- Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ khó : loạng choạng , ngã phịch , ngượng nghiụ. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .Biết đọc giọng đúng, ró ràng lời từng nhân vật .
-Hiểu nghĩa các từ mới : Bím tóc đuôi sam , loạng choạng , ngượng nghịu , phê bình . -Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Không nên nghịch ác với bạn bè , cần phải đối xử tốt với các bạn gái.
- Giáo dục HS đoàn kết thân ái với bạn.
45 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 4 Năm 2011 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vài em nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe và phân tích bài toán .
- Ta thực hiện phép cộng 28 + 5
- Quan sát và lắng nghe giới thiệu .
- Lấy 28 que tính để trước mặt .
- Lấy thêm 5 que tính
- Làm theo các thao tác như GV sau đó đọc kết quả 28 cộng 5 bằng 33.
2 8 * Viết 28 rồi viết 5 xuống dưới
+ 5 sao cho 5 thẳng cột với 8 ,viết
33 dấu cộng kẻ vạch kẻ ngang. Cộng từ phải sang trái
*8 cộng 5 bằng 13, viết 3, nhớ 1.
* 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
* Vậy : 28 + 5 = 33
- Một em đọc đề bài .
-Cả lớp làm trên bảng con. 3 HS lên bảng làm bài.
18 38 58 28 48 79 40
3 4 5 6 8 2 6
21 42 63 34 56 81 46
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài SGK.
-Ta phải nhẩm để tìm kết quả trước, sau đó mới nối phép tính với kết quả.
- Nhẩm thật chính xác kết quả .
-Một em nêu cách tính
-51 bằng 48 + 3 , nối 51 với phép tính 48 + 3.
- Không vì không có số nào là kết quả của phép tính 28 + 9 ; 78 + 7
-Đọc đề .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Một em lên bảng giải bài .
- Nhận xét bài làm của bạn .
* Giải : - Số con gà và vịt có là :
18 + 5 = 23 ( con )
Đáp số: 23 con.
- Một em đọc đề bài
- Dùng viết chấm 1 điểm trên giấy đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm vừa chấm, tìm vạch chỉ 5 cm trên thước chấm điểm thứ 2, nối 2 điểm lại với nhau .
- Lớp theo dõi và chỉnh sửa .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI :
LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT ?
I.Mục tiêu:
-Biết được tập thẻ dục hằng ngày, lao dộng vừa sức, ngòi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
- Biết đi đứng ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
- Có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt .
II. Chuẩn bị Tranh
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : - Gọi HS lên bảng trả lời nội dung bài “ Hệ cơ “
B.Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay giúp các sẽ hiểu về những việc nên và không nên làm để giúp xương và cơ phát triển tốt .
2) Các hoạt động chính:
Hoạt động 1 : Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu quan sát hình vẽ 1, 2, 3, 4 , 5 SGK và nói cho nhau nghe về nội dung mỗi hình.
-Yêu cầu một số em lên bảng thực hành hỏi và đáp các câu hỏi về nội dung các tranh .
* GV rút kết luận :Nên ăn uống đầy đủ, lao động vừa sức, tập luyện thể dục….
Hoạt động 2 : Trò chơi : Nhấc một vật .
Bước 1 : GV làm mẫu nhấc một vật như hình 6 trang 11 đồng thời phổ biến cách chơi .
Bước 2 : Tổ chức cho lớp chơi .
- Yêu cầu 2 em lên nhấc mẫu trước lớp . Lớp quan sát và góp ý .
- Yêu cầu lớp chia thành hai đội , các đội có số người như nhau .
- Hô : “ Bắt đầu” để hai đội thi .
- Quan sát nhận xét những HS thực hiện đúng cách nhấc vật nặng .
* GV làm mẫu lại cả động tác nhấc đúng và nhấc sai để HS quan sát so sánh .
C) Củng cố - Dặn dò:
-Cho HS liên hệ với cuộc sống hàng ngày .
- Nhận xét tiết học dặn học bài , xem trước bài mới .
- 2 em lên bảng chỉ tranh và kể tên , nêu vai trò của hệ cơ đối với các hoạt động .
