I. Mục tiêu:
- Biết các số từ 111 đến 200 gần các trăm, các chục, các đơn vị.
- Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200.
- So sánh được các số từ 111 đến 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200.
- Đếm được các số trong phạm vi 200.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Các hình vuông to, hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như tiết 132.
38 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giản.
- Ghi đề bài.- 2 học sinh nhắc lại.
Giáo viên giới thiệu vòng đeo tay là đồ trang sức của phụ nữ và của các em bé.
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
a. Giới thiêïu vòng đeo tay bằng giấy và đặt câu hỏi( dán vật mẫu lên bảng).
H: Em nào cho cô biết chiếc vòng đeo tay này được làm bằng gì? có mấy màu?
- Làm bằng giấy, có 2 màu đỏ và vàng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát vòng đeo tay loại nhỏ và giới thiệu: Đây là chiếc vòng nhỏ đeo vừa cổ tay các em (mời 1 học sinh lên đeo vào tay và giơ lên cho cả lớp xem).
H: Em thấy vòng đeo tay có đẹp không? Các em có thích làm vòng đeo tay không?
GV: Vậy các em quan sát xem chiếc vòng này được làm từ giấy như thế nào nhé!
- Giáo viên gỡ chiếc vòng ra thành 2 nan giấy và hỏi:
- HS quan sát
- HS trả lời
-HS quan sát
H: Chiếc vòng được làm từ gì?
H: Mỗi nan giấy dài bao nhiêu ô?
H: Làm thế nào để có nan giấy dài 60 ô vuông?
b. Giáo viên cho học sinh xem vài chiếc vòng có màu sắêc khác nhau
-2 nan giấy khác màu.
-dài 60 ô, rộng 10 ô: một học sinh đếm rồi trả lời.
- …ta nối 2 nan giấy cùng màu với nhau.
- HS quan sát
3. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
- HS quan sát
a. Giáo viên treo quy trình hướng dẫn làm vòng đeo tay lên bảng bên trái và giới thiệu quy trình từng bước.
b. Giáo viên vừa thao tác mẫu vừa hướng dẫn học sinh, kết hợp hỏi học sinh trả lời.
- Giáo viên ghi từng bước và dán vật mẫu lên bảng.
H: Bước 1 ta phải làm gì? Cắt các nan giấy từ đâu?
- HS quan sát
-.. cắt các nan giấy, 2 tờ giấy màu
- Giáo viên giơ 2 tờ giấy màu lên bảng.
- Giáo viên đứng cắt và hướng dẫn tay trái giữ tờ giấy, tay phải cầm kéo cắt. Khi cắt chú ý cắt thẳng mép ô vuông theo chiều dài tờ giấy màu.
H: Bước 2 ta phải làm gì?
- HS quan sát
+ Cắt 2 nan giấy 2 màu dán lên bảng.
- Dán nối các nan giấy
- Giáo viên hướng dẫn cách dán 2 nan giấy dài lên bảng( 1 vàng, 1 đỏ).
H: Bước 3 ta phải làm gì?
- Cách gấp: Gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan ta được hình 2 (dán H2), sau đó lại gấp nan ngang đè lên nan dọc ta được hình mấy?(H3) à dán hình 3.
+ Tiếp tục gấp như thế cho hết 2 nan giấy. Dán phần cuối của 2 nan giấy lại ta được sợi dây dài như hình mấy? (Hình 4).
* Bước 4: Ta làm gì tiếp?
- Giáo viên dán đầu sợi dây vừa gấp ta được vòng đeo tay hình 5 à dán lên bảng.
- Gấp các nan giấy
- HS quan sát
- Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
- HS quan sát
4. Học sinh thực hành:
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn những học sinh còn lúng túng.
* Nhận xét đánh giá thành phẩm của 2 đội trên bảng.
5. Tổng kết dặn dò:
H: Giờ thủ công hôm nay chúng ta học bài gì?
H: Để làm được chiếc vòng đeo tay gồm có mấy bước? Đó là những bước nào?
- GV hệ thống lại bài
- 2 tổ, mỗi tổ (4 em) lên làm trên bảng, lớp làm theo nhóm 2 (2 bạn cùng cắt, 1 bạn cắt, 1 bạn dán).
