1: Kiểm tra bài cũ (5)
- Cho 2 số 18 và 5. Em hãy đặt một đề toán ở dạng toán ít hơn có liên quan đến 2 số đã cho?
2. Luyện tập (30)
Bài 1: Làm miệng
=> Vậy để tìm phần “ nhiều hơn “hay “ ít hơn”ta làm thế nào?
Bài 2: Làm bảng
=> Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Muốn tìm số bé em làm như thế nào?
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 7 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảo luận:
+ Hàng ngày em ăn mấy bữa?
+ Những bữa ăn những gì? và ăn mấy bát cơm?
+ Sau khi ăn cơm bạn có ăn thêm gì không?
ị GV chốt: Để đảm bảo cho ta ăn uống đủ lượng thức ăn trong ngày, mỗi ngày cần ăn đủ 3 bữa, đó là các bữa sáng, trưa, tối.
Nên ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa để có sức làm việc và học tập cho cả ngày, bữa tối không nên ăn quá no.
Hàng ngày nên uống đủ nước. Ngoài món canh trong bữa ăn cơm khi khát cần uống đủ nước.
Cần phối hợp đủ các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật với thức ăn có nguồn gốc từ thực vật để đảm bảo cung cấp đủ chất bổ cho cơ thể.
ị Ăn uống đủ chất là ăn đủ về số lượng và chất lượng.
Vậy trước và sau bữa ăn ta nên làm gì?
Ai thực hiện thường xuyên những việc trên?
Ăn uống đầy đủ có lợi gì?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ( 13’)
Nội dung thảo luận:
+ Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước?
+ Nếu ta thường xuyên bị đói, khát thì điều gì sẽ xảy ra?
ị Chốt: Chúng ta cần ăn uống đủ để chúng thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể giúp cơ thể khoẻ mạnh, chóng lớn. Nếu để cơ thể bị đói, khát chúng ta sẽ bị mệt mỏi, gầy yếu, làm việc và học tập kém hiệu quả.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đi chợ”( 6’)
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thi viết tên các thức ăn trong 1 bữa ăn. Nhóm nào viết đủ viết nhanh nhóm đó sẽ thắng.
3.Củng cố, dặn dò (3’)
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- VN thực hành ăn đủ no, đủ chất…
- HS trả lời
- Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK và trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Các nhóm sưu tầm tranh ảnh các thức ăn, đồ uống treo lên trước lớp và giới thiệu cho các bạn biết loại nào em thích, loại nào em được ăn nhiều.
- rửa sạch tay…
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS thi kể tên các thức ăn, đồ uống hàng ngày.
- Nhóm nào kể được nhiều sẽ thắng cuộc.
à Nhận xét, chọn nhóm kể phù hợp nhất.
**********************
Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012
Toán
Tiết 35: 26 + 5
I. Mục tiêu:
- H biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5
- Biết giải bài toán nhiều hơn, đo độ dài đoạn thẳng
II. Đồ dùng:
- G: 3 thẻ,11 que tính, Bảng gài.
- H: 3 thẻ, 11 que tính
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra (5’)
Đặt tính, tính: 6 + 8; 9 + 6: 7 + 6
Đọc thuộc lòng bảng cộng 6
2. Dạy bài mới (15’)
2.1:Hình thành phép tính: 26 + 5
- GV đưa trực quan
+ Hàng trên có bao nhiêu que tính? Hàng dưới có bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết cả hai hàng có bao nhiêu que tính em làm thế nào?
-> GV ghi phép tính: 26 + 5
- GV thao tác
=> Để nhẩm nhanh cần tách 4 ở số sau, vận dụng bảng cộng 6
2.2: Phép cộng viết
đ GV gài số
=> Phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ( chữ số hàng đơn vị là 6 cộng với số có 1 chữ số ) - > Khi thực hiện cần nhớ 1 sang hàng chục, vận dụng bảng cộng 6
3. Thực hành (17’)
Bài 1/35: Làm SGK (4-5’).
- Kiến thức: Làm tính cộng dạng số có 2 chữ số+ số có 1 chữ số có nhớ.
- G chấm bài nhận xét
-> Nhận xét về các phép tính? -> Nêu cách tính 66 + 9?
=> Chốt: Cách tính, ghi kết quả.
