Giáo án Lớp 2 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Ngô Quyền (Tiếp)

- Đọc đúng các từ: Nhà Trò, tỉ tê, ngắn chùn chùn, thui thủi, xoè, vặt,

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu nội dung bài (câu chuyện): Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

 

doc36 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Ngô Quyền (Tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của môn Lịch sử và Địa lí. - Tìm hiểu những kí hiệu trong SGK 3) Dạy bài mới Giới thiệu bài: Làm quen với bản đồ Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp - GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam) - Yêu cầu học sinh đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - Các bản đồ này là hình vẽ hay ảnh chụp? - Nhận xét về phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ? - Giáo viên sửa chữa giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo cách nhìn từ trên xuống. Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn theo từng tranh - Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ làm việc theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: + Muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào? + Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ treo tường? - Mời học sinh đại diện trình bày - Nhận xét, bổ sung và chốt lại - Giáo viên giúp học sinh sửa chữa để hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm - Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận theo các gợi ý sau: + Tên của bản đồ có ý nghĩa gì? + Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào? + Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ tự nhiên Việt Nam? + Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? + Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 3 & cho biết 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? + Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Bảng chú giải có tác dụng gì? - Tổ chức cho học sinh thi đố nhau - Hoàn thiện bảng, giáo viên giải thích thêm cho học sinh: tỉ lệ là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. à GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và bảng chú giải. Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ - Tổ chức cho học sinh vẽ kí hiệu rồi trưng bày trước lớp - Nhận xét, bình chọn4) Củng cố - Bản đồ là gì?Kể tên 1số yếu tố của bản đồ? - Kể một vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3. 5) Nhận xét, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau - Hát tập thể - Học sinh lắng nghe - Tìm hiểu kí hiệu - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh đọc tên các bản đồ treo trên bảng - Các bản đồ này là hình vẽ thu nhỏ Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất - nước Việt Nam. - Học sinh quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn theo từng tranh - Học sinh quan sát bản đồ làm việc theo nhóm đôi trả lời câu hỏi trước lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp - Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện - HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 và một số bản đồ khác rồi vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô - Hai em lần lượt thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì - Học sinh vẽ kí hiệu rồi trưng bày trước lớp - Nhận xét, bình chọn - Học sinh trả lời trước lớp - Cả lớp chú ý theo dõi Kĩ thuật (tiết 1) VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU I. MỤC TIÊU: - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và nút chỉ (gút chỉ). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Giáo viên : - Mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu; kim; kéo; khung thêu cầm tay; phấn màu; - Thước dẹt, thước dây, đê, khuy cài, khuy bấm; 1 số sản phẩm may, khâu, thêu Học sinh : - Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu như giáo viên. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A) Ổn định: B) Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu, tác dụng của cắt, khâu, thêu. C) Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu 2) Phát triển: Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu a) Vải: - Giáo viên hướng dẫn hs quan sát và nêu đặc điểm của vải. - Nhận xét các ý kiến. - Hướng dẫn học sinh chọn loại vải để khâu, thêu. Chọn vải trắng sợi thô như vải bông, vải sợi pha. b) Chỉ: - Học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi hình 1. - Giới thiệu một số mẫu chỉ khâu, chỉ thêu. