinh nêu lại nội dung vừa học.
******************************************
Tập viết
Tiết 22: Ôn chữ hoa: P
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa p, ph, b.
- Viết đúng đẹp tên riêng Phan Bội Châu bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết đúng đẹp câu ứng dụng Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam bằng cỡ chữ nhỏ.
- HS có ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
Mẫu chữ viết hoa P (Ph).
Mẫu chữ viết hoa về tên riêng Phan Bội Châu và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
HS có đầy đủ vở tập viết.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết của học sinh tiết trước.
- Yêu cầu HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở tiết trước.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn viết trên vở nháp
* Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu chữ Ph và kết hợp nhắc lại cách viết .
- Yêu cầu học sinh tập viết vào vở nháp chữ Ph và các chữ T, V.
* Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng:
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng
- Giới thiệu: Phan Bội Châu 1867 - 1940 là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
- Yêu cầu HS tập viết từ ứng dụng trên vở nháp .
* Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng.
- Giúp học sinh hiểu nội dung câu ca dao: Phá Tam Giang ở Thừa Thiên Huế dài khoảng 60 km rộng từ 1- 6 km đèo Hải Vân nằm giừa Huế và đà Nẵng cao tới 1444 m dài 20 km …
- Yêu cầu học sinh luyện viết trên vở nháp những chữ hoa có trong câu ứng dụng.
c) Hướng dẫn viết vào vở :
- Giáo viên nêu yêu cầu viết chữ P (Ph) một dòng cỡ nhỏ; B, C (Ch) : 1 dòng.
- Viết tên riêng Phan Bội Châu 2 dòng cỡ nhỏ.
- Viết câu ca dao 2 lần .
- Nhắc học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu.
d/ Chấm chữa bài:
4. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- 2 em lên bảng viết, cả lớp viết vở nháp các từ GV yêu cầu.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Các chữ hoa có trong bài: P(Ph) B, C, T, G (Gi), Đ, H, V, N
- Lớp theo dõi giáo viên
- Lớp thực hiện viết vào vở nháp
- Một học sinh đọc từ ứng dụng:
Phan Bội Châu.
- Lắng nghe.
- Luyện viết từ ứng dụng vào vở nháp
- 1HS đọc câu ứng dụng:
Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam .
- Nghe giảng.
- Lớp thực hành viết trên vở nháp: Phá Tam Giang, Bắc, Đèo, Hải Vân, Nam.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên
******************************************************************
Thứ năm ngày 28 tháng 01 năm 2010
Chính tả:
Tiết 44: Nghe- viết: Một nhà thông thái
Phân biệt r/ d/ gi, ươt/ ươc
I/ Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng viết chính tả: nghe và viết lại chính xác bài “Một nhà thông thái”
- Làm đúng bài tập biết phân biệt và tìm đúng các tiếng có các âm hoặc vần và các từ chỉ hoạt động có các âm và vần dễ lẫn (âm đầu r/ d/ gi hoặc vần ươt / ươc)
- Làm tốt BT2b và 3b.
II/ Chuẩn bị:
4 tờ phiếu để học sinh làm bài 3b.
Bảng phụ ghi sẵn bài tập chính tả.
HS có đầy đủ vở bài tập Tiếng Việt.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc, yêu cầu 2 học sinh viết trên bảng lớp, cả viết vào vở nháp các từ: chào hỏi, lễ phép, ngoan ngoãn, vất vả.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn văn.
- Yêu cầu hai học sinh đọc lại bài.
+ Nội dung đoạn văn nói gì?
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
+ Ta bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu hai em lên bảng viết còn học sinh cả lớp lấy vở nháp viết các tiếng khó.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
* Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở .
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a : Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2a.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân .
- Gọi 2HS lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- Nhận xét chốt ý chính.
- Gọi một em đọc lại đoạn văn.
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện vào VBT theo lời giải đúng.
Bài 3a:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài trên phiếu.
- Yêu cầu đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng lớp và đọc to kết quả.
- Nhận xét bài làm và tính điểm thi đua của các nhóm.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn HS học bài và xem trước bài mới .
- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp các từ do GV đọc.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- Hai học sinh đọc lại bài .
+ Đoạn văn nói lên: óc sáng tạo tài ba của một nhà khoa học.
+ Đoạn văn có 4 câu.
+ Viết hoa những chữ đầu câu, tên riêng Trương Vĩnh Ký.
+ Bắt đầu viết cách lề 1 ô vở.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào vở nháp các từ dễ nhầm lẫn và các số như 26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học...
- Cả lớp nghe - viết bài vào vở.
- Học sinh soát và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc yêu cầu bài tập 2a, lớp đọc thầm.
- Cả lớp tự làm bài.
- 2 em lên bảng thi làm bài đúng và nhanh.
- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.
- HS chữa bài vào vở.
- 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập 3a.
- Các nhóm thảo luận, làm bài.
- Đại diện nhóm dán bài làm lên bảng rồi đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 2HS nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
******************************************************************
Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 22: Nói, viết về một người lao động trí óc
I/ Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng nói: Kể được về một người lao động trí óc mà em biết
(tên, nghề nghiệp và công việc họ đang làm).
- Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều em vừa nói thành một đoạn văn (từ 7 - 10 câu) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
II/ Chuẩn bị :
- Bảng lớp viết gợi ý kể về một người lao động trí óc .
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài :
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu và gợi ý (SGK)
+Hãy kể tên một số nghề lao động trí óc?
- Yêu cầu 1HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn để kể theo gợi ý .
- Yêu cầu học sinh tập kể theo cặp.
- Gọi 4 -5 học sinh thi kể trước lớp .
- GV cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm .
Bài tập 2:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS dựa vào những điều vừa nói để viết thành đoạn văn 7 – 10 câu nói về chủ đề đang học.
- Yêu cầu HS viết bài vào VBT.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Gọi 5 -7 học sinh đọc bài trước lớp.
- Nhận xét chấm điểm một số bài.
- Thu bài học sinh chấm.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung.
- Dặn HS chuẩn bị tốt cho tiết sau
- Hai em kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
- Cả lớp theo dõi.
- Hai em đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
+ bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, bác học, …
- 1HS kể mẫu, lớp nhận xét bổ sung.
- Từng cặp tập kể.
- 4 – 5 em thi kể trước lớp .
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
- Một học sinh đọc đề bài tập 2.
- Lớp dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1 để viết thành một đoạn văn có chủ đề nói về một người lao động trí óc từ 7 – 10 câu .
- 5 - 7 em đọc bài viết của mình trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
******************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- giao an 3 buoi 1 tuan 22 mung.doc