I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố phép cộng dạng 6 + 5; 26+5.
- Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết và giải toán đơn giản về phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính.
33 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 8 Trường tiểu học Lê Hồng Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phép cộng có nhớ, có tổng bằng 100.
- Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi học sinh tính nhẩm: 40 + 20 + 10,
50 + 10 + 30, 10 + 30 + 40.
- Học sinh và giáo viên nhận xét.
- Học sinh thực hiện.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1p
- Yêu cầu học sinh nhận xét về số các chữ số trong kết quả của các phép tính của phần kiểm tra bài cũ.
- Nêu: Hôm nay chúng ta sẽ học những phép tính mà kết quả của nó được ghi bởi 3 chữ số đó là: Phép cộng có tổng bằng 100.
- Học sinh nghe.
2. Giới thiệu phép cộng 83 + 17: 9p
- Nêu bài toán: có 83 que tính, thêm 17 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện phép tính. Yêu cầu cả lớp làm ra nháp.
- Hỏi: Em đặt tính như thế nào?
- Nêu cách thực hiện phép tính.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Nghe và phân tích đề toán.
- Ta thực hiện phép tính cộng 83 + 17.
83
+
17
-------
100
- Viết 83 rồi viết 17 dưới 83 sao cho 7 thẳng cột với 3, 1 thẳng 8. Viết dấu+ và kẻ gạch ngang.
- Cộng từ phải sang trái: 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1. 8 cộng 1 bằng 9, 9 thêm 1 bằng 10. Vậy 83 cộng 17 bằng 100.
3. Bài tập thực hành: 25p
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT.
- Gọi học sinh đọc kết quả, và nêu cách đặt tính rồi tính.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2: Tính nhẩm
- Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT.
- Gọi học sinh đọc kết quả.
- Giáo viên và học sinh nhận xét.
Bài 3: Số?
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Gọi học sinh tóm tắt.
- Hỏi: Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết trường đó có bao nhiêu học sinh lớp 2 con làm như thế nào?
- Gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.
Bài 5: Nối hai số có tổng bằng 100 (theo mẫu)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm để nối các số có tổng bằng 100.
- Đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm vào VBT.
- Đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm vào VBT.
- Đọc yêu cầu bài.
- Lấy 64 cộng với 16 được bao nhiêu ghi vào chỗ trống sau đó lại lấy kết quả vừa tính được cộng tiếp được bao nhiêu lại ghi vào ô thứ tiếp.
- Đọc yêu cầu bài.
- Học sinh tóm tắt.
- Học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.
- Đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm.
4. Củng cố, dặn dò: 1p
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà cho học sinh.
- Học sinh nghe và thực hiện.
MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng 1 đoạn của bài Bàn tay dịu dàng; Biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người; Trình bày đúng lời ca của An.
- Luyện viết đúng các tiếng có ao/ au; r / d/ gi hoặc uôn / uông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ BT3.
- VBT.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- 2 học sinh viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con hoặc giấy nháp các từ sau: con dao, dè dặt, giặt giũ quần áo, xin lỗi, bật khóc.
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
- Học sinh thực hiện.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1p
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài tập.
- Học sinh nghe.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: 6p
- Giáo viên đọc đoạn trích.
- Giúp học sinh nắm nội dung bài:
+ Đoạn trích này ở bài tập đọc nào?
+ An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập?
+ Lúc đó thầy có thái độ như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh nhận xét:
+ Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa?
+ Khi xuống dòng, chữ đầu cau viết như thế nào?
- Học sinh tập viết chữ ghi tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: vào lớp, bài làm, thì thào, trìu mến...
2.2. Giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở: 10p
- Giáo viên nhắc học sinh nghe cho chính xác, viết chữ rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng.
2.3. Soát bài, chấm chữa bài:3p
- 2 học sinh đọc lại.
- Bài: bàn tay dịu dàng.
- An buồn bã nói: thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.
- Thầy chỉ nhẹ nhàng xoa đầu em mà không trách gì em.
- Chữ đầu dòng tên bài, chữ đầu câu, và tên của bạn An.
- Viết lùi vào 1 ô, đặt câu nói của An sau dấu chấm, thêm dấu gạch ngang ở đầu câu.
- Học sinh viết.
- Học sinh viết bài vào vở.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: 10p
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm miệng.
- Chia bảng lớp làm 2 cột mời 2 nhóm lên thi tiếp sức. Từng học sinh của nhóm tiếp nối nhau lên bảng viết các từ có tiếng mang vần ao/ au.
- Giáo viên và học sinh nhận xét.
Bài 3a:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Một số học sinh làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm vào VBT.
- Chữa bài.
- Học sinh làm bài.
.
4. Củng cố, dặn dò: 1p
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài.
- Học sinh nghe và thực hiện.
MÔN: TẬP LÀM VĂN
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ. KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo lớp 1.
2. Rèn kĩ năng viết: dựa vào các câu trả lời, viết được một đoạn văn 4, 5 câu về thầy cô.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết câu nói theo các tình huống nêu ở bài tập 1.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi học sinh lên bảng, yêu cầu đọc thời khoá biểu ngày hôm sau.
- Hỏi: Ngày mai có mấy tiết? Đó là những tiết gì? Em cần mang những sách gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1p
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi 1 học sinh đọc tình huống a.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nói lời mời.
