- Nhận biết( bằng hình ảnh trực quan )một phần năm, biết đọc viết .
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.
- Giảm tải: Chỉ yêu cầu nhận biết “Một phần năm”, biết đọc, viết 1/5 và làm bài tập 1.
- Bài 2,3.Dành cho HS khá giỏi:
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2C Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc 3 khổ thơ đầu).
-THBĐ: HS hiểu thờm về phong cảnh biển.
II.Đồ dùng:
-Tranh vẽ SGK,
III.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: (5’)
- 2HS đọc bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và trả lời câu hỏi.
- Những ai đến cầu hôn Mị Nương?.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Bức tranh vẽ gì?.
- HS trả lời.
- GV : Để biết được biển trong mắt em một bạn nhỏ như thế nào? Bây giờ ta tìm hiểu bài thơ Bé nhìn biển.
2.Luyện đọc: (20’)
a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.
- Đọc dòng thơ:
+ HS tiếp nối đọc 2 dòng thơ cho đến hết bài.
+ GV ghi bảng: Tưởng rằng, khiêng, kéo co.
+ GV đọc mẫu HS đọc: cá nhân, lớp.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp:
+ GV hướng dẫn đọc nhấn giọng các từ ngữ: tưởng rằng, to bằng trời, sông lớn giằng, kéo co, phì phò…
+ HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, GV cùng HS nhận xét.
+ GV nêu câu hỏi để HS trả lời những từ ở phần chú giải
- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Thi đọc trước lớp: Đồng thanh cả bài
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (7’)
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? (Tưởng rằng biển nhỏ/ Mà to bằng trời).
- Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con?. (Bãi giằng với sóng/ chơi trò kéo co…)
- HS đọc các câu thơ trên.
- Em thích khổ thơ nào?Vì sao?.
*THBĐ: Em đó lần nào được đi biển chưa?
-Nờu những điều em biết về phong cảnh biển?
4.Học thuộc lòng bài thơ: (7’)(Dành cho HS khá giỏi)
- GV hướng dẫn HS cách đọc thuộc lòng.
- HS đọc nhiều lần cho thuộc bài thơ.
- HS đọc thuộc lòng
- GV nhận xét, ghi điểm.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Em có thích biển trong bài thơ này không ? Vì sao
- GV cho HS xem tranh vẽ cảnh biển Nha Trang.
- GV nhận xét giờ học
- Về xem trứơc bài Tôm Càng và Cá Con
Toán
Giờ, phút
I.Mục tiêu:
- Biêt 1 giờ có 60 phút .
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số3, số 6.
- Biết đơn vị đo thời gian : Giờ phút.
- Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
* HS BT1, BT2, BT3
II.Đồ dùng:
- Mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
- 3HS đọc bảng nhân 2,3, 4, 5.
- 2HS đọc bảng chia 2, 3, 4, 5
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- GV nêu yêu cầu giờ học.
2.Giới thiệu cách xem giờ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6): (12’)
a.GV đưa đồng hồ ra và nói: Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút.
- GV viết bảng 1 giờ = 60 phút
- GV cho HS quan sát mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ 8 giờ. GV hỏi đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
- HS trả lời.
- GV quay tiếp kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút và viết lên bảng: 8 giờ 15 phút.
- GV tiếp tục quay kim đồng hồ để kim phút chỉ vào số 6 và nói: Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.
- GV ghi: 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi.
- GV cho HS làm lại các công việc như nêu trên ở mô hình đồng hồ để HS theo dõi và nhận xét.
3.Thực hành: (20’)
Bài 1: (miệng)
- HS đọc yêu cầu: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HS quan sát đồng hồ trên bàn và trả lời:A: 7 giờ 15 phút ; B . 2 giờ 30 phút hay 2 rưỡi ; C. 11 giờ 30 phút ; D. 3 giờ
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào.
- GV phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu các nhóm nối.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả.
Đồng hồ A hình 4 ; Đồng hồ B hình 3 ; …
- GV nhận xét.
Bài 3 : Tính (theo mẫu)
- GV làm mẫu 1 giờ + 2 giờ = 3 giờ 5 giờ – 2 giờ = 3 giờ
5 giờ + 2 giờ = 9 giờ – 3 giờ =
4 giờ + 6 giờ = 12 giờ – 8 giờ =
8 giờ + 7 giờ = 16 giờ – 10 giờ =
- HS làm vào vở, một HS lên bảng làm.
- GV chấm và nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Một giờ có mấy phút ?.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bài.
……………………………………………….
Chính tả (Nghe viết)
Bé nhìn biển
Cô Minh dạy.
----------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 8 tháng 3 năm 2013.
Toán
Thực hành xem đồng hồ.
I.Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết đơn vị đo thời gian : giờ ,phút.
- Nhận biết các khoảng cách thời gian 15 phút; 30 phút.
- Các bài tập cần làm : Bài 1,2,3.
II.Đồ dùng:
- Đồng hồ,
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
- Hôm trước ta học bài gì? (giờ phút)
- GV cho HS xem đồng hồ và xem giờ, HS đọc lên.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
- Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập.
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ.?
- GV cho HS quan sát và đọc lên.
a. 4giờ 15phút ; b. 1giờ rưỡi (1giờ 30 phút) ; c.9giờ 15phút ; 8giờ 30phút.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: Mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào?
- GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Câu a : ứng với đồng hồ A
Câu b: ứng với đồng hồ D
Câu c: ứng với đồng hồ B
Câu d: ứng với đồng hồ E
Câu e: ứng với đồng hồ C
Câu g: ứng với đồng hồ G
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 3: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:
2giờ, 1giờ 30phút, 6giờ 15phút, 5giờ rưỡi.
