I.Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được cách viết chữ C và câu ứng dụng .
- Viết đúng chữ mẫu, đúng cỡ chữ vừa và nhỏ.Viết đúng cụm từ ứng dụng “Chia ngọt sẻ bùi”. viết đều nét, nối nét đúng quy định.
- GD học sinh ý thức luyện chữ.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV : mẫu chữ C trong khung chữ, bảng phụ chép từ ứng dụng.
- HS : Vở tập viết, bảng con.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2B Tuần thứ 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS nhìn vào SGK để kể.
+ Lần 3 : Các nhóm tự kể.
- GV nhận xét đánh giá. Khuyến khích HS kể theo cách sáng tạo.
3. Củng cố dặn dò:
? Câu chuyện muốn nhắc nhở các em điều gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà luyện kể lại nội dung câu chuyện nhiều lần theo cách phân vai.
- Chuẩn bị bài sau: Chiếc bút mực .
- Nối tiếp nhau kể lại nội dung câu chuyện “ Bạn của Nai Nhỏ”.
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Quan sát tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn và kể.
- Tiếp nối kể chuyện trong nhóm.
- Kể từng đoạn trước lớp.
- 3 HS đóng vai.
- Lần lượt đóng vai kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét lời kể của từng bạn thể hiện vai của mình.
- 2 đến 3 HS nêu ý kiến.
tiếng việt* ( Tập đọc)
Mít làm thơ
I.Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được nghĩa của từ chú giải, nắm được diễn biến tiếp theo của câu chuyện; cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện.
- Đọc đúng các tiếng có âm, vần khó đọc, nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật
- Học sinh yêu thích tính hài hước của Mít.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng phụ chép câu văn hướng dẫn HS đọc nghỉ hơi.
- HS : SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc bài “ Trên chiếc bè”?
? Dế Mèn và Dế Trũi đi ngao du thiên hạ, chúng thấy có điều gì thú vị ?
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
- GV đọc mẫu nội dung bài.
? Tìm từ khó đọc trong bài?
- HD học sinh đọc nghỉ hơi.
? Nêu nghĩa của các từ chú giải trong bà?
c) Tìm hiểu bài:
? Hãy đọc các câu thơ mà Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu, Ngộ Nhỡ?
? Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi đối với Mít ?
? Em hãy nghĩ và nói vài câu bênh vực cho Mít ?
? Em thấy bạn Mít trong bài là người như thế nào ?
- GV nhận xét bổ sung.
d) Luyện đọc lại:
- GV nhận xét đánh giá.
3.Củng cố dặn dò:
? Bài tập đọc có điểm gì hài hước ?
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà luyện đọc phần 1 và 2 của bài và diễn đạt cho hay hơn.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài.
- 4 em, mỗi em đọc 1 đoạn.
- HS nối tiếp tìm từ và luyện đọc: Biết Tuốt, cá chuối, hét toáng lên, chế giễu.
- HS đọc nối tiếp câu, đoạn.
- HS tiếp nối nêu nghĩa của từ chú giải.
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong bài.
- 5 đến 7 HS đọc bài.
- 2 đến 3 em nêu ý kiến.
tuần 4
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2007
toán *
Ôn dạng : 29 + 5 ; 49 + 25
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách cộng dạng toán : 29 + 5; 49 + 25.
- HS làm thành thạo các bài tập thuộc dạng toán trên.
- Tự giác ôn tập.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng phụ chép BT2.
- HS :Bảng con, vở ghi.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Đặt tính rồi tính kết quả của:
18 + 9 34 + 19
? Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của các phép tính?
2 . Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: luyện bảng.
Đặt tính rồi tính.
79 + 7 29 + 9 9 + 76
29 + 39 29 + 25 69 + 28
- GV nhận xét đánh giá.
* Bài 2: Luyện miệng.
9 + 6 = 9 + 7 =
19 + 6 = 39 + 7 =
19 + 16 = 39 + 47 =
- GV nhận xét.
* Bài 3: luyện vở.
Nam có một số nhãn vở, Nam cho Bắc 5 nhãn vở thì Nam còn lại 19 nhãn vở. Hỏi lúc đầu Nam có bao nhiêu nhãn vở?
- Chấm điểm nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về xem lại các bài tập của tiết học.
- 2 HS lên bảng.
- Nhận xét bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 3 em lên bảng, lớp luyện bảng con.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả và nói cách tính.
- HS đọc đề toán, nêu tóm tắt.
- Luyện giải vào vở
tiếng việt*( ltvc )
Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh
I.Mục đích yêu cầu:
- HS biết chọn câu mở đầu, câu kết thúc và diễn biến câu chuyện hợp lí; lập được danh sách HS theo thứ tự bảng chữ cái( 3 đến 5 em).
- Xếp được các câu thành bài. Lập danh sách HS theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
I.Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng phụ chép bài tập 3.
- HS : Vở Tiếng Việt(ôn).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Tìm 2 từ chỉ sự vật, đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ?
- GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) HD học sinh ôn tập:
* Bài 1: luyện miệng.