- Nêu: Khi đón bạn đến nhà chơi, hoặc đón khách đến nhà các con cần mời chào sao cho thân mật, tỏ rõ lòng hiếu khách của mình.
- Yêu cầu: Hãy nhớ lại cách nói lời chào khi gặp mặt bạn bè. Sau đó cùng bạn bên cạnh đóng vai theo tình huống, một bạn đến chơi và một bạn là chủ nhà.
- Nhận xét và cho điểm.
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ và lần lượt hỏi từng câu cho học sinh trả lời. Mỗi câu hỏi cho càng nhiều học sinh trả lời.
- Yêu cầu học sinh trả lời liền mạch cả 4 câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh. Khuyến khích các em nói nhiều, chân thực về cô giáo.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh viết các câu trả lời bài 3 vào vở. Chú ý viết liền mạch.
- Học sinh đóng cặp đôi với bạn bên cạnh sau đó một số nhóm lên trình bày.
- Tiếp nối nhau trả lời từng câu hỏi trong bài.
- Viết bài sau đó 6 em đọc bài trước lớp cho cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 1p
- Tổng kết giờ học.
- Dặn học sinh khi nói lời chào, mời, đề nghị... phải chân thành và lịch sự.
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 4: ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn lại các kiến thức về đi bộ và qua đường đã học ở lớp 1.
- Học sinh ôn lại cách đi bộ, biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết quan sát phía trước khi đi đường.
- Học sinh biết chọn nơi qua đường an toàn.
3. Thái độ:
- Ở đoạn đường nhỉều xe đi lại tìm người lớn đề nghị giúp đỡ khi qua đường.
- Học sinh có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường.
II. Nội dung an toàn giao thông
- Đi bộ và qua đường an toàn:
+ Trẻ em dưới 7 tuổi phải có người lớn dắt tay khi đi đường.
+ Qua đường ở nơi có vạch đi bộ qua đường và khi có tín hiệu đèn giao thông cho người đi bộ được đi.
- Những nơi qua đường an toàn:
+ Nơi có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ qua đường.
- Những nơi nguy hiểm:
+ Có xe ôtô đỗ, nơi đường cong có nhà che khuất, nơi đường dốc.
+ Nơi có đường giao nhau.
- Các điều luật liên quan: điều 30 khoản 1, 2, 3, 4, 5.
III. Chuẩn bị:
Giáo viên
+ 5 bức tranh như trong SGK phóng to.
+ Phiếu học tập ghi các tình huống của hoạt động 3.
IV. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Giáo viên: hằng ngày khi đi đến trường hoặc đi chơi,…có lúc các em phải đi bộ. Nếu ta không đi theo đúng quy định của luật giao thông, có thể xảy ra nguy hiểm? Vậy các em chú ý điều gì để đảm bảo an toàn trên đường.
Hoạt động 2: Quan sát tranh
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm. Các nhóm quan sát hình vẽ trong SGK, thảo luận nhận xét các hành vi đúng sai trong mỗi bức tranh.
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến và giải thích lí do tại sao nhóm mình lại nhận xét như vậy.
- Giáo viên hỏi:
+ Những hành vi nào,của ai là đúng?
+ Những hành vi nào, của ai là sai?
- Các em khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Giáo viên hỏi thêm:
+ Nếu đi bộ ở những đường không có vỉa hè hoặc vỉa hè bị lấn chiếm hay đi trong ngõ, các em cần đi như thế nào?
+ Ở ngã tư, ngã năm, muốn qua đường các em cần chú ý điều gì?
Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm
- Chia lớp thành 8 nhóm
- Phát cho mỗi nhóm một câu hỏi tình huống. Các nhóm thảo luận tìm ra cachs giải quyết tình huống đó.
+ Tình huống 1: Nhà em và nhà bạn Lan ở cùng một ngõ hẹp. Em sang nhà Lan rủ Lan đi học. Em và Lan cần đi trên đường như thế nào để đến trường một cách an toàn?
+ Tình huống 2: Em và mẹ cùng đi chợ. Trên đường về đi qua đoạn đường có nhiều cản trở trên vỉa hè. Em và mẹ cần đi như thế nào để đảm bảo an toàn?
+ Tình huống 3: Hôm nay em và chị em đang học ở trường trong học phổ thông cùng đi học về, phải qua đường, nơi không có đèn tín hiệu và vạch đi bộ qua đường. Trên đường có nhiều xe cộ đi lại. Em và chị cần phải qua đường như thế nào để đảm bảo an toàn?
+ Tình huống 4: Em muốn qua đường nhưng quãng đường ấy rất nhiều xe cộ đi lại. Em phải làm gì để qua đường được an toàn?
- Các nhóm thảo luận tìm ra cách giải quyết.
- Giáo viên gọi 1 nhóm trình bày, nhóm 2 có cùng câu hỏi thì bổ sung cho đủ ý.
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- Các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hỏi thêm:
+ Không nên qua đường ở những nơi như thế nào?
+ Khi đi bộ qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu, ta phải quan sát đường như thế nào?
+ Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu các em không thực hiện tốt những quy định khi đi bộ trên đường?
V. Củng cố:
- Luôn nhớ và chấp hành đúng những quy định khi đi bộ và qua đường.
®¸nh gi¸ gi¸o ¸n cña tæ trëng
File đính kèm:
- tuan 8 Thu.doc