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài .Vài em nhắc lại đề bài
- Lớp mở sách quan sát hình vẽ hệ cơ
- Mỗi nhóm 2 em ngồi quay mặt vào nhau nói cho nhau nghe những nội dung được thể hiện trong mỗi hình .
-Một số em lên thực hành hỏi và đáp trước lớp .
- Nhắc lại .
- Quan sát làm mẫu .
- Theo dõi bạn làm mẫu và nhận xét .
- Lớp chia thành hai đội , có số người bằng nhau . Mỗi đội xếp thành một hàng dọc đứng vào vạch qui định .
- Lần lượt mỗi đội một em lên thi nhấc vật nặng đưa về cuối hàng .
- Theo dõi nhận xét những bạn nhấc đúng cách và những bạn nhấc chưa đúng cách .
- Quan sát so sánh về cách nhấc vật nặng .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
LUYỆN TẬP LÀM VĂN: CẢM ƠN, XIN LỖI
I. MỤC TIÊU:
- Giúp các em biết nói lời cảm ơn và xin lỗi trong các trường hợp giao tiếp hằng ngày.
- Rèn kĩ năng nói lưu loát, trọn câu, nói lời cảm ơn xin lỗi phù hợp với các tình huống cụ thể.
- Giáo dục HS thái độ lễ phép, tế nhị, chân thật trong giao tiếp với mọi người.
II. Các hoạt dộng dạy và học:
A. KTBC: - Nhắc lại tên bài học.
- Khi nói lời cảm ơn và xin lỗi thái độ phải như thế nào?
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài và ghi đề bài.
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: Nói lời của em trong những trường hợp sau:
a. Em lỡ bước giẫm vào chân bạn.
b. Em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn.
c. Em đùa nghịch, va phải một cụ già.
- GV nhận xét, tuyên dương những em nói phù hợp, lễ phép , thành khẩn với đối tượng.
Bài 2: Ghi lại câu nói thích hợp vào chỗ trống:
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gv chấm một số bài, nhận xét bài làm của HS.
C. Củng cố dặn dò:
_Khi nào chúng ta cần nói lời cảm ơn?
- Khi nào chúng ta cần nói lời xin lỗi?
- GV liên hệ giáo dục HS…..
- Gv nhận xét tiết học, về thực hiện nói lới cảm ơn, xin lỗi phù hợp với các tình huống cụ thể trong giao tiếp.
- 1HS : Cảm ơn và xin lỗi
- Chân thật, lễ phép, từ tốn.
- HS đọc YC và đọc những tình huống.
- HS tập nói trong nhóm đôi
- Một số em nói trước lớp, các em khác nhận xét.
*a. Mình vô ý quá cho mình xin lỗi.
- Bạn có đâu không? Cho mình xin lỗi nhé!
- Chắc bạn đau lắm nhỉ! Mình thật vô ý, thành thật xin lỗi bạn.
b. Con sai rồi, con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa.
- Con mải chơi quá con xin lỗi mẹ. Con hứa lần sau con không thế nữa ạ!
c. Xin lỗi ông, cháu vô ý quá! Oâng có sao không ạ?
- Cháu thật có lỗi với ông. Cháu xin lỗi ông.
- HS đọc YC
- HS làm bài vào vở.
a. Mẹ mua cho Hà một con gấu bông. Hà giơ tay nhận gấu bông và nói: “Con cảm ơn mẹ nhiều.”
b. Nam đến nhà bạn chơi, sơ ý làm đổ vỡ bình hoa. Nam nói; “Xin lỗi bạn, mình vô ý quá.”
- Khi được người khác giúp đỡ hoặc cho một vật gì các em nói lời cảm ơn.
- Khi làm phiền lòng người khác, em phải nói lời xin lỗi.
LUYỆN TOÁN: 28 + 5
I.Mục tiêu:- Giúp HS củng cố cách thực hiện phép cộng có dạng 28 + 5 . Biết trình bày bài giải có lời văn đúng trình tự.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm( viết) đúng, nhanh .
