Giáo án Lớp 2 Tuần 32 Trường Tiểu học Đức Thịnh

I.Yêu cầu cần đạt:

 - Đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng.

 - Hiểu ND: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên. (trả được CH 1, 2, 3, 5 - HS khá, giỏi trả lời được CH 4)

II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III.Các hoạt động dạy- học: Tiết 1

A.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Cây và hoa bên lăng Bác”.

- 1 HS trả lời câu hỏi 3 trong SGK.

- Nhận xét, cho điểm.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 32 Trường Tiểu học Đức Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Quân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ). Quân dân một lòng (3 lần) II. Đồ dùng học tập: Mẫu chữ viết hoa, bảng phụ, vở tập viết.. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: + GV kiểm tra vở tập viết học sinh viết ở nhà. + Cho HS viết vào bảng con chữ “N, Người”. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết dạy. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa. * GV treo mẫu chữ hoa Q (Kiểu2) lên bảng. a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ về độ cao, các nét, cách viết. * GV viết mẫu lên bảng. HS theo dõi. b. Hướng dẫn HS viết chữ Q (Kiểu2) trên bảng con.(2, 3 lượt). 3. Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng. a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng “Quân dân một lòng ”. + Gọi một HS đọc cụm từ trên, cả lớp theo dõi . + GV giúp HS hiểu: Quân, dân đoàn kết, gắn bó với nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. b. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét về độ cao,khoảng cách viết các con chữ. Cách nối nét giữa các con chữ. c. HS viết chữ “Quân”trên bảng con. 4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.(Theo yêu cầu ở vở tập viết). 5. Chấm bài, chữa lỗi. 6. Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học. Thủ công. Gấp, cắt, dán con bướm (Tiết 2) I.Yêu cầu cần đạt: - Biết làm con bướm bằng giấy. - Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương cân đối, các nếp gấp tương đối đều, phẳng. - Với học sinh khộo tay: + Làm được con bướm bằng giấy. Cỏc nếp gấp đều phẳng. + Cú thể làm được con bướm cú kớch thước khỏc. II. Đồ dùng dạy học : - Quy trình làm con bướm , giấy thủ công, keo, kéo, chỉ buộc… III. Hoạt động dạy học : 1. Hoạt động 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Hoạt động 2: HS thực hành làm con bướm bằng giấy thủ công. - Gọi 2 HS nhắc lại quy trình làm con bướm . B1: Cắt hai hình vuông có cạnh 14ô và hình vuông có cạnh 10 ô. B2. Găp cánh bướm. B3: Buộc thân bướm. B4: Làm râu bướm. * HS thực hành làm con bướm bằng giấy thủ công. 3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm. - HS trưng bày sản phẩm, nhận xét lẫn nhau. - GV chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương, đánh giá 4. Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tinh thần chuẩn bị, thái độ học tập của HS. - Dặn tiết sau chuẩn bị để học: Làm đèn lồng. Thứ năm, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Tập làm văn Đáp lời từ chối - Đọc sổ liên lạc I.Yêu cầu cần đạt: Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn (BT 1, BT 2); biết đọc và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc (BT 3) II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ, VBT.Sổ liên lạc của từng HS. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 2 HS thực hành: Nói, đáp lời khen ngợi theo các tình huống (SGK) tiết trước. * Nhận xét. cho điểm. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: * GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. 2.1. Bài tập 1( miệng). - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập và các tình huống trong bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ về nội dung, lời đáp, thái độ phù hợp với các tình huống. - HS quan sát tranh trong SGK, đọc thầm lời đối thoại giữa hai nhân vật, thảo luận theo nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp. * GV và HS khác nhận xét, bổ sung. Có thể trả lời theo những cách sau: Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./ HS ghi bài giải đúng vào VBT. 2.2.Bài 2 (miệng). Gọi HS đọc yêu cầu của bài và các tình huống trong bài tập. * GV giải thích yêu cầu- HS thực hành đối đáp theo từng tình huống a, b, c. - HS trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống. +HS 1: Cho mình mượn quyển truyện với. +HS 2: Truyện này tớ cũng đi mượn. +HS 1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé. 2.3. Bài tập 3(miệng).Gọi 1 HS đọc yêu câu bàI tập. Cả lớp mở sổ liên lạc, chọn 1 trang em thích nhất. * GV yêu cầu HS nói chân thực về nội dung mình trình bày: + Ngày cô giáo nhận xét. + Nhận xét điều gì?( Khen, chê, góp ý điều gì)? + Vì sao có nhận xét đó, nêu suy nghĩ của em. * Gọi một số HS khá, giỏi đọc 1 nội dung trong số liên lạc của mình, nói lại nội dung trang đó; sau đó nói lại suy nghĩ của mình. HS làm việc theo nhóm đôi. Thi nói về nội dung 1 trang trong sổ liên lạc. Nhận xét cách trình bày. 3. Củng cố: + Nhận xét tiết học, bài viết của HS. + Tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt. + Yêu cầu HS về nhà viết lại bài tập 2. Toán Luyện tập chung(tiếp). I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. Biết tìm số hạng, số bị trừ. - Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng. * Bài tập cần làm: Bài 1(a, b); Bài 2 (dòng 1 câu a và b); Bài 3. II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. + Gọi 2 HS nhắc lại cách số hạng chưa biết, tìm số trừ, số bị trừ. + Nhận xét, bổ sung. GV ghi điểm 2.Hoạt động 2: Luyện tập. - GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK. Bài 1:Đặt tính rồi tính Bài 2: Tìm x. Bài 3. HS nhẩm các phép tính với số đo đơn vị cm, m, km rồi so sánh với nhau. Viết bài vào vở, không yêu cầu viết các bước trung gian. Bài 4: Vẽ theo mẫu. HS vẽ theo nhóm rồi trưng bày trước lớp. 3. Hoạt động3: Chấm bài, chữa lỗi. 4. Cũng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học.Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày sạch đẹp. Chính tả: nghe- viết: Tiếng chổi tre I.Yêu cầu cần đạt: - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài chính tả. - Làm được BT 2 a/b hoặc BT3 a/b. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ , bảng con, VBT. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: gọi 3 HS lên bảng viết mỗi em 3 từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d/gi B. Bạy bài mới : 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết. a. GV đọc bài bài chính tả một lần . Gọi 2- 3 HS đọc lại Hỏi: Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Nên bắt đầu viết chữ đầu mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở? b. HS viết bảng con : xao xác, giá rét, quét rác. c. GV đọc, HS viết vào vở - Khảo bài d. Chấm, chữa bài 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập a. Hướng dẫn làm bài tập 1. Gọi 1HS làm bài ở bảng phụ. b. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2 - Cả lớp làm bài vào VBT. - Chữa bài : 4. Nhận xét , bổ sung. 5. Củng cố dặn dò Tự nhiên xã hội. Mặt trời và phương hướng I.Yêu cầu cần đạt: - Nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn. - Dựa vào Mặt Trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào. II. Đồ dùng dạy học - Các hình vẽ trong SGK. VBT. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: - Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em? - Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào? - Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời? - GV nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Quan sát tranh, TLCH: - Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Hình 1 là gì? (Cảnh Mặt Trời mọc). + Hình 2 là gì? (Cảnh Mặt Trời lặn) + Mặt Trời mọc khi nào? (Lúc sáng sớm). + Mặt Trời lặn khi nào? (Lúc trời tối). - Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không? - Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì? - Ngoài 2 phương Đông - Tây, các em còn nghe nói tới phương nào? - Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông - Tây - Nam - Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời. b. Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời. - Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK. - Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: + Bạn gái làm tn để xác định phương hướng? Đứng giang tay. + Phương Đông ở đâu? (ở phía bên tay phải). + Phương Tây ở đâu? (ở phía bên tay trái). + Phương Bắc ở đâu? (ở phía trước mặt). + Phương Nam ở đâu? (ở phía sau lưng). - Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định. - Sau 4’ gọi từng nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc của từng nhóm. c. Hoạt động 3: Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất. - Giải thích: Hoa tiêu - là người chỉ phương hướng trên biển. Giả sử chúng ta đang ở trên biển, cần xác định phương hướng để tàu đi. Để xem ai là người lái tàu giỏi nhất, chúng ta sẽ chơi trò “ Hoa tiêu giỏi nhất”. Phổ biến luật chơi: - Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây bây giờ cần tìm phương Bắc để đi. - GV phát các bức vẽ. - GV yêu cầu các nhóm HS chơi. - Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp. d. Hoạt động 4: Trò chơi: Tìm trong rừng sâu. Phổ biến luật chơi: - 1 HS làm Mặt Trời. - 1 HS làm người tìm đường. - 4 HS làm bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. - GV là người thổi còi lệnh và giơ biển: Con gà trống biểu tượng: Mặt Trời mọc buổi sáng. Con đom đóm: Mặt Trời lặn buổi chiều. - Khi GV giơ biển hiệu nào và đưa Mặt Trời đến vị trí nào, 4 phương phải tìm đến đúng vị trí. Sau đó HS tìm đường sẽ phải tìm về phương mà GV gọi tên. - Gọi 6 HS chơi thử. - Tổ chức cho HS chơi (3 - 4 lần). Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung. - Sau trò chơi GV có tổng kết, yêu cầu HS trả lời: + Nêu 4 phương chính. + Nêu cách xác định phương hướng bằng MT 3. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết? - Nhận xét giờ. Thứ sáu, ngày 21 tháng 4 năm 2011 Toán Kiểm tra I.Yêu cầu cần đạt: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: + Về thứ tự các số trong phạm vi 1000. + So sánh các số có 3 chữ số. + Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. + Cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). + Chu vi các hình đã học. II. Đồ dùng dạy học: Đề KT III. Đề kiểm tra: Bài 1: Số? 255; ....; 257; 258;...; 260;...;.... Bài 2: ? 357......400 301......297 601.....563 999.....1000 238 ....259 Bài 3: Đặt tính rồi tính 432 + 325 251 + 346 872 - 320 786 - 135 Bài 4: Tính 25 m + 17 m 700 đồng - 300 đồng 900 km - 200 km 200 đồng + 5 đồng 63 mm - 8 mm Bài 5: Tính chu vi tam giác ABC? A 23cm 25cm Củng cố, dặn dò: B 28cm C + GV nhận xét tiết KT + Dặn hs chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docGA L2 Tuan 32 SC.doc
Giáo án liên quan