I. MỤC TIÊU.
Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của HS, tập trung vào:
- Đọc, viết số có hai chữ số, viết số liền trước, liền sau.
- Kỹ năng thực hiện phép cộng và phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100.
- Giải bài toán bằng một phép tính.
- Đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng.
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 3 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kéo, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra (2’).
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
2. Bài mới: Gấp máy bay phản lực
1. Hoạt động 1: HD HS quan sát, nhận xét (6’).
- Giáo viên đưa vật mẫu.
- Máy bay phản lực được làm bằng gì?
- Có những bộ phận nào?
- Giáo viên mở dần hình gấp mẫu, sau đó gấp lại
- So sánh các nếp gấp và cách gấp tên lửa?
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (20- 22’).
- Giáo viên đưa 1 tờ giấy hình chữ nhật.
- Giáo viên thao tác gấp:
* Bước 1: Gấp tạo mẫu, thân, cánh máy bay phản lực (gấp giống như gấp tên lửa).
* Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GVquan sát, uốn nắn
- Giáo viên nhận xét (3’)
- Học sinh quan sát
- Giấy màu
- Mũi, thân, cánh
- Học sinh nêu
- HS so sánh
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Gọi 1 học sinh lên bảng thao tác các bước
- Học sinh thực hành gấp máy bay phản lực bằng giấy nháp
Tiết 2
3. Hoạt động 3: Thực hành gấp máy bay phản lực(28- 30’):
- GV treo tranh quy trình.
- Theo em bước nào là bước khó nhất khi gấp máy bay phản lực?
- GV lưu ý HS cách miết giấy, vệ sinh lớp học.
- Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
* Trang trí máy bay:
- Đưa bài mẫu.
- Thân máy bay có những bộ phận gì?
4.Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm
- GV nhận xét
- Hướng dẫn cách phóng máy bay
5.Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (2’)
- NX giờ học
- Giờ sau mang giấy màu, kéo, giấy nháp để học bài gấp máy bay đuôi rời.
- 2 - 3 em nhắc lại cách gấp máy bay phản lực
- HS thực hành lại bước khó nhất.
- HS thực hành gấp máy bay phản lực.
- HS trang trí máy bay phản lực
- HS tự trình bày sản phẩm.
- HS tự đánh giá
***********************
Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2012
Chính tả (nghe viết)
Gọi bạn
I. Mục đích yêu cầu :
- Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ cuối bài thơ "Gọi bạn"
- Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả ng/ ngh, làm đúng các bài tập phân biệt các phụ âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn (ch/ tr, dấu hỏi, dấu ngã)
II. Đồ dùng dạy học .
- Bảng phụ ghi bài tập 2, 3
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ (2-3 ')
Viết: Nai Nhỏ, khỏe mạnh
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2')
b. Hướng dẫn nghe viết (10-12’)
- GV đọc mẫu bài viết
- Nhận xét chính tả:
. Bài chính tả có những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
. Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì ?
- Tập viết chữ ghi tiếng khó:
. GV đưa từ khó:
héo, nẻo, lang( lang thang),quên.
. GV xoá bảng, đọc từ khó
c. Viết chính tả: 13-15’
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết
- Đọc từng dòng HS viết
d. Chấm, chữa bài (3-5’)
-GV đọc kết hợp chữa lỗi
-GV chấm 7-9 bài, nhận xét
đ. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5-7')
Bài 2/29
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chấm, chữa, nhận xét
=> Khi nào viết ng? ngh?
Bài 3a/29
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chấm, chữa, nhận xét
=> Dựa vào đâu em điền đựơc từ đúng?
3. Củng cố dặn dò (1-2')
Nhận xét tiết học.
- Viết bảng con
- HS theo dõi (SGK)
- HS trả lời
- HS phân tích tiếng khó.
- HS viết bảng con.
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế
- HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi, chữa lỗi, thống kê lỗi.