- HS trả lời
- Giáo viên nhâïn xét giờ học, dặn học sinh về nhà tập làm bằng giấy nháp cho thành thạo( Các em có thể làm bằng lá dừa, lá chuối). Tuần sau ta thực hành tiếp.
Toán(Tiết 145)
Mét
I. Mục tiêu: Giúp cho học sinh
- Biết mét là đơn vị đo độ dài. Nắm được tên gọi ký hiệu, độ lớn của đơn vị mét (m). Làm quen với thước mét.
- Nắm được mối quan hệ giữa m, dm, cm.
- Biết làm phép tính cộng trừ (có nhớ) trên số đo với đơn vị m.
- Bước đầu tập đo độ dài( các đoạn thẳng dài đến khoảng 3m) và tập ước lượng theo đơn vị mét.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Thước mét với các phân chia cm ( dm).
- Một sợi dây dài 3m.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Cho học sinh làm bảng con, 1em làm bảng lớp:
- GV gọi 1em lên chỉ trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm.
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài m và thước mét
1dm = 10 cm
10 cm = 1dm
- 1 em lên chỉ trên thước kẻ
a. Hướng dẫn học sinh quan sát thước mét: có vạch chia từ 0 đến 100 và giới thiệu: Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
- GV vẽ lên bảng 1 đoạn thẳng 1m ( nối chấm từ vạch 0 đến vạch 100) và nói: Độ dài đọan thẳng này là 1à 1 mét.
- Học sinh quan sát
* GV: mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là: m ( rồi viết lên bảng).
- Cho HS đọc cá nhân + ĐT.
* GV yêu cầu 1học sinh lên bảng dùng loại thước1dm để đo độ dài đoạn thẳng trên. Học sinh vừa đo vừa đếm để trả lời câu hỏi của giáo viên.
H: Đoạn thẳng vừa vẽ dài mấy đề xi mét?
- Giáo viên nói: “ 1 mét bằng 10 dm” rồi viết bảng.
- Cho HS đọc cá nhân + ĐT
- Giáo viên gọi 1 học sinh quan sát vạch chia trên thước mét và trả lời câu hỏi
H: 1m dài bằng bao nhiêu cm?
Mét là đơn vị đo độ dài.
Mét viết tắt là: m
- HS đọc cá nhân + ĐT.
- 1học sinh lên bảng
-.. dài 10 dm
1m = 10 dm; 10 dm = 1 m
- HS đọc cá nhân + ĐT
1m = 100 cm
GV kết luận: “ 1 mét bằng 100cm” và viết bảng.
- Cho HS nhắc lại
1 m = 100 cm
- Học sinh nối tiếp nhắc lại :
1 m = 10 dm, 1m = 100cm .
H: Độ dài 1m được tính từ vạch nào đến vạch nào trên thước mét?
- tính từ vạch 0 đến vạch 100
- Yêu cầu học sinh xem tranh vẽ SGK/ 150.
3. Thực hành:
*Bài 1.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài sau đó học sinh làm bài vào bảng con, lần lượt 2 em lên bảng làm
- Giáo viên lưu ý rèn cách viết đơn vị m: cao bằng (1nửa) chữ số.
- Gọi HS đọc lại BT1, rồi cho cả lớp ĐT
*Bài 2.
- GV hướng dẫn cách làm
- Cho học sinh làm vào vở
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên và lớp nhận xét, chữa bài.
* Lưu ý: HS viết tên đơn vị.
HS quan sát
-2em đọc yêu cầu BT.
1dm = 10 cm 100 cm = 1 m
1m = 100 cm 10 dm = 1 m
- 2em đọc lại bài tập 1. Cả lớp ĐT 1 lần.
-2em đọc yêu cầu BT.
-HS quan sát
17m + 6m = 23m
15m – 6m = 9m
8m + 30m = 38m
38m – 24m = 14m
47m + 18m = 65m
74m – 59m = 15m
*Bài 3.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải BT
- Gọi 1em lên bảng giải, lớp giải vào vở.
