Giáo án Lớp 2 Tuần 28 buổi sáng

 I. Yêu cầu:

- Đọc rành mạch toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.

- Hiểu ND: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5)

*(Ghi chú: HS khá, giỏi trả lời được CH4)

 II. Chuẩn - Tranh minh hoạ bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 28 buổi sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chuẩn bị: Các hình vuông biểu diễn trăm, chục, đơn vị; Bộ đồ dùng học toán. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Khởi động: A. Bài cũ: - Kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh các số tròn chục từ 110 đến 200. - Nhận xét B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu các số từ 101 đến 110. - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm? - Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? - Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị, trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101. - Giới thiệu số 102, 103 tương tự như giới thiệu số 101. - Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110. - Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các số từ 101 - 110. 3. Luyện tập, thực hành. Bài 1: Ôân đọc so - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chép vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2: - Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở -Nhận xét, cho điểm và yêu cầu HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 3: ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Để điền dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau. - Viết lên bảng: 101 . . . 102 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 101 và số 102. - Hãy so sánh chữ số hàng chục của 101 và số 102. - Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 101 và số 102. - Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài. Bài 4: - Nêu yêu cầu và cho HS tự làm bài. 4. Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110. - Hát - 2 HS lên bảng, lớp bảng con - Nghe - Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 vaò cột trăm. - Có 0 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị. - Viết và đọc số 101. - Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số. - Làm bài theo yêu cầu của GV. - Làm bài - Đọc - Điền >, < , = - Chữ số hàng trăm cùng là 1. - Chữ số hàng trăm cùng là 0 - 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1. - Làm bài vào vở - Làm bài theo yêu cầu, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp - Lắng nghe Tự nhiên – Xã hội: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN I. Mục tiêu: - Nêu được tên và lợi ích của một số động vật sống trên cạn đối với con người. - Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quí hiếm. *(Ghi chú: Kể được tên một số con vật hoang dáống trên cạn, và một số vật nuôi trong nhà. II. Chuẩn bị: Ảnh minh họa trong SGK phóng to. Các tranh ảnh, bài báo về động vật trên cạn. Phiếu trò chơi. Giấy khổ to, bút viết bảng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Khởi động : Chơi trò chơi: mắt, mũi, cằm, tai B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: v Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh trong SGK - Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận các vấn đề sau: + Nêu tên con vật trong tranh. + Cho biết chúng sống ở đâu? + Thức ăn của chúng là gì? + Con nào là vật nuôi trong gia đình, con nào sống hoang dại hoặc được nuôi trong vườn thú? - Yêu cầu HS lên bảng, vừa chỉ tranh vừa nói. - Đưa thêm một số câu hỏi mở rộng: + Tại sao lạc đà đã có thể sống ở sa mạc? + Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất. + Con gì được mệnh danh là chúa tể sơn lâm? * Kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi, ngựa, chó, gà, hổ … có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun … Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm. v Hoạt động 2: Động não ? Hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật? - Nhận xét những ý kiến đúng. v Hoạt động 3: Triển lãm tranh ảnh - Chia nhóm theo tổ. - Yêu cầu HS tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to. - Có ghi tên các con vật. Sắp xếp theo các tiêu chí do nhóm tự chọn. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình. - Khuyến khích HS nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm đang báo cáo. Ví dụ: Bạn cho biết con gà sinh bằng cách nào? Nhóm bạn có sưu tầm được tranh con hươu. Vậy hươu có lợi ích gì? Bạn cho biết con gì không có chân? Con vật nào là vật nuôi trong nhà, con vật nào sống hoang dại? … - Nhận xét và tuyên dương các nhóm tốt. 4. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn : HS sưu tầm tranh ảnh các con vật sống dưới nước - Chơi - Nghe - Quan sát, thảo luận trong nhóm. - Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và trả lời + Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng. + Thỏ, chuột, … + Con hổ. - Không được giết hại, săn bắn trái phép, không đốt rừng làm cháy rừng không có chỗ cho động vật sinh sống … - Tập hợp tranh, phân loại theo tiêu chí nhóm mình lựa chọn và trang trí. - Báo cáo kết quả. Các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ trả lời. - Nhge Thủ công: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết cách làm đồng hồ đeo tay. - Làm được đồng hồ đeo tay. - Luyện bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn, óc thẩm mĩ. - GD ý thức lao động chân tay *(Ghi chú: Với hs khéo tay: làm được đồng hồ đeo tay. Đồng hồ cân đối) II. Chuẩn bị: - GV: Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy; Quy trình làm (tờ 2) - GV + HS : giấy thủ công, kéo, hồ dán III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Khởi động A. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. - Nhận xét B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Ôân quy trình làm đồng hồ đeo tay: - Treo quy trình làm đồng hồ đeo tay - Yêu cầu hs nêu quy trình làm. 3. Hướng dẫn hs thực hành: - Yêu cầu hs thực hành làm đồng hồ đeo tay - Quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ những em thao tác còn lúng túng. 4. Chấm bài : - Nhận xét đánh giá sản phẩm của các em, tuyên dương những em làm đúng, đẹp. 5. Nhận xét – Dặn dò: -Nhận xét tiết học. - Làm lại đồng hồ cho đẹp - Dặn: Tiết sau làm vòng đeo tay - Hát - Giấy màu, kéo, hồ dán - Nghe - Quan sát - 4 bước: + Bước 1: cắt thành các nan giấy + Bước 2: làm mặt đồng hồ + Bước 3: cài dây đeo + Bước 4: vẽ số và kim - Thực hành làm đồng hồ đeo tay - Lắng nghe - Nghe . * * * Sinh hoạt: SINH HOẠT SAO I. Mục tiêu: - Các sao thực hiện sinh hoạt đầy đủ các bước của buổi sinh hoạt sao. - Sinh hoạt theo chủ điểm : Mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Ôân chuyên hiệu: Yêu sao nhi đồng và ĐộiTNTP Hồ Chí Minh - Chơi trò chơi dân gian: Đổã nước vào chai. - GD ý thức phê và tự phê. II. Chuẩn bị: Địa điểm sân trường. III. Các hoạt động sinh hoạt: 1. Ổn định: - HS ra sân tập họp thành 4 sao - Lớp trưởng nêu nhiệm vụ và yêu cầu của tiết SH. 2. Sinh hoạt: * Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt theo 6 bước. + Điểm danh. + Kiểm tra vệ sinh cá nhân. + Nhận xét các mặt hoạt động của sao. (có tuyên dương phê bình). + Toàn sao hoan hô sao của mình. + Đọc lời hứa. + Phương hướng tuần tới. 3. Tập họp thành vòng tròn: - Văn thể mĩ điều khiển lớp múa, hát theo chủ điểm tháng - Tổ chức cho các sao thi múa hát với nhau. -Lớp nhận xét bình chọn sao, cá nhân múa đúng đẹp. - GV nhận xét tuyên dương. 4. Sinh hoạt chủ điểm: Mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Tổ chức cho các sao thi đọc thơ, kể chuyện, múa hát theo chủ điểm. 5. Ôn chuyên hiệu: Yêu sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh 6. Tổ chức chơi trò chơi dân gian: Đổ nước vào chai 7. Nhận xét đánh giá: - Nhận xét giờ học. - Tuyên dương những sao có ý thức sinh hoạt tốt. - Dặn: Thực hiện tốt hơn nữa nề nếp học tập, ca múa thể dục giữa giờ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Đạo đức: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Bước đầu thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể. II. Chuẩn bị: - Nội dung luyện tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Khởi động A. Bài cũ: ? Vì sao Tứ phải cõng Hồng đi học? ? Những người ntn thì được gọi là người khuyết tật? ?Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật. - Nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: v Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến thái độ. - Yêu cầu HS dùng tấm bìa có vẽ khuôn mặt mếu (không đồng tình) và khuôn mặt cười (đồng tình) để bày tỏ thái độ với từng tình huống mà GV đưa ra. + Giúp đỡ người khuyết tật là việc làm không cần thiết vì nó làm mất thời gian. + Giúp đỡ người khuyết tật không phải là việc của trẻ em. + Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh đã đóng góp xương máu cho đất nước. + Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm của các tổ chức bảo vệ người tàn tật không phải là việc của HS vì HS còn nhỏ và chưa kiếm ra tiền. + Giúp đỡ người khuyết tật là việc mà tất cả mọi người nên làm khi có điều kiện. Kết luận: SGV v Hoạt động 2: Xử lý tình huống. - Yêu cầu HS thảo luận tìm cách xử lý các tình huống sau: - Goi các nhóm trình bày kết quả thảo luận + Tình huống 1: Trên đường đi học về Thu gặp 1 nhóm bạn học cùng trường đang xúm quanh và trêu trọc 1 bạn gái nhỏ bé, bị thọt chân học cùng trường. Theo em Thu phải làm gì trong tình huống đó. + Tình huống 2: Các bạn Ngọc, Sơn, Thành, Nam đang đá bóng ở sân nhà Ngọc thì có 1 chú bị hỏng mắt đi tới hỏi thăm nhà bác Hùng cùng xóm. Ba bạn Ngọc, Sơn, Thành nhanh nhảu đưa chú đến tận đầu làng chỉ vào gốc đa và nói: “Nhà bác Hùng đây chú ạ!” Theo em lúc đó Nam nên làm gì? Kết luận: v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. - Yêu cầu HS kể về 1 hành động giúp đỡ hoặc chưa giúp đỡ người khuyết tật mà em làm hoặc chứng kiến. - Tuyên dương các em đã biết giúp đỡ người khuyết tật và tổng kết bài học. 4. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Bảo vệ loài vật có ích. - Hát - 3 HS trả lời - Nghe - Nghe ý kiến và bày tỏ thái độ bằng cách quay mặt bìa thích hợp. - Làm việc theo nhóm 6 để tìm cách xử lý các tình huống được đưa ra. - Đại diện nhóm trình bày- các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung + Thu cần khuyên ngăn các bạn và an ủi giúp đỡ bạn gái. + Nam ngăn các bạn lại, khuyên các bạn không được trêu trọc người khuyết tật và đưa chú đến nhà bác Hùng. - Một số HS tự liên hệ. HS cả lớp theo dõi và đưa ra ý kiến của mình khi bạn kể xong.

File đính kèm:

  • docGAN L2 T 28 sang CKTKN.doc
Giáo án liên quan