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo - Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi về cấu tạo kéo; so sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. Cho học sinh quan sát thêm một số loại kéo.. - Yêu cầu học sinh quan sát tiếp hình 3 để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải. Chỉ định vài học sinh thao tác mẫu. 3) Củng cố: Em biết những loại kéo vải nào? Chỉ nào? Kéo nào? 4) Nhận xét, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiếp theo) - Hát tập thể - Cả lớp lắng nghe - Cả lớp quan sát, chú ý - Học sinh quan sát vải. - Xem các loại vải dùng cần dùng cho môn học. - Đọc SGK và trả lời câu hỏi. - Quan sát các mẫu chỉ. - Học sinh quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi. - Học sinh thực hiện - Cả lớp theo dõi THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (ÔN TẬP ) I. MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả - Ôn luyện về cấu tạo của tiếng . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Vở linh hoạt III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1)KTBC : 2) Bài mới : Gọi 1 HS khá (G) đọc đề bài Yêu cầu HS đọc thầm, suy nghĩ và chọn câu đúng . HS thực hiện vào vở linh hoạt GV cùng HS sửa bài, HS tự đánh đúng , sai vào bài làm của mình , giáo dục HS tính trung thực trong học tập và kiểm tra . GV gọi HS sửa bài, nhận xét . Bài tập Reng reng Xẻng (kẻng) len Cái đèn 3) Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học . tuyên dương HS . ---------------------------------------------------------------------------------- THỰC HÀNH TOÁN (ÔN TẬP) I. MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng thực hiện 4 phép tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Vở linh hoạt , bảng con . III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1)KTBC : 2)Bài mới : Câu 1: Kết quả của phép tính: a) 8 (7 + 3) = ? b) 368 (40 -5) = ? Câu 3 : Một cửa hàng có 318 thùng dầu, mỗi thùng có 9 lít. Cửa hàng đã bán đi 250 thùng. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu? Giải Số l dầu cửa hàng có là : 318 x 9 = 2862 (l) Số l dầu cửa hàng còn lại là : 2862 – 250 = 2612 (l) Đáp số : 2612 lít dầu Câu 3 :. Tìm x a) 75 x = 1800 b) 1855 : = 35 c) : 204 = 543 d) x 900 = 341000 + 235000 Củng cố - dặn dò: GV sửa bài, HS tự đáng giá Đ (S) vào bài làm của mình. GV ghi điểm tổ 1, nhận xét . Nhận xét tiết học Sinh ho¹t chñ nhiÖm (GDKNS) * Chủ điểm : Mái trường thân yêu của em HĐNGLL (Tuần 1) : TỔ CHỨC BẦU ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP I. Mục tiêu : HS hiểu Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp. Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.được cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp . HS có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. KNS: Rèn luyện kỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể. II.Chuẩn bị: GVCN chuẩn bị : Một bản sơ đồ về cơ cấu tổ chức lớp Một bản ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp, tổ và các cán sự chức năng Các loại sổ ghi chép của cán bộ lớp. Cây hoa, chậu, nước tưới, dao xới đất . III. Các hoạt động dạy-học: 1/ Ổn định : Hát : Cánh chim tuổi thơ ( Nhạc và lời : Phan Long ) 2/ Hoạt động 1: Giới thiệu về cơ cấu đội ngũ cán sự lớp Giới thiệu cho cả lớp sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp :vị trí đội ngũ cán bộ lớp, các quan hệ và cơ chế hoạt động Nêu nhiệm vụ của từng cán bộ lớp . Cho HS phát biểu ý kiến về các tiêu chuẩn chủ yếu của một cán bộ lớp (GVCN ghi tóm tắt ý kiến lên bảng) 3/ Hoạt động 2: Thảo luận và thống nhất ý kiến * GV định hướng : HS thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp.: + Học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm thực hiện đầy đủ. + Tác phong nhanh nhẹn. + Nhiệt tình và có trách nhiệm, vui vẻ, hòa đồng + Có năng lực hoạt động tập thể. Cho HS nêu ý kiến cá nhân à ghi tên lên bảng Cho HS giới thiệu một số bạn học à ghi tên lên bảng Đưa ra ý kiến lựa chọn, bầu chọn . Cho cả lớp biểu quyết để có quyết định cuối cùng sau đó ghi tên những HS được chọn lên sơ đồ. 4/ Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt . Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời trao sổ công tác và hướng dẫn cách sử dụng cho các em. Thay mặt đội ngũ cán bộ lớp phát biểu ý kiến , lời hứa trước lớp . 5/ Hoạt động 4: Phương hướng , nhiệm vụ tuần 02 a/ Học tập: Chép thời khóa biểu và thực hiện đúng theo thời khóa biểu. Thực hiện phương châm : “Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài” . Sách vở, ĐDHT đầy đủ . b/ Đạo đức: - Thực hiện theo 5 điều Bác dạy. - Rèn luyện tác phong người đội viên, thật thà, trung thực, lễ phép c/ Chuyên cần: - Duy trì sĩ số ổn định . - Đi học đầy đủ, đúng giờ, trang phục đúng quy định . - Chuyên cần rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch sẽ. d/ Lao động, vệ sinh : - Thực hiện trực nhật theo lịch phân công của tổ trưởng. - Tham gia lao động đầy đủ, nhiệt tình. - VS trường lớp và cá nhân sạch sẽ, có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định . - Trang trí lớp học : chuẩn bị chậu hoa, cây cảnh, tranh ảnh e/ Phong trào: Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho Lễ hội khai trường, tập trò chơi dân gian (nhảy bao bố). Ngày tháng 8 năm 2013 Ngày 15 tháng 8 năm 2013 BGH ký duyệt GV soạn giảng Trần Thị Kim Linh

File đính kèm:

  • docKHBD LOP 4 TUAN 1.doc