I/ Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :Học sinh hiểu :
-Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người.
-Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
2.Kĩ năng : Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích. Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
3.Thái độ :Học sinh có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2A Tuần 30 - Đào Thị Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM VĂN
NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI .
I/ M ục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :
-Nghe kể mẫu chuyện “Qua suối”, nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người, Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp về nội dung câu chuyện.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ Chuẩn bị :
1.Giáo viên : Tranh minh họa truyện . Bảng phụ viết BT1. .
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở .
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs.
1.Bài cũ : Gọi 2 em kể lại câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương”
-Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
-Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài miệng.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Tranh minh họa.
-Nội dung tranh nói gì ?
GV kể chuyện (3 lần) Giọng kể chậm rãi nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
-Bảng phụ : Ghi 4 câu hỏi.
-Kể lần 1 : dừng lại, yêu cầu HS quan sát tranh, đọc lại 4 câu hỏi dưới tranh.
-Kể lần 2 : Vừa kể vừa giới thiệu tranh.
-Kểû lần 3 : Không cần kết hợp kể với giới thiệu tranh.
-GV nêu lần lượt từng câu hỏi.
a.Bác và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu ?
b/ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
c/ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
d/ Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
Cho từng cặp HS hỏi đáp.
Họat động 2: Làm bài viết
Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
Cho HS xem tranh minh họa.
-GV hướng dẫn: Em chỉ cần viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1, không cần viết câu hỏi.
-Gọi 1 em đọc câu hỏi d.
-Kiểm tra vở, chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố Dặn dò:
-Qua mẫu chuyện về Bác Hồ em rút ra bài học gì cho mình ?
-Nhận xét tiết học.
-Tập kể lại câu chuyện.
-PP thực hành :
-2 em em kể lại câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương” và TLCH.
-1 em nhắc tựa bài.
Bài 1 -1 em nêu yêu cầu và 4 câu hỏi.
-Quan sát tranh .
-Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối. Dưới suối một chiến sĩ đang kê lại hòn đá bị kênh.
-HS lắng nghe.
-Quan sát tranh và nêu 4 câu hỏi dưới tranh.
-HS trả lời.
-Bác và các chiến sĩ cảnh vệ đi công tác.
-Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
-Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
-Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã.
-3-4 cặp HS trong nhóm hỏi đáp theo 4 câu hỏi trong SGK.
-2 em giỏi kể lại toàn bộ chuyện.
Bài 2:-Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1.
-1 em đọc câu hỏi d : Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
- Cả lớp làm vở bài tập.
-Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác. Biết sống vì người khác. Cầøn quan tâm đến mọi người xung quanh. Hãy tránh cho người khác gặp phải điều không may.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT .
I/ Mục đích yêu cầu : Sau bài học, học sinh biết :
1.Kiến thức : -Nhớ lại những kiến thức đã học về các cây cối và các con vật.
-Biết được có những cây cối và con vật vừa sống ở dưới nước, vừa sống ở trên không .
•2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét. mô tả.
3.Thái độ : Ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
II/ Chuẩn bị
1.Giáo viên : Tranh vẽ trong SGK/ tr 62-63.
2.Học sinh : Sách TN XH, Vở .
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs.
1.Bài cũ :
-Nêu tên các con vật có trong hình ?
-Con nào là vật sống ở nước ngọt, con nào sống ở nước mặn ?
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
Mục tiêu : Nhớ lại những kiến thức đã học về các cây cối và các con vật.
-Tranh : Các cây có trong SGK/tr 62-63.
-Giáo viên nêu yêu cầu :
-Chỉ và nói tên , nơi sống, ích lợi ?
-Loại cây cối nào sống ở trên cạn, dưới nước?
-Kết luận: Cây cối có thể sống ở mọi nơi : trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí.
Hoạt động 2 : Nhận biết các con vật trong tranh vẽ.
Mục tiêu : Hình thành kĩ năng quan sát nhận xét, mô tả.
-Tranh : Yêu cầu học sinh, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự :
Tên gọi, Nơi sống, Ích lợi.
-Giáo viên tóm ý : Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi : dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn, dưới nước.
Hoạt động 3 : Sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề.
Mục tiêu : Biếr sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề.
-GV phát phiếu thảo luận cho nhóm.
-Yêu cầu Quan sát tranh trong SGK và hoàn thành nội dung vào bảng.
-Gọi các nhóm lên trình bày.
-Nhận xét tuyên dương nhóm tốt.
Hoạt động 4 : Bảo vệ các loài cây các con vật.
