Giáo án Lớp 2B Tuần thứ 3

- Kiến thức: Đọc trơn được toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngăn cản, chặn lối, hích vai, rình, gã Sói, ngã ngửa.Hiểu nghĩa của các từ: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.

- Kĩ năng: Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 Biết phân biệt giọng khi đọc đúng lời các nhân vật:

· Lời của Nai Nhỏ: hồn nhiên, ngây thơ.

· Lời của Nai bố: lúc đầu lo ngại, sau vui lòng, hài lòng.

· Lời của người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.

- Thái độ: Thấy được các đức tính của Nai Nhỏ: khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.

 Rút ra nhận xét: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.

 

doc38 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2B Tuần thứ 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Lớp viết bảng con. - Hoạt động lớp. - Mở SGK. - 2 HS đọc lại. - Trời hạn hán, suối cạn hết nước, cỏ cây khô héo, không có gì để nuôi sống đôi bạn. - Chạy khắp để nơi tìm bạn. - Viết hoa chữ cái đầu bài, đầu dòng thơ, tên nhân vật. - Sau dấu 2 chấm, trong dấu ngoặc kép, sau mỗi tiếng gọi có dấu chấm cảm. - HS nêu từ + âm + vần cần lưu ý. Suối cạn, nuôi, lang thang, nẻo, gọi hoài, hạn hán, cỏ héo. - Viết bảng con chững từ khó vừa nêu. - Nêu cách trình bày: ghi tên bài ở giữa, chữ đầu của mỗi dòng thơ viết cách lề vở 3 ô. - Viết vào vở. - Chữa bài bằng bút chì. - Hoạt động cá nhân. - 1 HS đọc. - Làm vở bài tập. - 2 Đội mỗi đội 2 em thực hiện. Nhận xét - 1 HS thực hiện. - Lớp làm vở bài tập. - HS thực hiện. - Nhận xét. Tập làm văn (TIẾT 3) SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI LẬP DANH SÁCH HỌC SINH I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Biết sắp xếp các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện, biết nói nội dung tranh bằng 2 – 3 câu. Sắp xếp các câu thành câu chuyện hoàn chỉnh. Lập được danh sách các bạn trong nhóm (3 – 5 bạn) Kĩ năng: Rèn HS kể chuyện rõ ràng, diễn cảm và viết được danh sách của nhóm. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thương bạn bè. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh, phiếu học tập. HS: VBT. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: Hát (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Chào hỏi - Tự giới thiệu (4’) - Gọi 3 HS đọc lại bản Tự thuật về mình. Ị Nhận xét cho điểm. Ị Nhận xét phần bài HS làm về nhà. 3. Bài mới: Sắp xếp câu trong bài – Lập danh sách học sinh - Trong tiết TLV hôm nay các em cùng nhau kể lại câu chuyện “Bạn của Nai Nhỏ” dưới các hình thức khác nhau. Mỗi cách có những nét thú vị riêng, các em hãy chú ý để biết được đặc điểm của từng hình thức qua bài… Ị Ghi tựa. Hoạt động 1: Xếp lại thứ tự các tranh và kể nội dung câu chuyện. (19’) - Phương pháp: Kể chuyện. * Bài 1: (Miệng) - Gọi HS đọc theo yêu cầu. - Treo 4 tranh. - Gọi 3 HS lên bảng. - Gọi HS nhận xét treo đã đúng thứ tự chưa? - Gọi 4 HS nói lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1, 2 câu. - HS kể lại câu chuyện. - Bạn nào có cách đặt tên khác cho câu chuyện này. Ị Nhận xét, tuyên dương. * Bài 2: (viết) Vở bài tập. - Yêu cầu HS làm bài trang 13. Hướng dẫn sửa bài, sắp xếp 4 ý. - Gọi 2 đội chơi: mỗi đội 2 HS lên sửa. Ị Nhận xét và yêu cầu HS đọc lại câu chuyện. Hoạt động 2: Lập danh sách một nhóm bạn (8’) - Phương pháp: Thực hành. * Bài 3: Vở bài tập (viết) - GV hướng dẫn mẫu (SGK). - Bài tập này giống bài tập đọc nào đã học? Ị Nhận xét, tuyên dương. 