* GV lưu ý HS khi làm bài toán giải chỉ viết tên đơn vị sau kết quả phép tính và đáp số.
- GV chữa bài, nhận xét
H: Bài toán thuộc dạng toán gì?
*Bài 4.
- Yêu cầu tập ước lượng và dự đoán độ dài các đối tượng hoặc đồ vật trong thực tế.
- HS làm bài vào bảng con.1HS làm bảng lớp
- GV và lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
4. Hoạt động nối tếp:
- Gọi 1 em lên bảng, cầm sợi dây, ước lượng độ dài sợi dây, sau đó dùng thước mét đo kiểm tra và cho biết độ dài chính xác của sợi dây.
- GV nhắc lại các thao tác đo độ dài bằng thước mét.
5.Củng cố dặn dò:
- Giờ toán hôm nay chúng ta học bài gì?
- Cho HS nhắc lại:
- 2 em đọc đề, 1 em nêu tóm tắt đề.
Tóm tắt:
8m
5m
Cây dừa
?m
Cây thông
Bài giải
Cây thông cao số mét là:
8 + 5 =13 (m)
Đáp số: 13 mét.
- Bài toán về nhiều hơn
- 2 em đọc đề bài
- HS theo dõi
a. Cột cờ sân trường cao : 10m.
b. Bút chì dài : 19cm.
c. Cây cau cao : 6m.
d. Chú Tư cao :165cm
Thực hành đo độ dài sợi dây.
-HS lên bảng thực hành
- HS quan sát
- HS trả lời
1m = 10 dm, 1m = 100cm.
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS ghi nhớ cách đổi trên và làm thêm các bài tập ở VBT/ 64.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
Sinh hoạt (Tiết: 29)
Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu:
- Học sinh thấy được những ưu, nhược điểm của bạn, của mình về học tập và sinh hoạt ở trường.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê giúp nhau cùng tiến bộ. HS ý thức vươn lên trong tuần tới.
III. Các hoạt động dạy – học.
1. Hoạt đông tập thể: Kể chuyện Kpa-Kơ lơng.
a. GV kể chuyện- HS lắng nghe
- Kpa-Kơ lơng sinh năm 1945, nhập ngũ năm 1963. Sinh ra trong 1 gia đình nghèo. Anh là chiến sĩ nhỏ tuổi nhưng giỏi đánh mìn, vót chông, làm bẫy.
Một lần đi trinh sát ở PleMe, anh bám địa thế bắn 2 viên đạn diệt 4 tên địch. Kpa-Kơ lơng hi sinh vào tháng 3 năm 1975.
b. Cho HS sinh hoạt tập thể
- Thi hát hoặc đọc thơ ca ngợi các anh hùng.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương
* Dặn dò: Về nhà tìm đọc các câu chuyện kể về các anh hùng dân tộc.
2 Đánh giá tuần 29
- Từng tổ sinh hoạt xếp thi đua các thành viên của tổ
- Các tổ trưởng nhận xét theo dõi của tổ.
- Lớp trưởng đọc kết qủa theo dõi tuần.
- Ý kiến cá nhân.
- Học sinh mắc khuyết điểm, tự nhận lỗi trước lớp.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến. Nhâïn xét cụ thể:
a.Ưu điểm: Lớp thực hiện tương đối tốt mọi nề nếp qui định như xếp hàng đầu buổi và ra về nghiêm túc đúng giờ. Đi học đầy đủ chuyên cần, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, ĐDHT tương đối đầy đủ, học bài, làm bài đầy đủ,...
b. Hạn chế:
- Một số em đến trường thường xuyên quên sách vở. Một số em chưa nghiêm túc trong giờ học: ……………………………………………………………………………………………………………………..
* Tuyên dương ………………………………………………………………………………………………………………………………
* Phê bình: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..
3 Phương hướng tuần 30.
- Tập trung học tập tốt chương trình tuần 30.
- Thực hiên tốt các nề nếp quy định
- Thực hiện tốt an toàn giao thông, an ninh học đường.
- Vừa học kiến thức mới, vừa ôn tập .
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
File đính kèm:
- tuan 29.doc