- HS thực hành quay kim trên mặt đồng hồ.
- HS cùng GV nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà nhớ xem đồng hồ.
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
I.Mục tiêu:
- Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường(BT1,BT2).
- Quan sát tranh cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh.(BT3).
* GKNS : - Giao tiếp: ứng xử văn hoá.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’).
- Tiết trước ta học bài gì?.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: (miệng)
- HS đọc yêu cầu: Đọc đoạn đối thoại sau.(SGK)
- HS đọc đoạn đối thoại theo từng cặp.
GV hỏi: Hà cần nói với thái độ như thế nào? (lễ phép)
Bố Dũng nói thái độ thế nào? (niềm nở)
- HS nhắc lại lời của Hà khi gặp bố Dũng.
- GV nhận xét.
Bài 2: (mệng)
- 1HS đọc yêu cầu: Nói lời đáp trong đoạn đối thoại sau:
a.Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé?
- ừ
- Bạn tuyệt quá!
b.Em cho anh chạy thử cái tàu thuỷ của em nhé?
- Vâng
- HS trả lời: Đáp lời đồng ý.
GV nhận xét: a. Cảm ơn bạn; b. Em ngoan quá!
- Lời của bạn Hương cần nói với thái độ như thế nào? .(biết ơn…)
- Lời của Anh cần nói với thái độ như thế nào?. (vui vẻ biết ơn…)
Bài 3: (miệng)
- GV cho HS đọc yêu cầu: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- GV treo bảng phụ viết sẵn 4 câu hỏi:
- HS quan sát tranh và đọc kĩ 4 câu hỏi để trả lời.
a.Tranh vẽ cảnh gì? (Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng khi mặt trời mọc…)
b.Sóng biển như thế nào? (Sóng biển xanh nhấp nhô)
c.Trên mặt biển có những gì? (Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn)
d.Trên bầu trời có những gì? (Mặt trời đang dâng lên, những đám mây đang trôi bồng bềnh)
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV nhận xét giờ học.
- Về sưu tầm thêm tranh về biển.
---------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Một số loài cây sống trên cạn.
I.Mục tiêu:
- Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống trên cạn .
- Quan sát và chỉ ra được một số cây sống trên cạn.
* GDKNS : - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống trên cạn.
II.Đồ dùng:
- Hình vẽ ở SGK trang 52, 53.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (3’)
-Tiết trước ta học bài gì?.
- HS kể tên loài cây và nơi sống của chúng?
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1Giới thiệu bài: (2’)
Hoạt động1: Hình thành kĩ năng quan sát, mô tả: (20’)
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả.
Cách tiến hành:
Bước 1. Làm việc theo nhóm ở ngoài sân.
Nhóm 1: Quan sát cây cối ở vườn trường và nêu ích lợi của chúng.
Nhóm 2: Quan sát cây cối ở vườn trường và nêu ích lợi, đặc điểm.
- GV Phát phiếu quan s át.
1. Tên cây đó?
2. Đó là loại cây cho bóng mát hay cây hoa, cây cỏ…?
3. Thân cây vả cành lá có gì đặc biệt?
4. Có thể nhìn thấy phần rễ cây không? Vì sao?
- Các nhóm thảo luận.
- GV bao quát các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên, mmô tả đặc điểm và nói lợi ích của các cây.
- GV khen ngợi các nhóm có khả năng quan sát và nhận xét.
Hoạt động 2: Nhận biết một số cây sống trên cạn, nêu ích lợi của chúng: (10’)
*Mục tiêu: Nhận biết một số cây sống trên cạn và ích lợi của chúng.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
+ HS quan sát tranh ở SGK: Nêu tên và ích lợi của những cây có trong hình
+ HS trả lời : Hình 1: Cây mít; Hình 2: Cây phi lao ; Hình 3: Cây ngô;
Hình 4: Cay đu đủ ; Hình 5: Cây thanh long ; Hình 6: Cây sả ; Hình 7: Cây lạc
- GV theo dỏi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện một số nhóm lên chỉ và thình bày.
- Cây nào cây ăn quả? Cây nào toả bóng mát? Cây nào dùng làm da vị?
- GV kết luận: Có nhiều loài cây sống trên cạn: Chúng cung cấp ăn quả cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác.
C. Củng cố, dặn dò: (1’)
- HS nêu tên các loài cây sống trên cạn?
- GV nhận xét.
------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
- HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần.
- Qua đó HS có ý thức hơn ở tuần sau.
-Kế hoạch trong tuần tới.
-HS làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Đánh giá:
-GV cho HS sinh hoạt tổ.
-Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
-Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dỏi các thành viên.
-Tổ khác nhận xét.
-GV nhận xét chung: - Nề nếp; -Học tập
+Vệ sinh:
2.Kế hoạch tuần tới:
-Duy trì nề nếp.
-Nhớ học tốt các bài tập đọc để dành nhiều điểm 10 chào mừng ngày lễ lớn.
-Vệ sinh sạch sẽ.
-Tiếp tục rèn đọc và viết cho em Hà Giang, Thắng.
3.Làm vệ sinh lớp học:
-GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
-Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện.
-GV theo dỏi
-HS nhận xét lẫn nhau.
-GV nhận xét chung.
-GV : Các em biết giữ vệ sinh sạch sẽ chính là chúng ta đã boả vệ môi trường trong sạch đẹp.
File đính kèm:
- Tuan 25 sang(1).doc