4. Nhận xét – Dặn dò: (2’) - 1 HS kể lại câu chuyện “Kiến và chim gáy”. Về kể lại và hoàn chỉnh bản danh sách nhóm bạn BT3. Ị Nhận xét. - Chuẩn bị: Cảm ơn, xin lỗi. - Hát - 3 HS lần lượt. HS cả lớp theo dõi. - Hoạt động lớp, cá nhân. - HS đọc yêu cầu của bài - HS quan sát. - Gọi 3 HS lên bảng thảo luận về thứ tự các bức tranh. Sau đó HS chọn tranh, HS2 đưa tranh cho bạn, HS3 treo tranh. - Trả lời chưa đúng. Thứ tự của các tranh là 1 – 4 – 3 – 2. - HS kể. - “Tình bạn” – “Bê Vàng và Dê Trắng”. - HS đọc yêu cầu. - Làm vở bài tập. - HS tham gia chơi : thứ tự 3, 1, 4, 2. - 2à3 HS đọc lại. - Hoạt động lớp, nhóm. - Đọc yêu cầu. - Danh sách HS tổ 1 lớp 2 A.. - 3 HS lần lượt. HS cả lớp theo dõi. - 2 em nhìn SGK trang 12 và kể Thủ công (TIẾT 3) GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: HS biết cách gấp máy bay phản lực. HS nắm được quy trình gấp máy bay phản lực. Kĩ năng: HS gấp được máy bay phản lực với các nếp gấp phẳng đều. Thái độ: HS hứng thú gấp hình. NHẬN XÉT CHỨNG CỨ : II. CHUẨN BỊ: GV: Mẫu máy bay phản lực được gấp bằng giấy thủ công. Giấy thủ công có kẻ ô. Mẫu quy trình gấp máy bay phản lực. Hình chụp máy bay phản lực. HS: Giấy thủ công hoặc giấy nháp. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Gấp tên lửa (4’) - Cho HS nhắc lại quy trình gấp tên lửa: - Muốn gấp tên lửa ta phải thực hiện mấy bước? Kể ra? Ị Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Gấp máy bay phản lực (tiết 1) - GV đưa tranh máy bay phản lực. - Hỏi: Hình chụp ảnh gì? Ị Máy bay phản lực thường được sử dụng trong chiến đấu. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và học cách gấp máy bay phản lực Ị Ghi tựa. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5’) - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - GV giới thiệu mẫu gấp máy bay phản lực. - Hỏi: Hình dáng của máy bay phản lực? Màu sắc của mẫu gấp máy bay phản lực? Máy bay phản kực có mấy phần? Phần mũi có gì khác so với tên lửa? Ị Máy bay phản lực có hai phần: Phần mũi hơi nhọn, phần thân dài và 2 cánh ở 2 bên. - Để gấp được máy bay phản lực ta cần tờ giấy có hình gì? - GV mở dần mẫu gấp máy bay phản lực và kết luận ta cầ tờ giấy hình chữ nhật giống như gấp tên lửa. - Để gấp được máy bay phản lực, ta gấp phần nào trước, phần nào sau? - GV lần lượt gấp lại từ bước 1 đến khi được tên lửa như ban đầu và yêu cầu HS quan sát, trả lời. Ị Từ tờ giấy hình chữ nhật ta có thể gấp được máy bay phản lực. Khi gấp ta gấp phần mũi trước, phần thân sau. - Ta vừa quan sát mẫu gấp máy bay phản lực. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu quy trình gấp máy bay phản lực. Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp (25’) - Phương pháp: Trực quan – Giảng giải – Làm Mẫu. * Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực. - GV gắn quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ minh họa cho bước gấp 1. - GV nêu: Gấp giống như gấp tên lửa. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa. (Hình 1) - Mở tờ giấy ra, gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho 2 mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu giữa. (Hình 2) - Gấp toàn bộ phần trên vừa gấp xuống theo đường dấu gấp ở hình 2 sao cho đỉnh A nằm trên đường dấu giữa. (Hình 3) - Gấp cho đường dấu gấp hình 3 sao cho 2 đỉnh tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa, điểm tiếp giáp cách mép gấp phía trên khoảng 1/3 chiều cao H. (Hình 4) - Gấp theo đường dấu gấp ở hình 4 sao cho đỉnh A ngược lên trên để giữ chặt hai nếp gấp bên. (Hình 5) - Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 5 sao cho 2 đỉnh phía trên và 2 mép bên sát vào đường dấu giữa. (Hình 6) - Ta vừa thực hiện xong bước 1, đó là gấp tạo mũi và thân máy bay phản lực. Để tìm hiểu cách tạo máy bay phản lực và sử dụng nó như thế nào ta sẽ qua bước 2. * Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng. - Để tạo máy bay phản lực, ta sẽ bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa, được máy bay phản lực. (Hình 7) - Cầm vào nếp gấp giữa, cho 2 cánh máy bay ngang sang 2 bên, hướng máy bay chếch lên phía trên để phóng như phóng máy bay phản lực. (Hình 8) - GV chốt: Để gấp hình máy bay phản lực ta phải thực hiện mấy bước? Kể ra? Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa tên lửa và máy bay phản lực? - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu đại diện nhóm thao tác lại các bước gấp (bằng giấy nháp). Ị Nhận xét, tuyên dương. 4. Nhận xét – Dặn dò: (1’) - Về nhà gấp nhiều lần cho thành thạo. - Chuẩn bị bài: “ Gấp máy bay phản lực” (tiết 2) - Hát - 2 bước. Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa. Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng. - Máy bay phản lực. - Dài. - Đỏ (vàng, xanh…). - 2 phần (mũi, thân) - So với tên lửa thì hơi nhọn.. - Hình chữ nhật, hình vuông. - Gấp phần mũi trước, phần thân sau. - Hoạt động lớp. - HS quan sát mẫu quy trình gấp. - HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp. (Hình 7) - HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp. (Hình 8) - 2 Bước. Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực. Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng. - Giống nhau: Mũi, thân, cánh ở 2 bên. - Khác nhau: Phần mũi của tên lửa nhọn hơn máy bay phản lực. - Cả nhóm quan sát, nhận xét HS gấp máy bay phản lực. SINH HOẠT LỚP( TUẦN 3) I/ MỤC TIÊU: Đánh giá được ưu tồn trong tuân Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới II/ NỘI DUNG: Đánh gía các hoạt động của tuần: GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. GV nhận xét chung. Kế hoạch: Duy trì nề nếp sẵn có Học bài và làm bài trước khi đến lớp Truy bài đầu giờ Phát huy phong trào tự học của lớp Rèn chữ viết thường xuyên Sinh hoạt văn nghệ **************************************************************************** Ôn Toán (TIẾT 2) Ôn toán dạng : PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Củng cố HS về phép cộng có tổng bằng 10. HS biết giải bài toán có lời văn. Kĩ năng: Rèn HS biết tính thành thạo các phép tính có tổng bằng 10. Thái độ: HS tính cẩn thận, chính xác. II. BÀI ÔN: * Bài 1: Tính nhẩm: 6 + 4 = 5 + 5 = 7 + 3 = 9 + 1 = 1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 = 8 + 2 = * Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng: 7 và 3 2 và 8 4 và 6 * Bài 3: Giải toán: Mẹ mua về 6 trái cam và 4 trái bưởi. Hỏi mẹ mua tất cả bao nhiêu trái cam và bưởi ? Ị GV sửa bài nhận xét và tuyên dương.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 Tuan 3.doc
Giáo án liên quan