I.MỤC TIÊU:
- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
* KNS : Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.
* GDBĐ: GD cho HS biết giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo và bảo vệ các loài vật có ích .
11 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 30 Năm học 2012- 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vở, 1 HS lên bảng làm
- GV cùng HS chữa bài.
Bài 3: Viết km, cm, mm vào chỗ chấm thích hợp:
a) Chiều dài chiếc bút chì khoảng 19 ……
b) Bề dày quyể sách Tiếng Việt 2 khoảng 9 ……
c) Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài khoảng 285 ….
Bài 4: Vẽ thêm một đoạn thẳng vào hình bên để được 8 hình tam giác.
- HS đọc bài toán và làm vào vở,1 H S lên bảng làm.
- GV chữa bài
*Dành cho HS khá giỏi
Bài 5: Đường hà Nội cao Bằng dài 272 km. Đường Hà Nội Hải Phòng dài 102 km.Hỏi:
a.Cao Bằng và Hải Phòng nơi nào gần Hà Nội?
b.Gần hơn bao nhiêu ki lô mét?
-HS đọc bài toán và giải vào vở.
-GV cùng HS chữa bài
a.Hải Phòng gần hơn Hà Nội vì 102 < 272
b.Hải Phòng gần Hà Nội hơn Cao Bằng là:
272 - 102 = 170 (km)
Đáp số: a.Hải Phòng gần hơn ; b.170 k
Bài 6: Số điểm mười cuả Đào là số có một chữ số. Số điểm mười của Mận là số có hai chữ số . Tổng số điểm mười của hai bạn là một số lớn hơn 18 nhưng nhỏ hơn 20. Hỏi mỗi bạn được mấy điểm mười?
- GV gợi ý : Số bé hơn 20 mà lớn hơn 18 là số nào?
? Số điểm mười của Đào là số có một chữ số là những số nào
? Vậy có những khả năng nào xảy ra
- HS làm vào vở, GV theo dõi.
- GV chữa bài.
2.Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học
- Về ôn lại bài.
Tự học : Luyện viết chữ hoa M ( Kiểu 2)
I-Mục tiêu.
Giúp học sinh rèn luyện chữ M và cụm từ ứng dụng. Học sinh viết đúng mẫu chữ, trình bày bài viết đẹp.
II- Hoạt động dạy học.
1.Hướng dẫn luyện viết.
Gọi 2 học sinh nhắc lại độ cao con chữ M
- Học sinh nhắc lại cụm từ ứng dụng Mắt sáng như sao
Học sinh nhắc lại độ cao các con chữ trong cụm từ ứng dụng.
-HS luyện viết 2 hàng chữ M cỡ vừa, 2 hàng chữ M cỡ nhỏ.
- HS viết 2 hàng chữ Mắt cỡ vừa
- HS viết 3 hàng cụm từ ứng dụng Mắt sáng như sao
- HS luyện viết bài vào vở.
2. GV chấm bài, nhận xét.
GV nhận xét chung giờ học.Tuyên dương những em viế và trình bày bài
Thứ 5 ngày 11 tháng 4 năm 2013
Luyện từ và câu: Từ ngữ về Bác Hồ. Đặt câu.
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ về chủ đề Bác Hồ.
- Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ tình cảm.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Tìm những từ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Các nhóm lên trình bày.
- HS bổ sung thêm
- GV nhận xét và ghi bảng: quan tâm, thương mến, nhớ thương, ....
Bài tập 2: Đặt câu với mỗi câu sau (bằng cách điền từ vào chỗ trống)
a.Các cháu thiếu nhi rất .......... Bác Hồ.
b.Bác Hồ rất ..........các cháu thiếu nhi.
c.Mỗi dịp Tết Trung thu , các cháu thiếu niên và nhi đồng cả nứơc thường đọc thơ Bác gửi cho các cháu để ............. Bác.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài tập 3: Nêu những việc làm của trường em tromng ngày sinh nhật Bác Hồ. Viết một câu để nói về mỗi việc làm đó.
Ví dụ: Kỉ niệm ngày sinh Bác Hồ trường em dâng lên Bác những bông hoa tươi thắm.
