Giáo án Lớp 2 Tuần 30 Năm 2013-2014

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2')

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm một số bài tập sau:

* Bước 1: Ôn luyện đơn vị đo.

- Gọi một số học sinh lên bảng đổi rồi chỉ và đọc các đơn vị đo sau:

 1 km = .m; 1m =.cm ; 1dm =.mm. 1cm =.mm; 1dm =. cm.

* Bước 2: Tổ chức cho HS làm bài tập

 

doc36 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 30 Năm 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả câu chuyện (BT2); kể lại được đoạn cuối theo lời của bạn Tộ(BT3). - KNS: Ra quyết định. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ở SGK. - Bảng ghi sẵn nội dung từng đoạn câu chuyện III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Những quả đào B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay chúng ta kể lại câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng. 2. Hướng dẫn kể chuyện: a. 1 HS đọc yêu cầu 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh: - HS trả lời nội dung tranh. + Tranh 1: Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. +Tranh 2: Bác Hồ đang ttrò chuyện với các cháu học sinh + Tranh 3: Bác Hồ xoa đầu Tộ và khen Tộ ngoan - HS kể chuyện theo nhóm - Đại diện từng nhóm kể chuyện - Lớp cùng GV nhận xét. b. Kể toàn bộ câu chuyện (HS khá giỏi) - HS kể cả câu chuyện. - Lớp nhận xét. c. Kể lại đoạn cuối của câu chuyện theo lời của bạn Tộ (HS khá , giỏi) - GV gợi ý: Muốn kể được đoạn cuối câu chuyện các em phải tưởng tượng mình là Tộ, khi kể phải xưng “tôi”. - 1 HS kể mẫu. - HS tiếp nối nhau kể trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - ? Qua câu chuyện em học tập được điều gì ở bạn Tộ (tính thật thà,.....) - GV nhận xét giờ học. - Về nhà tập kể lại câu chuyện. Chính tả (Nghe - viết) Ai ngoan sẽ được thưởng I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được BT(2) a / b . II. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - HS viết bảng con: bâng khuâng, lững thững. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn nghe viết: - Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc bài viết 1lần. - 2 HS đọc lại bài viết - ? Chữ nào trong bài phải viết hoa (Bác) - HS viết bảng con những từ ngữ dễ sai: quây quanh Bác, Bác Hồ, giữa - GV nhận xét sửa sai. - GV hướng dẫn HS cách trình bày. - GVđọc cho HS viết bài. - HS đọc bài và khảo bài và nhận xét. - GV chấm bài và nhận xét bài viết của học sinh. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2b: 1HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm: Điền vào chỗ trống? (bệt, bệch) : ngồi .......; trắng ........... (chết, chếch): chênh .........; đồng hồ ............. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Thủ công Làm vòng đeo tay (t2) I. Mục tiêu: - Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều. II. Đồ dùng dạy học. - Một vòng đeo tay bằng giấy. - Quy trình làm vòng đeo tay, giấy, kéo, keo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Nêu lại các bước làm vòng đeo tay. - HS Nêu quy trình làm vòng đeo tay theo 4 bước đã học. + Bước 1: Cắt thành các nan giấy. + Bước 2: Dán nối các nan. + Bước 3: Gấp các nan giấy. + Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - Yêu cầu HS khá giỏi nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay theo các bước. 2. Thực hành. - Thực hành làm đồng hồ đeo tay - Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm 4. - Lưu ý học sinh mỗi lần gấp phải sát mép mẫu trước và miết kĩ. - Hai mẫu luôn luôn phải thẳng để gấp hình vuông đều và đẹp. Khi dán hai đầu sợi dây để thành vòng tròn cần giữ chỗ gián, lâu hơn cho khô hơn. HS thực hành. Giáo viên quan sát giúp đỡ các em còn lúng túng. 3. Trình bày sản phẩm. - HS trưng bày sản phẩm GV và HS nhận xét. - Đánh giá sản phẩm của học sinh GV nhắc mỗi lần gấp phải vuông, đều, đẹp. 4. Củng cố dặn dò: Về chuẩn bị giấy, kéo, keo, hồ dán,...... để tiết sau học. Luyện Tiếng Việt Luyện đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc bài theo lời nhân vật trong bài: Bác Hồ, các cháu thiếu nhi. - Rèn cho HS đọc lưu loát toàn bài. III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay ta luyện đcọ lại bài Ai ngoan sẽ được thưởng 2. Hướng dẫn luyện đọc: - GV hướng dẫn cách đọc: Giọng Bác: ôn tồn, trìu mến; HS nhẹ nhàng. - HS đọc đoạn trước lớp: + GV cùng HS nhận xét. - HS đọc bài với giọng nhân vật. + HS đọc bài. + HS nhận xét - HS đọc bài theo phân vai. + Từng nhóm thi đọc. + HS nhận xét về giọng điệu của từng bạn. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bài - Về ôn lại và tập kể lại câu chuyện Thứ 5 ngày tháng 4 năm 2013 Tự nhiên và xã hội Nhận biết cây cối và các con vật I. Mục tiêu: - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. - HS khá giỏi nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chổ, có rễ, thân, lá, hoa) và con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh.) * KNS : Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối và các con vật. II. Đồ dùng: - Tranh ở SGK. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - Tiết trước ta học bài gì? ? Kể tên các con vật sống dưới nước - HS trả lời, GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay ta học bài: Nhận biết cây cối và các con vật. 2. Hoạt động 1: Nhận biết cây cối và các con vật: * Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học về các cây cối và các con vật - Nhận biết một số cây cối và các con vật mới * Cách tiến hành: Bước 1: HS thảo luận nhóm lớn. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi rồi viết vào phiếu sau ? Chỉ và nói tên cây nào sống dưới nước; cây nào sống trên cạn; cây nào vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn; cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí. ? Con vật nào sống trên cạn; con vật nào sống dưới nước ; con vật nào vừa sống dưới nứơc, vừa sống trên cạn; con vật nào bay lượn trên không. Cây cối có thể sống ở đâu? Hình Tên cây Sống trên cạn Sống dưới nước vừa trên cạn vừa dưới nước Rể hút được hơi nước và các chất trong không khí Các con vật sống ở đâu? Hình Tên con vật Sống dưới nước Sống trên cạn Vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước Bay lượn trên không - GV theo dõi, HS làm việc. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Một số nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: Cây phượng sống trên cạn; Cây phong lan rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí; Cây súng sống dưới nước; Cây rau muống vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước......... 3. Hoạt động 2: Củng cố kiến thức đã học. * Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về cây cối và các con vật. * Các tiến hành: Bước 1: GV nêu câu hỏi. ? Em hãy kể tên các loài cây sống trên cạn, dưới nước mà em biết ? Hãy kể tên cây vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước ? Hãy kể tên các con vật sống trên cạn, sống dưới nước ? Hãy kể tên các con vật vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn Bước 2: HS làm việc theo cặp Bước 3: Các nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày - HS bổ sung - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động 3: Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối và con vật HS khá giỏi trả lời: cây cối có rễ, thân, lá, hoa; con vật có đầu, mình,chân, cánh và nó di chuyển được 5. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại bài học. Toán Tiết 149: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị I. Mục tiêu: - Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, chục, đơn vị và ngược lại. - HS làm được BT 1,2,3. II. Đồ dùng: - Bộ ô vuông của HS và GV II. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - HS nêu miệng các số từ 201 đến 210; 321 đến 332; 991 đến 1000 - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay ôn lại cách so sánh các số có ba chữ số, đếm thứ tự các số , viết các số thành tổng. 2. Hướng dẫn viết số thành tổng: - GV ghi bảng: 357 . HS lấy hình vuông ở bộ đồ dùng học Toán và phân tích thành tổng: 357 gồm 3 trăm 5 chục và 7 đơn vị - GV viết bảng: 357 = 300 + 50 + 7 - GV nói thay chữ gồm bằng dấu bằng, viết ba trăm rồi viết dấu cộng(+) - HS làm vào bảngg con với các số : 820, 703 - GV nhận xét và viết ở bảng Bài 1: Viết (theo mẫu) - HS đọc yêu cầu và trả lời miệng, GV ghi bảng. 389 3 trăm 8 chục 9 đơn vị 389 = 300 + 80 + 9 237 164 352 658 - HS cùng GV nhận xét bài làm của bạn. Bài 2: Viết các số 271, 978 , 835 , 509 theo mẫu - GV hướng dẫn mẫu 271 = 200 + 70 + 1 - HS đọc yêu và làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS nhận xét. Bài 3: Nối mỗi số 975, 731, 980, 505, 632, 842 được viết thành tổng nào? 975 600 + 30 + 2 500 + 5 731 900 + 70 + 5 700 + 30 +1 632 980 800 + 40 + 2 900 + 80 842 505 - GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 em. Mỗi em được phép nối một lần, nhóm nào xong trước và đúng nhóm đó thắng - Các nhóm chơi, lớp cùng GV theo dỏi - Lớp nhận xét và GV công bố nhóm thắng Bài 4: (HS khá giỏi) Xếp 4 hình tam giác thành hình cái thuyền - HS thi xếp - GV chấm và nhận xét bài làm của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS cùng GV hệ thống lại bài học. - GV nhận xét giờ học. - Về ôn bài. Chính tả (Nghe viết) Cháu nhớ Bác Hồ I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được BT(2) a / b, hoặc BT(3) a / b. II. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - HS viết bảng con: xanh thẫm, con ếch, chênh chếch. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay ta viết sáu dòng thơ cuối bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ 2. Hướng dẫn nghe viết: - Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc bài viết 1lần. - 2 HS đọc lại bài thơ. ? Đoạn viết thể hiện nội dung gì? có những dấu câu nào? Trình bày như thế nào ? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao - HS viết bảng con những từ ngữ dễ sai: bâng khuâng, chòm râu, bạc phơ, ngẩn ngơ, Bác. - GV nhận xét sửa sai. - GV hướng dẫn HS cách trình bày: lùi vào 3 ô tính từ lề vào đối với những câu thơ 6 chữ, lùi vào 2 ô kể từ lề vào với những câu thơ 8 chữ - GVđọc, HS m nghe viết bài vào vở. - HS đọc bài và khảo bài và nhận xét. - GV chấm bài và nhận xét bài viết của học sinh. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2b: 1HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm: Điền êt hay êch? - GV viết lên bảng ngày T.... ́ , dấu v ....́ , chênh l.......̣ , d ....̣ vải - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. - GV nhận xét chữa bài: ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 30 nam 2013 2014.doc
Giáo án liên quan