- Giáo dục HS tự giác, chủ động trong học toán.
II.Các hoạt động dạy và học:
A. KTBC: HS làm bài tập.
18 + 7 28 + 9 19 + 28
- Gv nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. HD luyện tập.
Bài 1: tính.
- Cho HS làm trên bảng con, 2 – 3 em làm trên bảng lớp.
- Gv nhận xét sửa chữa.
Bài 2: Số?
- Cho HS làm bài vào vở
- 2em làm trên bảng lớp.
- Chấm chữa bài tập.
Bài 3: Tính nhanh
- YC HS tính nhẩm và nêu cách tính.
- GV nhâïn xét chữa bài tập
* Bài 4: Diễm hái được 28 bông hoa. Diễm hái được ít hơn Trinh 7 bông hoa. Hỏi Trinh hái được bao nhiêu bông hoa?
-Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết Trinh hái được bao nhiêu bông hoa em làm thế nào?
- Cho HS tự giải bài toán vào vở
- Gv chấm chữa bài
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học, về xem lại bài. Chuẩn bị bài: 38 + 25.
- 2em làm ở bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
- HS nêu YC, làm bài tập theo YC của GV
38 6 48 18 36 45
7 48 8 59 8 8
45 54 56 77 44 53
- Cả lớp làm bài theo Yc
28+ 12
29 + 8
- HS nêu yc, HS tính nhẩm và nối tiếp nhau nêu kết quả.
36 + 4 + 15=36+4+15
=40+15
= 55
65 + 12 + 5 = 65+5+12
= 70+12
= 82
7 + 20 + 10 = 20+10+7
=30+7
=37
80 + 7 + 3 = 7+3+80
= 10+80
= 90
- HS đọc đề bài.
- Diễm hái: 29 bông hoa
-Diễm hái được ít hơn Trinh: 7 bông hoa
- Hỏi Trinh hái được bao nhiêu bông hoa?
Bài giải:
Số bông hoa Trinh hái được là:
28 + 7 = 35(bông hoa)
Đáp số: 35 bông hoa
SINH HOẠT LỚP TUẦN 4
I.Mục đích
- Qua tiết sinh hoạt, HS nắm được tình hình học tập của mình trong tuần .
Từ đó HS có hướng phấn đấu học tập trong tuần sau.
II.Hoạt động
1- Giáo viên nêu nội dung tiết sinh hoạt .
2- Cán sự lớp báo cáo .
3- Giáo viên tổng hợp các ý kiến nêu nhận xét chung;
*Ưu điểm:
+Nhìn chung các em chấp hành khá tốt nội quy trường lớp.
+Ngoan ngoãn, lễ phép, vệ sinh sạch sẽ .
+ Đa số các em đi học đúng giờ. Chấp hành tốt an toàn giao thông.
+Trong học tập :có ý thức học tập, thi đua học tập tốt , hăng hái phát biểu xây dựng bài, học bài làm bài đầy đủ, giữ sách vở sạch sẽ.
* Tuyên dương: Quang, Huyền Trang, Yến, Phương Linh, Vân.
*Tồn tại:
+Còn 1 số em viết, đọc, làm tính chậm, viết còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Chữ viết cẩu thả( Nguyên, Phú, Thanh Trang, Quân, Hùng, Vũ.)
+Một số em còn quên bảng con, giấy màu.( Quân, Sơn, Thảo, Hương Giang)
+Một vài em vệ sinh cá nhân chưa tốt.
III.Phương hướng tuần sau :
+ Chấp hành tốt nội quy của nhà trường,ăn ngủ đúng giờ.
+ Đi học phải mặc đồng phục vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ học tập.
+ Thi đua học tập xây dựng bài , phát huy tính tích cực trong học tập.
+ Tiếp tục xây dựng nề nếp sinh hoạt 10 phút đầu giờ.
+ Rèn luyện chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
+ Chấp hành tốt trật tự an toàn giao thông, an ninh học đường.
File đính kèm:
- uiyfaieaidjiowfrdhfjahsfioaosdfuaoisdf (13).DOC