- HS làm vào vở và đọc lên.
- HS cùng GV nhận xét.
- GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
- HS cùng GV hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học.
Luyện Toán Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Luyện giải toán có lời văn.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài : Ôn lại cách viết các số thành tổng và giải toán.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị
375; 432 ; 429
- HS làm vào vở, GV ghi bảng.
Bài 2:Viết (theo mẫu):
Số 853 gồm 8 trăm 5 chục và 3 đơn vị
a. Số 391 gồm...... trăm ..... chục và .... đơn vị.
b. Số 728 gồm .................................................
c. Số 217 gồm .................................................
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: Bình có 23 viên bi , Hải có 45 viên bi. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi?
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm
- GV cùng HS nhận xét
Bài 4: Mẹ và chị hái được 56 quả cam, trong đó mẹ hái được 27 quả cam. Hỏi chị hái được bao nhiêu quả cam?
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm.
Bài giải
Chị hái được số quả cam là:
56 - 27 = 29 (quả cam)
Đáp số : 29 quả cam
- GV cùng HS nhận xét.
- GV chấm và nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS cùng GV hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể:
VSMT – VSCN:
Bài : Giữ vệ sinh làng, xã ( phố , phường)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Phân biệt được làng, xã ( phố , phường) đảm bảo vệ sinh và làng xã ( phố , phường) mất vệ sinh.
- Nêu được lợi ích của việc giữ vệ sinh làng, xã( phố, phường).
2. Kỹ năng: - Thực hiện giữ vệ sinh làng , xã ( phố, phường)
3. Thái độ:
- Quan tâm và có trách nhiệm giữ gìn làng, xã( phố, phường) sạch sẽ không còn những chỗ bẩn cho vi trùng, ruồi, chuột có thể ẩn náu.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Quan sát tranh:
Bước 1:
- GV: Phát cho mỗi nhóm một bộ tranh VSMT số 4, yêu cầu các em quan sát và nêu rõ những điểm khác nhau giữa làng, xã ở hình 4b với hình 4b.
Bước 2:
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh theo yêu cầu của GV và rút ra kết luận thế nào là làng, xã ( phố, phường) đảm bảo vệ sinh.
Bước 3:
- Đại diện các nhóm trình bày. Gv tóm tắt ý chính và kết luận.
Đáp án: So với làng, xã ở hình 4a , làng , xã ở hình 4b có những điểm khác nhau:
- Rác đổ bừa bãi
- Trâu bò phóng uế
- Lợn thả rong
- Nhiều bụi rậm
- Trẻ em đâij tiện ở cạnh bụi cây.
- Cây to bị chặt.
Bước 4:
- GV: yêu cầu HS cả lớp thảo luận: Sống ở nơi mất vệ sinh như vậy, theo em người dân ở đây có thể mắc những bệnh gì? Tại sao?
Hoạt động 2: Thực hiện giữ vệ sinh làng, xã( phố, phường):
Bước 1:
- GV: phát cho mỗi nhóm một bộ tranh VSMT số 5 và giao nhiệm vụ: Các nhóm quan sát các bức tranh và thảo luận về những việc HS và người dân ở cộng đồng có thể làm để làm cho làng, xã sạch , đẹp hơn.
Bước 2:
- Các nhóm quan sát và thảo luận theo yêu cầu của GV.
Bước 3:
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Bước 4 :
GV: Liên hệ thực tế ở địa phương mình.
--------------------------------------------***-------------------------------------
Thứ 6 ngày 12 tháng 4 năm 2013
Luyện toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về phép cộng ( không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Luyện giải toán về tính chu vi hình tam giác.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn HS làm các BT:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
374 + 215 623 + 364 562 + 410 873 + 25
Bài 2: Tính:
432 524 618 261 452
+ + + + +
356 173 321 715 526
Bài 3: Tính( theo mẫu):
a) 400 + 300 = 700 800 + 100 = 600 + 200 =
500 + 200 = 300 + 300 = 100 + 500 =
600 + 300 = 400 + 400 = 200 + 200 =
b) 700 + 300 = 1000 600 + 400 = 800 + 200 =
900 + 100 = 500 + 500 = 400 + 600 =
Bài 4: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là : 26 mm, 24 mm và 18 mm.