Bài 4/35: (3- 4’)
- Kiến thức: Đo độ dài đoạn thẳng.
=> Chốt: Cách đo độ dài đoạn thẳng.
Bài 3/35: làm vở (7-8’)
G chấm, chữa bài
- Kiến thức: Giải toán dạng nhiều hơn
=> Bài toán thuộc dạng nào?
* Dự kiến sai lầm HS thường mắc:
Bài 4: HS đo độ dài đoạn thẳng chưa đúng
4.Hoạt động 4: Củng cố (3’)
- Đặt tính, tính: 66 + 8; 36 + 4
- Làm bảng con
- Vài em đọc
- H quan sát, trả lời
- H nêu
-> HS nhận xét phép tính
- H thao tác, tìm kết quả -> nêu cách làm.
- H quan sát
- HS nêu cách đặt tính, tính
- HS nhận xét phép tính
- H đọc yêu cầu
- Làm SGK
- Với HS :TB, Yếu yêu cầu các em làm dòng1
- HS: K,G làm cả bài
- H đọc yêu cầu
- H dùng thước đo
- H đọc đề bài
- H làm vở- 1 em làm bảng phụ
- Làm bảng con
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Chính tả (nghe viết)
Cô giáo lớp em
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nghe, viết đúng khổ thơ 2,3 của bài “Cô giáo lớp em”. Trình bày đúng thể thơ 5 chữ (Chữ đầu mỗi dòng cách lề vở 3 ô, giữa 2 khổ thơ để cách một dòng)
- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần ui/uy; âm đầu ch/tr.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ chép bài 2, 3
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Cả lớp viết: huy hiệu, vui vẻ.
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài (1- 2’)
b. Hướng dẫn viết chính tả(10- 12’)
* GV đọc mẫu hai khổ thơ cuối.
* Nhận xét chính tả:
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết ntn?
* Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc + ghi bảng một số chữ khó:
thoảng, nắng , ghé, giảng, lớp.
. Âm “gh” được ghi bằng mấy con chữ?
à GV lưu ý một số quy tắc chính tả.
- GV xóa bảng + đọc chữ khó (nhắc nhở tư thế ngồi).
c. HS viết bài: 15’
- Theo em chữ đầu mỗi dòng thơ viết cách lề vở mấy ô cho đẹp?
- GV nhắc HS nghe chính xác, viết chữ rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả.
- Đọc từng dòng thơ.
à Theo dõi, uốn nắn.
d. Chấm, chữa bài (3-5’)
- GV đọc cho HS soát lỗi.
à Chấm điểm 10 bài.
e. Hướng dẫn làm bài tập: 5’
+ Bài 2
a. GV HD: ghép âm đầu với vần và thanh ta được tiếng. Sau đó tìm xem từ có tiếng đó (có nghĩa).
b. (Vở)
- Dựa vào mẫu, tìm hai từ có tiếng mang vần iên, 2 từ có tiếng mang vần iêng ghi vào vở.
à Chấm Đ, S
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Tuyên dương bài viết đẹp
- Nhận xét tiết học
- HS viết bảng con.
- Đọc thầm theo.
- 5 chữ
- Viết hoa.
- HS phân tích từ khó
-Viết bảng con: thoảng, nắng , ghé, giảng, lớp
* HS mở vở ngồi đúng tư thế.
- 3 ô.
- HS viết bài.
- HS ghi số lỗi ra lề vở bằng bút chì.
* HS đọc yêu cầu + mẫu.
- HS đọc mẫu.
- HS thi đua tìm 3 từ còn lại.
* HS đọc yêu cầu + mẫu.
- HS làm vào vở.
- 3 HS chữa bài
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Tập làm văn
Kể ngắn theo tranh
Luyện tập về thời khoá biểu
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nghe và trả lời đúng các câu hỏi GV
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện Bút của cô giáo
- Viết lại được thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp
- Thể hiện sự tự tin khi tham gia cỏc hoạt động học tập. Lắng nghe tớch cực. Quản lớ thời gian.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài 1/62
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’):
- Đặt một câu thể hiện cách nói phủ định
- Ai có thể nói cách khác?
2. Dạy học bài mới
Giới thiệu bài ( 1’)
Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1/62 (8-10’) :
+ Tranh 1 : Bức tranh vẽ gì ?
