Giáo án Lớp 2 Tuần 4 - Trịnh Thị Lý Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

1.Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài:

 - Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài (Xa-da-cô; Xa-xa-ki; Hi-rô-si-ma; Na-ga-da-ki).

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân; khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô,mơ ước hoà bình của thiếu nhi.

2.Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.(Trả lời câu hỏi 1,2,3,)

 

doc113 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 4 - Trịnh Thị Lý Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c2: - Một số học sinh trả lời các câu hỏi trước lớp. - Một số học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các sông chính: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai. - Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày. Kết luận: Mạng lướt sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố khắp trên cả nước. *Hoạt động 2:Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.Sông có nhiều phú sa: Bước1: - Dựa vào hình2,hình3 trong SGK rồi hoàn thành bảng sau: Thời gian Đặc điểm ảnh hưởng tới đời sồng và sản xuất Mùa mưa Mùa khô Bước2: - Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả thảo luận. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Sự thay đổi chế độ nước theo mùa của sông ngòi VN chính là do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên.Nước sông lên xuống theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất như: ảnh hưởng đến giao thông trên sông,tới hoạt động của nhà máy thuỷ điện,nước lũ đe doạ mùa màng và đời của nhân dân ở ven sông. - Giáo viên giải thích để học sinh hiểu được:Các sông ở VN vào mùa lũ thường có nhiều phù sa là do các nguyên nhân sau: 3/4 diện tích phần đất liền nước ta là miền đồi núi, độ dốc lớn.Nước ta lại có mưa nhiều và mưa lớn tập trung theo mùa đã làm cho nhiều lớp đất trên mặt bị bào mòn rồi đưa xuống lòng sông.Điều đó đã làm cho sông có nhiều phù sa,nhưng cũng làm cho đất đai miền núi ngày càng xấu đi.Nếu rừng bị mất thì đất càng bị bào mòn mạnh. *Hoạt động 3 : Vai trò của sông ngòi - GV yêu câu học sinh kể về vai trò của sông ngòi. - Học sinh trả lời: + Bồi dắp nên nhiều đồng bằng. + Cung cấp nước cho đồng ruộng và nước cho sinh hoạt. + Là nguồn thuỷ điện và là đường giao thông. + Cung cấp nhiều tôm cá. - Học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN. + Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. + Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; Y-ta-li;Trị An. Kết luận: Sông ngòi bồi đắp nhiều phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho đời sống,đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản Củng cố dặn dò: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài --------------------------------------------------------------- Kĩ thuật Thêu Dấu nhân(tiết 2) I/ Mục tiêu HS cần phải: - Biết cách thêudấu nhân và ứng dụng của thêu dấu nhân. - Thêu được các mũi thêu đấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Tương đối đều nhau.Đường thêu có thể bị dúm - Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được. II/ Đồ dùng dạy học GV: - Mẫu thêu dấu nhân. - Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. - GV và HS : Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho học thêu. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ B/ Bài mới : Giới thiệu bài:(dùng lời) *HĐ3: Thực hành - Yêu cầu HS khá giỏi nhắc lại cách thêu dấu nhân.HS yếu và trung bình thực hiện thao tác thêu 2 mũi dấu nhân. - GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân - GV lu ý một số điểm để đờng thêu đẹp hơn. - GV nêu các yêu cầu của sản phẩm(nh mục 3 SGK) và thời gian thực hành(50 phút) - HS thực hành thêu dấu nhân theo nhóm 4.GV quan sát uốn nắn cho HS còn lúng túng. Hoạt động nối tiếp: Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau. Thứ 6 ngày 19 tháng 9 năm 2009 Luyện từ và câu Luyên tập về từ trái nghĩa I-Mục đích yêu cầu Tìm được từ trái nghĩatheo yêu cầu của BT1,2 ,3,biết tìm từ trái nghĩađể miêu tả theo BT4,đặt câu với một cặp từ trái nghĩa tìm được.(BT5) II-Đồ dùng dạy học - VBT Tiếng Việt 5. - Bút dạ 2-3 tờ phiếu khổ to viết ND bài tập 1,2,3. III-Các hoạt động dạy- học A.Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ ở BT 1,2 và làm miệng BT 3,4. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học. *HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài tập1:SGK - Một số HS đọc yêu cầu của BT1. - Học sinh làm bài cá nhân. - HS trình bày kết quả. - HS và GV chữa bài chốt lời giải đúng Bài tập2: SGK Yêu cầu HS đọc đề bài HS làm việc cá nhân, một HS lên bảng làm - Các từ trái nghĩa với từ in đậm:lớn,già,dưới,sống. GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng Bài tập 3 : SGK Yêu cầu HS đọc đề bài,làm việc cá nhân - Học sinh tự làm. - Học sinh học thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ. GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng Bài tập 4 :SGK HS đọc yêu cầu bài tập Giáo viên gợi ý để học sinh hiểu đúng yêu cầu BT và tìm được nhiều cặp từ trái nghĩa. HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm GV và HS nhận xét Bài tập 5 : SGK HS đọc yêu cầu bài tập,làm theo nhóm đôi - Có thể đặt một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt 2 câu chứa 1 từ. - Học sinh đọc câu mình đặt giáo viên nhận xét. - Học sinh làm vào vở BT. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh học thuộc lòngcác thành ngữ, tục ngữ BT 1,3. Toán Luyện tập chung I-Mục tiêu Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách:Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số BT 1,2,3 II-Đồ dùng day- học. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Thực hành. Bài 1: SGK. Một HS đọc yêu cầu bài tập Gợi ý cho học sinh giải theo cách "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó" - Tổng số nam và nữ là 28 học sinh .Từ đó tính được số nam và số nữ. - Tỉ số của số nam và số nữ là 2/5. HS làm việc cá nhân, một HS lên bảng làm. Ta có sơ đồ Nam 28 HS Nữ: Bài giải Theo sơ đồ, số học sinh nam là: 28:(2+5)= 8( học sinh ) Số học sinh nữ là: 28-8=20 (học sinh) Đáp số: 8 hs nam; 20 hs nữ. Bài 2: SGK HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn HS phân tích đề để thấy được trước hết tính chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật (theo BT tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó).Sau đó tính chu vi của hình chữ nhật theo kích thước đã biết. HS làm bài tập cá nhân, 1 HS làm trên bảng GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng Bài3: SGK HS đọc yêu cầu bài tập, làm việc cá nhân, 1 HS làm trên bảng - Yêu cầu học sinh tóm tắt được bài toán. - Học sinh tự chọn phương pháp để giải bài toán. GV và hs nhận xét, chốt lời giải đúng Củng cố dặn dò: GV: Củng cố kiến thức giải toán về tìm 2 số biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó và bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đã học Dặn HS về nhà làm bài tập. Tập làm văn Tả cảnh (Kiểm tra viết) I-Mục đích yêu cầu - Học sinh biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ 3 phần (MB_TB_KB)Thểhiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết -Diễn đạt thành câu,bước đầu biết dùng từ ngữ hình ảnh gợi tả . II-Đồ dùng dạy học - Giấy kiểm tra. - Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh: 1/.Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. 2/.Thân bài:Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 3/.Kêt bài: Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết III-Các hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ: B.Dạy bài mới: 1/.Giới thiệu bài - Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kiểm tra. 2/.Ra đề: Dựa theo những đề gợi ý ở trang 44,sgk, giáo viên ra đề cho học sinh viết bài. Khi ra đề cần chú ý những điểm sau: - Có thể dùng 1-2, thậm trí cả 3 đề gợi trong sgk. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh đọc trước nội dung tiết tập làm văn tuần 5 ( luyện tập làm báo cáo thống kê) Khoa học Vệ sinh ở tuổi dậy thì I-Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng: - Nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh ,bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì II-Đồ dùng dạy học Hình trang 18, 19 SGK. - Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. - Học sinh chuẩn bị thẻ từ một mặt ghi Đ, mặt kia ghi S. III-Hoạt động dạy học chủ yếu. A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * Hoạt động1: Động não Mục tiêu: Học sinh nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. Cách tiến hành: Bước1: - Giáo viên giảng và nêu vấn đề: - ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh. - Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt là các chỗ kín sẽ gây ra mùi khó chịu. - Tuyến dầu tạo ra chất mỡ nhờn làm cho da đặc biệt là da mặt trở nên nhờn. Chất nhờn là môi trường thận lợi cho các vi khuẩn phát triển và sẽ tạo thành mụn trứng cá ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn trứng cá? Bước2: Giáo viên sử dụng phương pháp động não yêu cầu học sinh nêu ra mọtt ý kiến ngắn gọn để trả lừi các câu hỏi nêu trên. Giáo viên ghi nhanh các ý kiến của học sinh lên bảng. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tác dụng của từng việc làm kể trên. Kết thúc họat động này giáo viên nói: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta phải biết cách giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục. * HĐ2: Làm việc với phiếu học tập. *Mục tiêu: *Cách tiến hành: Bước1: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nam và nữ tuỳ theo thực tế. Phát phiếu học tập. - Nam nhận phiếu: Vệ sinh cơ quan sinh dục nam. - Nữ nhận phiếu: Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ. (SBS) Bước2: Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nhóm nữ. - Phiếu 1:1-b ; 2-a,b,d ;3-b,d. - Phiếu 2:1-b,c ;2-a,b,d ; 3-a ;4-a. * HĐ3: Quan sát tranh và thảo luận. *Mục tiêu: Học sinh xác dịnh được những việc nên không nên để bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: Bước 2: Làm việc cả lớp: * HĐ 4: Trò chơi “ tập làm diễn giả” *Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì. *Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn. Bước 2: Học sinh trình bày. Bước 3:Nhận xét tiết học. Củng cố – Dặn dò. GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung toàn bài. liên hệ thực tế. Dặn HS về nhà học bài. -------------------------------------------------------- Sinh hoạt tập thể

File đính kèm:

  • docGiao an nam hoc 2006-2007.doc
Giáo án liên quan