Mục tiêu : Nhớ những đặc điểm chính của loài cây, con vật đã học.Tìm hiểu ích lợi và bảo vệ các loài cây,con vật.
-GV đưa câu hỏi : Em nào có biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng không ?
Yêu cầu thảo luận .
1.Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
2.Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
-Nhận xét,tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-Cho HS làm vở BT.
3.Củng cố Dặn dò:
-Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học
-Học bài.
-Quan sát tranh và TLCH trong SGK.
-Cá quả, cá rô,…..
-Cá thu, cá ngừ,
-Nhận biết cây cối và các con vật.
-Quan sát và trả lời câu hỏi theo cặp.
-Chia nhóm : Sau đó đại diện nhóm lên bảng chỉ tranh và nói.
-Cây cối có thể sống ở mọi nơi : trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí.
-Đại diện nhóm trình bày
-Vài em nhắc lại.
-Thảo luận nhóm
-Đại diện một nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
-Cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi : dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn, dưới nước.
-Cả lớp theo dõi, ghi nhớ.
-Nhận phiếu.
-Thảo luận nhóm : Dán các tranh vẽ sưu tầm được vào phiếu (Phiếu 1 và phiếu 2) STK/ tr 127
-Lần lượt các nhóm lên trình bày.
-Trò chơi “Gọi tên con vật”
-HS giơ taytrả lời.
-Chia nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Làm vở BT/ tr 42
-Học bài.
THỂ DỤC.
TÂNG CẦU -TRÒ CHƠI “TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH” .
I/ Mục đích yêu cầu :
1.Kiến thức : Tiếp tục học trò chơi “Tung bóng bào đích” và “Tâng cầu”
2.Kĩ năng : Biết và thực hiện đúng động tác và trò chơi một cách nhịp nhàng.
3.Thái độ : Tự giác tích cực chủ động tham gia trò chơi .
II/ Chuẩn bị :
1.Giáo viên : Vệ sinh sân tập, còi. Kẻ vạch chuẩn bị.
2.Học sinh : Tập hợp hàng nhanh.
III/ Các họat động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs.
1.Phần mở đầu :
-Phổ biến nội dung :
-Giáo viên theo dõi.
Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, toàn thân, nhảy.
-Nhận xét.
2.Phần cơ bản :
-Giáo viên nêu tên trò chơi “Tung vòng vào đích”
-Ôn “Tâng cầu”
-Nhận xét xem nhóm nào thực hiện trò chơi đúng .
3.Phần kết thúc :
-Giáo viên hệ thống lại bài.
-Nhận xét giờ học.
-Giao bài tập về nhà.
-Tập hợp hàng.
-Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông, vai.
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc
trên địa hình tự nhiên :90-100m.
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, toàn thân, nhảy (2x8 nhịp).
-Trò chơi/ tự chọn.
-Thực hiện 8-10 phút (như tiết 57)
-Thực hiện từ 8-10 phút.
-Chia 2 nhóm tham gia trò chơi.
-Cán sự lớp điều khiển .
Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
-Một số động tác thả lỏng.
-Trò chơi.
-Nhảy thả lỏng .
SINH HOẠT( tuần30)
I.Mục đích yêu cầu
- Nhận xét đánh giá tuần tuần 30.Đưa ra kế hoạch tuần 31.Rèn kĩ năng tự quản.
-Giáo dục hs ngoan ngoãn lễ phép có tinh thần làm chủ tập thể ,có tinh thần phê và tự phê.
II.Các hoạt động
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
2 Gv nhận xét chung . Lớp tổng kết :
- Trật tự: Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.Nề nếp tự quản tốt.
-Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Rèn chữ giữ vở. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu.
-Vệ sinh cá nhân tốt.Lớp sạch sẽ, gọn gàng.Duy trì tốt sĩ số
* Tồn tại.
- Một số em viết bài chưa biết giữ vở sạch ,chưa cố gắng:
III) Kế hoạch tuần 31.
- Khắc phục những tồn tại trong tuần 30.
- Tiếp tục duy trì nề nếp và phát huy những mặt đã đạt được trong tuần 30.
-Trong giờ học chú ý nghe giảng bài, tích cực xây dựng bài,phát biểu ý kiến.Thực hiện thi đua giữa các tổ dành nhiều hoa điểm 10 .
- Học bài và chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trứơc khi đến lớp.
- Nhắc nhở một số em luyện viết thêm ở nhà.Luyệân đọc nhiều hơn.
- Không được nghỉ học vô lí do.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.Hưởng ứng tốt các phong trào do nhà trường tổ chức
File đính kèm:
- gian an lop 2 tuan 30.doc