Cuộc đối thoại của 2 bạn như thế nào ?
+ Tranh 2 : Truyện gì dã xảy ra tiếp theo. Cô nói như thế nào ?
Bạn trai sẽ nói gì với cô?
+ Tranh 3 : Tranh 3 vẽ gì ?
Các bạn viết như thế nào ?
+ Tranh 4 : Bạn đang nói chuyện với ai ?
Bạn sẽ nói gì với mẹ ?
Mẹ khen bạn như thế nào ?
- NX: Biết vận dụng lại câu chuyện và kể theo lời của mình…
Bài 2/62 ( 10-12’):
- Theo dõi, chấm bài
- NXbài của HS
Bài 3/62 (10-12’) :
- Lần lượt trả lời miệng câu hỏi
- Thực hành hỏi đáp trước lớp.
3. Củng cố - dặn dò(3-5’):
- Hôm nay lớp mình học câu chuyện gì ? Đặt tên khác cho truyện.
- Về nhà ghi thời khoá biểu lớp mình ra tờ thời khoá biểu báo NĐ chăm học để trang trí góc học tập và kể lại câu chuyện bài tập 1.
- Làm miệng.
- Đọc yêu cầu
HS quan sát tranh - đọc lời của các nhân vật
- 2 HS kể lại nội dung tranh 1 - NX: Nội dung, lời kể, giọng kể…
+ Kể theo nhóm
+ Kể nối tiếp : 2 nhóm
+ Kể toàn bộ câu chuyện : 3 em
+ Kể phân vai : nhóm
- HS kể lại câu chuyện
- HS đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở
- HS xác định yêu cầu
- 1HS đặt câu hỏi, một HS trả lời theo nhóm 2 .
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Hoạt động tập thể
Học an toàn gịao thông
bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
- H nắm được 1 số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- H biết phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới, biết tác dụng của các loại PTGT
- H nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô, xe máy để tránh nguy hiểm
- H không đi bộ dưới lòng đường, không chạy theo xe trên đường khi xe đang chạy.
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ SGK, phiéu học tập
- Một số phương tiện giao thông đồ chơi.
III. Các hoạt động.
* HĐ1.Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
* HĐ2: Nhận biết các phương tiện giao thông
+ Mục tiêu: Giúp H nhận 1 số loại PTGT, nhận biết xe tho sơ và xe cơ giới.
+Cách tiến hành: -
- G treo hình 1+2 lên bảng.
- H quan sát, nhận biết và so sánh hai loại PTGT đường bộ.
=> KL: Khi đi bộ trên đường, cần phải chú ý đến âm thanh của các loại phương tiện ( tiếng còi , tiếng động cơ) để phòng tránh tai nạn
- G giới thiệu thêm các loại xe ưu tiên : xe cứu thương, xe cứu hoả…
* HĐ3:Trò chơi:
+Mục tiêu: Giúp H củng cố lại các kiến thức đã học ở HĐ2.
+ Cách tiến hành: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận
- Ghi tên các phương tiện giao thông theo 2 cột: xe thô sơ, xe cơ giới.
- Các nhóm thảo luận => Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến-> các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- G hỏi thêm : nếu về quê thì em thích đi bằng phương tiện nào? Có được chơi đùa hay đi lại dưới lòng đường không? Vì sao?
=> KL: Lòng đường dành cho xe ô tô, xe máy, xe đạp ..đi lại , các em không được đi lại hay đùa nghịch dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn..
* HĐ4:quan sát tranh.
+Mục tiêu: Giúp H nhận biết đựơc sự cần thiết phải cẩn thận khi đi qua đườngcó nhiều PTGT.
+ Cách tiến hành: G treo tranh vẽ hình 3+4 /SGk
- Các em thấy trong tranh có các loại xe nào đang đi trên đường?Khi đi trên đường các em cần chú ý đến các loại phương tiện giao thông nào? Vì sao?
=> KL: Khi đi trên đường phải quan sát các loại xe để đảm bảo an toàn...
**********************
Ngày tháng năm2012
Khối trưởng
Nguyễn Thị Hồng Lựu
Phần kiểm tra của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Huel2a1-t7.doc