- 1 HS đọc to yêu cầu. Lớp đọc thầm
- Làm SGK+ 1 HS làm bảng phụ
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở+ 1 HS làm bảng phụ
- Dựa vào nghĩa của từ
**********************
Tập làm văn
Sắp xếp câu trong bài
Lập danh sách học sinh
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kỹ năng nghe và nói
- Biết sắp xếp lại các bức tranh đúng trình tự câu chuyện "Gọi bạn". Dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện .
- Biết sắp xếp các câu trong một bài theo đúng trình tự diễn biến.
2. Rèn kĩ năng viết :
- Biết vận dụng kiến thức đã học để lập bản danh sách một nhóm 3 - 5 học sinh trong tổ học tập theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập1 SGK
- Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (3 - 5')
- Đọc bản tự thuật đã viết ở tuần 2
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1- 2')
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1/30 : Sắp xếp lại thứ tự các tranh, kể lại câu chuyện: Gọi bạn (12 - 15')
- Bài có bao nhiêu yêu cầu ?
- Đọc bài thơ " Gọi bạn"
- Yêu cầu HS sắp xếp lại thứ tự các tranh
- Thống nhất thứ tự 4 bức tranh.
=> Qua bài 1 các em đã biết sắp xếp lại các bức tranh và dùng lời kể của mình kể lại nội dung câu chuyện.
Bài 2/30: Sắp xếp lại các câu (8-10’)
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Đọc nội dung các câu, sắp xếp lại thứ tự các câu cho đúng trình tự câu chuyện
- Chữa bài : Nêu thứ tự sắp xếp và đọc lại câu chuyện
=> Nhờ đâu em sắp xếp được các câu thành câu chuyện ?
Bài 3/30: Lập danh sách HS (7 - 8')
- Đọc thầm danh sách mẫu
- ? Bản danh sách có mấy cột ?
- GV hướng dẫn HS cách lập danh sách theo mẫu. Lưu ý HS các tên phải được sắp xếp theo đúng thứ tự bảng chữ cái
- GV chấm, nhận xét.
=> Bản danh sách giúp em biết những gì ?
3. Củng cố - dặn dò (3- 5')
- Nhận xét – dặn dò
- 2 HS đọc
- HS nêu yêu cầu .
- HS đọc
- HS quan sát nội dung từng tranh trong SGK ,dựa vào nội dung bài thơ "Gọi bạn”, sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự và ghi vào SGK
- HS kể theo nhóm 4 bức tranh.
- Đại diện nhóm kể.
- Đọc yêu cầu bài
- HS làm SGK
- HS trình bày
- 2 HS đọc yêu cầu (đọc cả mẫu)
- Lớp đọc thầm
- HS trả lời
- HS làm bài vào vở bài tập
- 1 số HS đọc lại bài làm
**********************
Toán
Tiết 15: 9 cộng với một số : 9 + 5
I. Mục tiêu.
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5 từ đó thành lập và học thuộc các công thức 9 cộng với 1 số
- Chuẩn bị cơ sở để thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ; 49 + 25
II. Đồ dùng dạy học.
- 20 que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. KTBC ( 5’)
- Tính: 9 + 1 + 4 8 + 2 + 6
2. Dạy bài mới ( 15’)
a. Giới thiệu phép cộng 9 + 5
- Đưa vào kết quả của phép tính 9 + 1 + 4 em hãy nêu kết quả của phép tính 9 + 5?
- Vậy để thực hiện phép tính 9 + 5 cho nhanh em làm như thế nào?
- Kiểm nghiệm kết quả bằng que tính.
* GV cùng HS thao tác : Lấy 9 que tính
Lấy thêm 5 que tính nữa
Nêu cách tìm ra kết quả có tất cả bao nhiêu que tính
=> Để nhẩm 9 + 5 cho nhanh em làm nt nào?
* HD cách đặt tính và tính.
- Yêu cầu HS đặt tính và tính.
- Vì sao em viết 4 thẳng với hàng đơn vị?