Sắp xếp lại các câu sau theo thứ tự hợp lí:
a. Bác bán kính bảo “ Cháu muốn đọc sách thì phải học đi đã”.
b. Có một cậu bé lười học nên không biết chữ.
c. Cậu tìm đến cửa hàng bán kính. Cậu đeo thử đủ thứ kính mà vẫn không đọc được.
d. Thấy nhiều người khi đọc sách phải đeo kính, cậu tưởng rằng cứ đeo kính thì đọc được sách.
- Nhận xét bổ sung.
* Bài 2: luyện miệng.
? Hãy nêu tên 3 đến 5 bạn trong tổ em rồi xếp tên các bạn đó theo thứ tự bảng chữ cái?
- Nhận xét bổ sung.
* Bài 3:luyện vở .
Viết lại tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái mà em đã xếp ở bài tập 2.
- GV chấm điểm, nhận xét bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
- 2 HS lên bảng.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tiếp nối nêu cách sắp xếp câu.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Nối tiếp nêu cách xếp.
- Thực hành luyện vở.
Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2007
tiếng việt *( ltvc)
Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?
I. Mục đích yêu cầu:
- HS hiểu được khái niệm chung về từ chỉ sự vật; câu kiểu Ai là gì?
- Tìm đúng các từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối . Nói câu đủ ý, viết thành câu.
- GD học sinh nói, viết đủ câu là phép lịch sự trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra xen kẽ trong giờ học.
2. bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: Luyện miệng.
Viết các nhóm từ vào chỗ chấm cho phù hợp: ( từ chỉ đồ vật, từ chỉ con vật, từ chỉ người, từ chỉ cây cối).
+ Bác sĩ, học sinh, công nhân là những từ chỉ ........ .
+ Phượng vĩ, hoa hồng, bèo tây là những từ chỉ ... .
+ Bảng, bút chì, giấy, sách là những từ chỉ ..... .
+ Cá heo, mèo, gà, lợn rừng là những từ chỉ ... .
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: Luyện miệng.
Hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- GV nhận xét bổ sung.
* Bài 3 : luyện viết.
Khoanh vào chữ trước dòng thuộc mẫu câu Ai là gì?
a. Cô giáo là mẹ của em ở trường.
b. Em là học sinh lớp 2A .
c. Bạn Hùng học rất giỏi.
d. Bé Mai có dáng người cao cao.
e. Cây bàng là loại cây có tán lá rộng.
- GV chấm điểm nhận xét.
3 Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
- HS nêu yêu cầu của bài tập..
- HS nối tiếp nêu ý kiến.
- HS nối tiếp đặt câu.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Thực hành viết bài vào vở.
sinh hoạt
Kiểm điểm nề nếp vệ sinh
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được ưu và khuyết điểm của nề nếp vệ sinh và các nề nếp hoạt động khác.
- Mạnh dạn trong phê và tự phê bình.
- GD học sinh ý thức thi đua trong học tập và rèn luyện.
II. Nội dung:
1. Lớp trưởng và các cán sự nhận xét ưu khuyết.
2. GV nhận xét đánh giá chung:
Ưu điểm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b) Tồn tại:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c) Đánh giá thi đua:
Nhất : ................................
Nhì : ...............................
Thứ ba : ................................
3. Phương hướng tuần tới:
- Duy trì nề nếp vệ sinh cá nhân và vệ sinh hoàn cảnh.
- Thi đua học tập và rèn luyện tốt.
- Thực hiện tốt các hoạt động sao đội.
Nhận xét của tổ trưởng :
....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
Nguyễn Thị Hằng
Thủ công
Gấp máy bay phản lực ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu:
- Củng cố các bước gấp máy bay phản lực .
- Gấp được máy bay phản lực theo đúng quy trình.
- HS hứng thú gấp hình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu máy bay phản lực được gấp bằng giấy màu tương đương khổ giấy A4.
- Quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
- Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy nháp tương đương khổ giấy A4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
2. HS thực hành gấp máy bay phản lực:
? Hãy nhắc lại các bước gấp máy bay phản lực ?
- GV tổ chức cho HS thực hành. Nhắc nhở HS trong quá trình gấp cần miết các đường mới gấp cho phẳng.
- Gợi ý cho HS trang trí máy bay phản lực như vẽ ngôi sao hoặc viết chữ việt nam lên 2 cánh máy bay... Trong khi học sinh thực hành, GV quan sát , uốn nắn cho những HS gấp chưa đúng hoặc còn lúng túng.
- GV chọn ra một số sản phẩm đẹp để tuyên dương và cho HS quan sát.
- Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Tổ chức cho HS thi phóng máy bay, nhắc nhở các em trật tự, vệ sinh , an toàn khi phóng máy bay.
- Nhắc HS thu lượm giấy vụn để giữ vệ sinh lớp học.
3. Củng cố dặn dò:
? Hãy nhắc lại quy trình gấp máy bay phản lực ?
- Căn dặn HS về nhà thực hành gấp máy bay phản lực đúng quy trình. Chuẩn bị giấy thủ công, gấy nháp, bút màu, thước kẻ ,... giờ học sau học tiếp .
- HS nêu ý kiến.
+ B1: Gấp tạo mũi, thân , cánh máy bay phản lực.
+ B2 : Tạo máy bay phản lực và sử dụng.
- HS thực hành gấp và trang trí máy bay phản lực.
- 2 HS nhắc lại các bước gấp máy bay phản lực.
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 4 LOP 2(1).doc