Giáo án lớp 2 Tuần 3- Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu:

- HS hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.

- HS biết tự nhận và sữa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.

- HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và chữa lỗi.

B. Đồ dùng dạy – học:

- Phiếu thảo luận nhóm của Hoạt động 1 – Tiết 1, VBT Đạo đức 2.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 3- Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................................. _______________________________________ Toán Tiết: 13. 26 + 4 ; 36 + 24. SGK/13 Thời gian dự kiến: 40 phút. Bài tập 3 SGK/13 có thể giảm bớt. A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện phép cộng có tổng là số tròn chục dạng 26 + 4 và 36 + 24. - Củng cố cách giải bài toán có lời văn. B. Đồ dùng dạy - học: Que tính, bảng gài. C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: GV cho HS sửa BTVN. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: * Giới thiệu phép cộng 26 + 4: - GV hỏi: Có mấy que tính? (20 que). Gài bảng 2 bó que. Có thêm mấy que tính nữa? (6 que) Gài bảng 6 que. Vậy thầy có tất cả bao nhiêu que tính? (26 que). Thầy sẽ viết vào cột đơn vị chữ số nào? (6) Cột chục chữ số nào? (2). - GV đưa thêm 4 que tính: Có mấy que tính (4), cài 4 que dưới 6 que. Có thêm 4 que tính thì viết 4 vào cột nào? (Cột đơn vị: số 4 thẳng cột với số 6). - Vậy 26 + 4 bằng bao nhiêu? Viết vào bảng như thế nào? (Bằng 30, 3 viết cột chục, 0 viết cột đơn vị). - Cho HS đọc lại: 26 + 4 = 30. - Hướng dẫn HS đặt tính theo cột dọc. * Giới thiệu phép cộng 36 +24: - Hướng dẫn HS tự đặt tính rồi tính. Sau đó điền vào chỗ chấm: 36 + 24 = … * Thực hành: Bài 1. Đặt tính rồi tính: HS tự làm và sửa bài. Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2. HS đọc đề toán, GV tóm tắt, HS giải – sửa bài. Bài 3. HS đọc đề, làm bài và chữa bài. Bài 4. HS đọc đề, tự làm. 3. Củng cố, dặn dò: GV cho BTVN: Bài 1, 2 SGK/13. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ _______________________________________ Chính tả (Nghe – viết) Tiết: 6. Gọi bạn. SGK/29 Thời gian dự kiến: 40 phút. A. Mục tiêu: - Nghe – viết lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài thơ 5 chữ Gọi bạn. - Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả ng / ngh; làm đúng các bài tập phân biệt: ch / tr; dấu hỏi / dấu ngã. B. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết bài chính tả, VBT. C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: GV đọc cho HS viết: nghe ngóng, nghỉ ngơi, cây tre, mái che. (3 em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con). 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: Hướng dẫn nghe – viết. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc tên bài và 2 khổ thơ cuối của bài, 1 – 2 HS đọc lại. - HS trả lời nội dung bài. + Bê Vàng và Dê Trắng gặp hoàn cảnh khó khăn như thế nào? + Thấy Bê Vàng không trở về Dê Trắng đã làm gì? + Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? + Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì? - HS tập viết bảng con những từ khó: suối cạn, lang thang, nẻo, gọi. GV đọc cho HS viết. Chấm – chữa bài: 5 – 7 bài, nhận xét. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 2: HS đọc yêu cầu, lớp tự làm và chữa bài. Bài tập 3: (Lựa chọn) HS đọc yêu cầu, các em suy nghĩ làm bài, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ _______________________________________ Thể dục Tiết: 6. Quay phải, quay trái. Động tác Vươn thở và Tay. SGV/39 Thời gian dự kiến: 35 phút. A. Mục tiêu: - Ôn quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác và đúng hướng. - Làm quen với 2 động tác Vươn thở và Tay của bài thể dục phát triển chung. B. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường an toàn, 1 còi, kẻ sân chơi. C.Các hoạt động dạy - học: Nội dung Định lượng PP tổ chức 1. Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Hướng dẫn khởi động. 2. Phần cơ bản: - Ôn quay phải, quay trái. - Học động tác: Vươn thở và Tay. GV làm mẫu, HS tập cả lớp, tổ. - Trò chơi: “Qua đường lội”. 3. Phần kết thúc: - Vỗ tay hát, lắc người. - Thả lỏng, GV nhận xét. - GV hệ thống bài, giao việc về nhà. 1– 2 phút 2 lần 2 lần 2 phút 1 phút 1 – 2 phút Hàng dọc Hàng ngang Hàng ngang Hàng so le Hàng dọc Vòng tròn Hàng dọc Hàng dọc D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………. _____________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009 Âm nhạc Tiết: 3. Ôn tập bài hát: Thật là hay. Thời gian dự kiến: 35 phút. A. Mục tiêu: - Hát thuộc, diễn cảm và làm động tác phụ họa theo nội dung của bài. - Trò chơi Dùng nhạc đệm với một số nhạc cụ gõ. - Tập biểu diễn. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: song loan, mõ, thanh phách, trống. - HS: Thanh phách. C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: HS hát lại bài hát Thật là hay. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Thật là hay: 2 - GV bắt giọng cho HS hát và có thể đệm đàn theo. Lần đầu tốc độ vừa phải, lần sau nhanh hơn. 4 * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách đánh nhịp một phách mạnh, một phách nhẹ. Cho HS tập đánh nhịp, sau đó vừa hát vừa đánh nhịp. Lần lượt gọi vài em lên điều khiển cho cả lớp hát. * Hoạt động 3: Cho từng nhóm HS sử dụng nhạc cụ gõ: Em thứ nhất: song loan; em thứ hai: trống con; em thứ ba: thanh phách; em thứ tư: mõ. Tất cả tập gõ theo âm hình tiết tấu: (Như SGV/15). - Từng HS thể hiện lại âm hình tiết tấu trên nhằm kiểm tra khả năng thực hành. - Tập biểu diễn từng nhóm (một nhóm hát, 4 em gõ đệm). 3. Củng cố, dặn dò: Cả lớp hát lại bài hát. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ _______________________________________ Tập làm văn Tiết: 3. Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh. SGK/30 Thời gian dự kiến: 40 phút. A. Mục tiêu: - HS biết sắp xếp lại các bức tranh đúng trình tự câu chuyện Gọi bạn. Dựa vào tranh, kể lại được nội dung câu chuyện. - Biết sắp xếp các câu trong bài theo đúng trình tự diễn biến. - Biết lập được danh sách một nhóm 3 đến 5 HS trong tổ học tập theo mẫu. B. Đồ dùng dạy - học: SGK, VBT. C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 3 HS đọc bản tự thuật đã viết ở tuần 2. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. (Miệng) - Một HS đọc yêu cầu bài: + Sắp xếp lại 4 tranh minh họa bài thơ Gọi bạn đã học. + Dựa theo nội dung tranh kể lại câu chuyện. + Kể trong nhóm. + Đại diện các nhóm thi kể trước lớp (Mỗi em kể 4 tranh). - GV chấm điểm HS được bình chọn là kể hay nhất. Bài 2. (Miệng) - Một HS đọc yêu cầu của bài: Ghi số thứ tự 1, 2, 3, 4 vào ô trống theo đúng diễn biến câu chuyện Kiến và Chim Gáy (Thứ tự đúng là: b, d, a, c). Bài 3. HS đọc yêu cầu và cả mẫu. Lập danh sách một nhóm 3 – 5 bạn trong tổ học tập của em. GV cho HS hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày bài. GV nhận xét, kết luận nhóm làm bài tốt. 3. Củng cố, dặn dò: 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ _______________________________________ Toán Tiết: 14. Luyện tập. SGK/14 Thời gian dự kiến: 40 phút. A. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn kĩ năng làm tính cộng (nhẩm và viết), trong trường hợp tổng là số tròn chục. - Củng cố về giải toán và tìm tổng độ dài hai đoạn thẳng. B. Đồ dùng dạy - học: SGK, VBT. C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: HS lên bảng sửa BTVN. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: HS làm bài tập. Bài 1. Tính nhẩm: HS tự làm và sửa bài, GV nhận xét. Bài 2. Đặt tính rồi tính: HS tự làm và sửa bài, GV nhận xét. Bài 3. Số? HS tự làm và sửa bài, GV nhận xét. Bài 4. HS đọc đề bài, GV tóm tắt. HS giải, sửa bài. Nhận xét. Bài 5. GV hướng dẫn, HS làm bài, chữa bài. Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: BTVN: Bài 3, 4 SGK/14. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ _______________________________________ Tập viết Tiết: 3. Chữ hoa: B. SGK/27 Thời gian dự kiến: 40 phút. A. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ: - Biết viết chữ cái viết hoa B theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết ứng dụng câu Bạn bè sum họp theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. B. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ B (như SGK), Vở Tập viết. C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: HS viết bảng lớp và bảng con: Â, Ă, Ăn chậm nhai kĩ. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: * Hướng dẫn viết chữ hoa: + Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét chữ B. - GV giúp HS nhận biết chữ mẫu: Cao 5 ô ly (6 dòng kẻ). Gồm 2 nét: Nét 1 giống móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn bên phải, đầu móc cong hơn. Nét 2 là nét kết hợp của 2 nét cơ bản cong trên và cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn ở giữa thân chữ. + Hướng dẫn HS viết bảng con: HS tập viết chữ hoa B: 2 – 3 lượt, GV nhận xét, uốn nắn. + Hướng dẫn viết câu ứng dụng: - Một HS đọc câu ứng dụng: Bạn bè sum họp. - HS nêu cách hiểu câu trên. - HS quan sát mẫu chữ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét. - Độ cao của các chữ cái: Các chữ cao 1 ô li: a, e, m, n, o ,u. Chữ cao 1,25 ô li: s. Chữ cao 2 ô li: p. Chữ cao 2,5 ô li: B, b, h. - Hướng dẫn HS viết vào bảng con. + Hướng dẫn HS viết vào Vở Tập viết. + Chấm – Chữa bài: Chấm 5 – 7 bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: Về nhà viết phần ở nhà. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTUẦN 3.doc
Giáo án liên quan