- GV nêu cách đặt tính và tính ( như SGK )
- 9 + 5 = 14 còn 5 + 9 bằng bao nhiêu? Vì sao?
b. Hướng dẫn HS tự lập bảng 9 cộng với 1 số
- Yêu cầu HS tự lập bảng cộng 9
- HS nêu- GV ghi phép tính lên bảng.
- GV xoá dần kết quả.
=> Chốt: Cách nhẩm các phép tính dạng 9 cộng một số.
3. Thực hành (17’)
Bài 1/15: Làm SGK
- Kiến thức: Bảng cộng( dòng trên)
Tính chất đổi chỗ( dòng dưới)
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chấm Đ, S.
=> Chốt :- Dựa vào đâu tìm nhanh kết quả các phép tính trong bài 1?
- Em có nhận xét gì về các số hạng và tổng của 2 phép tính trong mỗi cột?
- Vậy khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì kết quả như thế nào?
Bài 2/15: Làm bảng con
- Kiến thức:Đặt tính và tính
- HS nêu yêu cầu
- GV đọc từng phép cộng
- Nhận xét và chữa
=> Chốt: Em cần lưu ý gì khi viết kết quả tính?
Bài 3/15: Làm SGK
- Kiến thức: Bảng cộng và thực hiện dãy tính
- HS đọc thầm yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
GV chấm.
- HS chữa bảng phụ: Nêu cách tính
=> Chốt: Ngoài cách tính trên em còn cách nhẩm nhanh nào khác trong dãy 2 cột 1; trong 2 dãy cột 2?
*Dự kiến sai lầm HS thường mắc.
- Phần thực hành HS không biết vận dụng bảng cộng , vẫn tách 1 ở số sau
4. Củng cố , dặn dò. (3’)
Đọc bảng cộng qua 10 ở dạng 9 cộng với 1 số?
- Cả lớp làm bảng con
- HS thao tác tìm kết quả của 9 que tính và 5 que tính
- HS nêu các cách tìm số que tính
- HS nêu cách nhẩm
- HS đặt tính và tính vàobảngcon
- HS giải thích
- HS nhắc lại
- HS nêu kết quả và giải thích
- HS làm SGK( phần bài học)
- HS nhẩm và đọc thuộc
- Lớp đọc thầm
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm SGK
- Dựa bảng cộng
- HS nhận xét tính chất đổi chỗ của phép cộng
- Kết quả không thay đổi
- HS đọc và nêu yêu cầu
- HS làm bảng con
- HS nêu yêu cầu
- HS làm SGK + 1 HS làm bảng phụ
* Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………. ….
**********************
Thể dục
Quay phải, quay trái
Động tác vươn thở và tay
I. Mục tiêu:
- Ôn quay phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác và đúng hướng.
- Làm quen với 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu.
Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Trò chơi khởi động
2. Phần cơ bản.
- Quay phải, quay trái.
- Động tác vươn thở
- Động tác tay:
- ôn lại 2 động tác
- Chơi trò chơi: “Qua đường lội”
3. Phần kết thúc.
- Đứng vỗ tay và hát
- Cúi người thả lỏng
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Tiếp tục ôn cách giáo viên và học sinh chào khi kết thúc giờ học.
5-7’
1-2’
1- 2’
50-60 mét
4-5 lần
20-22’
3-4 lần
2 x 8
2 x 8
2 lần
6-8L
4-6’
1-2’
1-2’
1-2’
Giáo viên
2-3m
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
- Giáo viên nhắc lại cách thực hiện đồng thời làm mẫu.
- Học sinh tập 2 lần, lần 3-5 cán sự điều khiển.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Lần 1 – 2 giáo viên nêu tên động tác, giới thiệu , làm mẫu, sau đó cả lớp cùng tập.
- Giáo viên nêu tên động tác, giảI thích, tập mẫu – HS cả lớp tập.
- Cán sự điều khiển
- Lần 1: chơI thử; lần 2: thi đua giữa các tổ
**********************
Ngày tháng năm2012
Khối trưởng
Nguyễn Thị Hồng Lựu
Phần kiểm tra của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Hue2a1-t3.doc