I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3, số 6.Biết thời điểm, khoảng thời gian.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày, làm BT1, BT2.
3.Thái độ:
- HS biết vận dụng xem đồng hồ hằng ngày .
II. Đồ dùng dạy học:
- Mô hình đồng hồ.
- Bảng phụ.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2A Tuần 26 Trường Tiểu Học Hoa Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS đọc yêu cầu
- GV cho HS quan sát tranh ở SGK.
- HS quan sát các loại cá
HS trao đổi theo cặp
- 2 nhóm lên thi làm bài
* Cá nước ngọt cá ở sông áo hồ )
Cá mè , cá chép, cá trê…
*Cá nước mặn (cá biển)
- GV + HS nhận xét .
Bài tập 2 (Miệng)
Cá thu, cá chim, cá chuồn, cá nục…
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Kể tên các con vật sống ở dưới nước ?
- Yêu cầu 3 nhóm lên thi tiếp sức mỗi em viết nhanh tên 1 con vật
- GV + HS nhận xét.
- Các nhóm thi viết tên các con vật sống dưới nước.
Bài 3 (viết)
- Nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn đặt thêm dấu phẩy vào chỗ cần thiết để tách các ý của câu văn…
- GV + HS nhận xét.
- GV củng cố cho HS cách dùng dấu phấyy trong khi viết văn.
- HS theo dõi.
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS lên bảng chữa.
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê tôi đã thấy nhiều …càng lên cao trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần .
- HS theo dõi.
3. Củng cố:
- Củng cố cho HS cách dùng dấu phẩy.
- Nhận xét tiết học
- HS theo dõi.
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2011
Đ/c Châm soạn dạy
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 26
Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết đáp lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp đơn giản cho trước.
- Trả lời đúng câu hỏi về cảnh biển .
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nghe ,nói và viết.
3. Thái độ:
- HS biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp hằng ngày
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị bài ở bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập ở VBT của HS.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn thực hiện các bài tập
Bài 1 : Miệng
- Cho HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận,
suy nghĩ về nội dung và chuẩn bị lời đáp, thái độ phù hợp với tình huống giao tiếp
- GV yêu cầu từng cặp 2 HS đóng vai.
- GV + HS nhận xét.
Bài 2 : Viết lại câu trả lời của em ở bài tập 3 tiết 25.
- GV hướng dẫn HS dựa vào 4 câu hỏi gợi ý viết vào vở thành đoạn văn liền mạch 4, 5 câu tạo thành 1 đoạn văn tự nhiên.
- GV gọi HS đọc bài viết.
- GV + HS nhận xét.
Nhận xét khen ngợi, động viên.
3. củng cố:
- GV củng cố lại cách dùng từ, viết văn cho HS.
4. Dặn dò: - Về viết lại bài văn.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS theo dõi.
- HS thực hành đóng vai theo từng tình huống.
a, Cháu cảm ơn bác, cháu sẽ ra ngay ạ ! / Cháu xin lỗi vì đã làm phiền bác ạ ! /. . .
b, May quá, cháu cám ơn cô nhiều! /Cô sang ngay nhé. Cháu về đây ạ ! / . . .
c, Nhanh lên nhé, tớ chờ đấy !...
Nhiều học sinh nói theo cặp
( không cần nói giống nhau)
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS theo dõi.
- HS viết bài.
- HS đọc bài viết của mình.
* VD :Cảnh biển buổi sáng mai khi mặt trời mới mọc. Sóng nhấp nhô trên mặt biển. Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn.
- HS theo dõi.
Toán
Tiết 130:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS nhận xét củng cố tính độ dài đường gấp khúc nhận biết và tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng và thực hiện đúng các bài tập.
3. Thái độ:
- GD các em tính cẩn thận trong khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- PBT1
- GV bài 4 vẽ ra bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập ở VBT của HS.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện tập.
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS nối các điểm …mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng
- HS thực hành vào PBT
- HS nối các điểm để có 1 đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng
- Nối các điểm để được 1 hình tam giác
- Nối các điểm để được 1 hình tứ giác
- Nêu lại cách nối các điểm để được đường gấp khúc, hình tam giác, hình tứ giác.
- GV + HS nhận xét.
- Đặt thước sao cho mép (cạnh) của thước trùng với 2 điểm. Dùng tay trái giữ thước tay phải dùng bút vạch 1 đoạn thẳng nối 2 điểm
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào ?
- HS nêu cách thực hiện.
- HS làm bài vào vở chữa bài, nhận xét.
Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
2 + 4 + 5 = 11 (cm)
- GV + HS nhận xét.
Đáp số: 11 cm
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu
- HS giải bài vào vở , chữa bài.
- Muốn tính chu vi hình tứ giác ta làm như thế nào ?
- HS nêu cách tính chu vi hình tứ giác.
Bài giải
Chu vi hình tứ giác DEGH là:
3 + 5 + 6 + 4 = 18 (cm)
- GV + HS nhận xét kết quả.
Đáp số: 18 cm
Bài 4: GV treo bảng phụ.
- HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cả lớp theo dõi, làm bài vào vở, 1 em chữa bài ở bảng phụ.
Bài giải
a. Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
- Có thể chuyển tổng thành phép nhân
C2: 3 x 4 = 12 (cm)
? Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc
- Độ dài đường gấp khúc là tổng độ dài các đoạn thẳng
b. Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 3 +3 +3 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
- Có thể chuyển tổng trên thành phép nhân
3 x 4 = 12 (cm)
- Nêu cách tính chu vi hình tứ giác?
- HS nêu.
3. Củng cố:
- GV hướng dẫn cách làm bài tập 2,3 vận dụng vào cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Nhận xét tiết học
- HS theo dõi.
4. Dặn dò:
- Về làm các bài tập VBT
Kể chuyện
Tiết 26:
Tôm càng và cá con
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Tôm Càng và Cá Con.
2. Kỹ năng:
- Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện một cách tự nhiên.
3. Thái độ:
- Tập trung nghe bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn có thể kể tiếp nối lời bạn.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ SGK.(70)
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại chuyện:Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện .
- GV + HS nhận xét.
- 3HS kể
- 1 HS nêu
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể từng đoạn theo tranh
- HS quan sát 4 tranh nêu nội dung từng tranh.
- Nêu nội dung tranh 1?
- Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau .
- Nêu nội dung tranh 2 ?
- Cá Con trổ tài bơi cho Tôm Càng xem .
- Nội dung tranh 3 ?
- Tôm Càng phát hiện ra kẻ ác kịp thời cứu bạn.
- Nội dung tranh 4 ?
- Cá Con biết tài của Tôm Càng rất nể trọng bạn
b. Kể chuyện trong nhóm
- 4 HS kể theo nhóm 4.
- GV theo dõi các nhóm kể.
c. Thi kể giữa các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể
- GV nhận xét bình chọn các nhóm kể
3. Phân vai dựng vai câu chuyện
- Mỗi nhóm 3 HS kể theo phân vai dựng lại câu chuyện
- Thi dựng câu chuyện trước lớp
- Các nhóm thi dựng lại câu chuyện
- GV lập 1 tổ trọng tài, các trọng tài cho điểm vào bảng con
- Nhận xét, bình điểm
4. Củng cố:
- Qua câu chuyện này cho em lời khuyên gì?
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời.
5. Dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả
Tiết 52:
Sông Hương
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Sông Hương
2. Kỹ năng:
- Viết đúng và nhớ cách viết 1 số tiếng có âm đầu r/gi/d hoặc vần ứt, ưa.
- Rèn kỹ năng giữ vở sạch viết chữ đẹp cho HS.
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn chữ giữ vở
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết nội dung bài 2a
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- KIểm tra bài tập ở VBT của HS.
_Nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn nghe - viết
2.3. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả
- HS nghe
- 2 HS đọc lại bài
- Nội dung đoạn trích về Sông Hương nói lên ý gì ?
- Đoạn trích tả sự đổi màu của sông Hương vào mùa hè và vào những đêm trăng
- Tìm tên riêng trong bài chính tả
Hương Giang
- Viết từ khó
- HS viết bảng con: đỏ rực, Hương Giang
- Nhận xét bảng của HS
* GV đọc cho HS viết
- HS theo dõi viết bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS tự soát lỗi, đổi chéo vở kiểm tra
2.4. Chấm chữa bài
- Chấm 5 - 7 bài nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Em chọn những chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở
- GV hướng dẫn HS làm bài .
a. (Giải, rải, dải) giải thưởng, rải rác, dải núi
b. (Giành, rành,dành) rành mạch, để dành, tranh giành
Bài 3: Tìm các tiếng
- HS đọc yêu cầu
* Bắt đầu bằng gi hoặc d ?
- Cả lớp làm bảng con
- Trái với hay
Dở
- Tờ mỏng, dùng để viết chữ lên .
- GV + HS nhận xét bài.
- Giấy
4. Củng cố:
- GV củng cố lại cách viết các tiếng có âm d/ gi/r…
- Nhận xét
- HS theo dõi.
5. Dặn dò:
- Về viết lại những tiếng viết sai
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 26
I. Mục tiêu:
- HS thấy được ưu điểm phát huy, nhược điểm sửa chữa.
II. Nhận xét chung :
+ Hạnh kiểm:
- Các em thực hiện tốt nội quy nhà trường, đi học đều, đòan kết giúp đỡ bạn bè, thực hiện tốt việc tự quản.
+ Học tập:
- Các em có nhiều cố gắng trong học tập.Trong giờ học sôi nổi phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Vệ sinh:
- Vệ sinh sạch trong và ngoài lớp.
III. Phương hướng tuần 27
- Duy trì tốt sĩ số và nền nếp lớp học.
- Tiếp tục phụ đạo HS yếu vào các ngày trong tuần .
- Chuẩn bị ôn tập kiểm tra gữa học kì 2
- Tiếp tục rèn chữ, giữ vở.các giờ học.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 26.doc