**Dành cho HS khá giỏi.
Bài 5: Hiện nay anh hơn em 5 tuổi. Hỏi sau vài năm nữa khi em 10 tuổi thì anh bao nhiêu tuổi?
- HS đọc bài toán và phân tích.
? Bài toán cho biết gì (Hiện nay anh hơn em 5 tuổi )
? Bài toán hỏi gì (Khi em 10 tuổi thì anh bao nhiêu tuổi?)
- HS làm vào vở, GV nhận xét .
Bài giải
Hiện taị anh hơn em 5 tuổi .Đến khi em 10 tuổi thì anh vẫn hơn em 5 tuổi .Lúc đó tuôỉ anh là: 10 + 5 = 15 (tuổi)
Đáp số : 15 tuổi
2.Chấm, chữa bài:
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà nhớ xem bài sau.
--------------------------------------------***----------------------------------------
Luyện TLV : Nghe- trả lời câu hỏi.
I- Mục tiêu :
- Giúp học sinh củng cố kỉ năng nghe - hiểu: Nghe mẫu chuyện và trả lời được câu hỏi. Hiểu nội dung câu chuyện.
II- Hoạt động lên lớp:
1- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: GV kể lại câu chuyện Chiếc vòng bạc
Hồi Bác Hồ ở Pắc Bó ( Cao Bằng), một hôm Bác đi công tác xa, có một cô bé trong số các em nhỏ thường ngày quấn quýt bên Bác, vòi Bác mua cho một chiếc vòng bạc.
Hơn hai năm sau, Bác trở về. Mọi người mừng rỡ ra đón Bác, hỏi thăm sức khỏe của Bác. Không ai còn nhớ câu chuyện năm xưa. Riêng Bác vẫn nhớ. Bác từ từ mở túi, lấy ra một cái vòng bạc mới tinh, trao cho cô bé . Cô bé và mọi người vừa ngạc nhiên, vừa vô cùng cảm động.
? Em bé muốn Bác mua cho cái gì?
? Bác đi công tác bao lâu mới trở về?
? Thái độ của cô bé và mọi người thế nào khi thấy Bác vẫn nhớ mua món quà tặng cô bé?
? Câu chuyện cho thấy điều gì về Bác Hồ kính yêu?
? Câu “ Bác lấy ra một cái vòng bạc mới tinh.” được cấu tạo theo mẫu nào?
- Giáo viên nêu lần lượt từng câu hỏi yêu cầu - học sinh trao đổi theo nhóm .
- Gọi 1 HS hỏi và 1 HS trả lời.
- Nhóm khác và GV nhận xét, kết luận.Gọi một số HS kể lại câuchuyện.
2- Học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu hoàn thành bài.
3- Chấm chữa bài.
** Luỵện thêm : ( dành cho HS khá giỏi )
Bài 1 : Em háy chép lại lời một bài hát nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi mà em biết.
VD : Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh….
- Dựa vào lời của bài hát và bài tập đọc cháu nhớ Bác Hồ, em hãy viết một đoạn văn về Bác Hồ kính yêu và tình cảm của em đối với Bác.
- GV hướng dẫn HS làm bài, GV theo dõi HD thêm những chổ HS chưa rõ.
4: Củng cố dặn dò :
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
- HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần.
- Có ý thức khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Kế hoạch trong tuần tới.
- HS làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy-học:
1. Đánh giá:
- GV cho HS sinh hoạt theo tổ.
- Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
- Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dõi các thành viên.
- Tổ khác nhận xét.
- GV nhận xét chung: - Nề nếp; - Học tập; - Vệ sinh
2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì nề nếp.
-Thi đua học tốt dành nhiều điểm 10 .
- Tiếp tục rèn đọc và viết cho em :K luy, Nguyờn
- Vệ sinh sạch sẽ.
File đính kèm:
- TUAN 30 CHUYEN.doc