I. MỤC TIÊU:
- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục ,giữa chục và trăm,biết đơn vị nghìn,quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Nhận biết được các số tròn trăm,biết cách đọc viết các số tròn trăm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 10 hình vuông biểu diễn đơn vị,
- 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục.
- 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số như SGK.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để điền dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.
- Viết lên bảng: 101 . . . 102 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 101 và số 102.
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của 101 và số 102.
- Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 101 và số 102.
- Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 101 101.
- Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110.
-Làm BT4
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3: TN & XH – Thủ công
NTĐ1
NTĐ2
Tiết 28 CON MUỖI
I. MỤC TIÊU
- Nêu một số tác hại của muỗi.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ .
- Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC TÍCH HỢP :
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về muỗi.
-Kĩ năng tự bảo vệ: Tìm kiếm các lựa chọn và xác định cách phòng tránh muỗi thích hợp.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ bản thân và tuyên truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi.
-Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người cùng phòng trừ muỗi.
III. CÁC PP/KT DẠY HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận nhóm.
- Động não
- Xử lí tình huống.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Một số tranh ảnh về con muỗi.
- Hình ảnh bài 28 SGK. Phiếu thảo luận nhóm.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (T2)
I. MỤC TIÊU:
-Biết cách làm đồng hồ đeo tay.
-Làm được đồng hồ đeo tay.
*Với HS khéo tay: làm được đồng hồ đeo tay . Đồng hồ cân đối.
II. CHUẨN BỊ:
-GV : vật mẫu.
-HS: Dụng cụ môn học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
NTĐ1
NTĐ2
5
34
1
1.KTBC: Hỏi tên bài.
?Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
Nuôi mèo có lợi gì?
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:GVgiới thiệu vàghi bảng tựa bài.
Hoạt động 1 : Quan sát con muỗi.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên nêu yêu cầu : quan sát tranh con muỗi, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo cặp 2 học sinh, em này đặt câu hỏi em kia trả lời và đổi ngược lại cho nhau.
Bước 2: Giáo viên treo tranh phóng to con muỗi trên bảng lớp và gọi học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung và hoàn thiện cho nhau.
GVKL:
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
Bước 1: Giao nhiệm vụ hoạt động.
Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Nhóm tự đặt tên nhóm mình.
Nội dung Phiếu thảo luận:
1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng:
Hoạt động 3: Hỏi đáp cách phòng chống muỗi khi ngủ.
Các bước tiến hành:
Giáo viên : Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt ?
GV kết luận:Khi đi ngủ chúng ta cần mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt.
3. Củng cố, dặn dò
Gọi HS nêu những tác hại của con muỗi.
Nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Nhận xét. Tuyên dương.
Học bài, xem bài mới. Luôn luôn giữ gìn môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để ngăn ngừa muỗi sinh sản, nằm màn để tránh muỗi.
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
- Gọi HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ.
*) Yêu cầu HS thực hành làm vòng đen tay.
-Cho HS nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay theo các bước.
+ Bước 1: Cắt nan giấy
+ Bước 2: Dán nối các nan giấy
+Bước 3: gấp các nan giấy
+ Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
-Tổ chức HS thực hành theo nhóm
-GV lưu ý HS: mỗi lần gấp phải sát mép na trước và miết kĩ. Hai nan phải luôn thẳng để hình gấp luôn đều và đẹp. Khi dán hai đầu sợi dây để thành vòng tròn cần giữ chỗ dán cho hố khổ.
-Khi thực hành GV quan sát và giúp đỡ các em còn lúng túng.
3. Củng cố - dặn dò:
-Đánh giá sản phẩm
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị dụng cụ môn học cho bài " Làm con bướm".
Tiết 4: Thủ công - TN & XH
NTĐ1
NTĐ2
TIẾT 28 CẮT, DÁN HÌNH TAM GIÁC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
-Biết cách kẻ, cắt và dán hình tam giác
-Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đối thẳng.
- Hình dán tương đối phẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: CB 1 hình tam giác dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô...
- HS: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán … .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học HS:
- Nêu tên và lợi ích của một số loài vật sống trên cạn đối với con người.
- Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quí hiếm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh minh họa trong SGK phóng to.
- Các tranh ảnh, bài báo về động vật trên cạn. Phiếu trò chơi. Giấy khổ to, bút viết bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
NTĐ1
NTĐ2
5
34
1
1.KTBC:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa.
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
Ghim hình vẽ mẫu lên bảng.
Định hướng cho học sinh quan sát hình tam giác về: Hình dạng và kích thước mẫu (H1). Hình tam giác có 3 cạnh trong đó 1 cạnh của hình tam giác là 1 cạnh hình CN có độ dài 8 ô, còn 2 cạnh kia nối với 1 điểm của cạnh đối diện
Giáo viên nêu: Như vậy trong hình mẫu (H1), hình tam giác có 3 cạnh trong đó 1 cạnh có số đo là 8 ô theo yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Hướng dẫn học sinh cách kẻ hình tam giác:
Giáo viên thao tác từng bước yêu cầu học sinh quan sát:
Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng và gội ý cách kẻ
Từ những nhận xét trên hình tam giác (H1) là 1 phần của hình CN có đô dài 1 cạnh 8 ô muốn. Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 đỉnh, trong đó 2 đỉnh là 2 điểm đầu của cạnh hình CN có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. Nối 3 đỉnh với nhau ta được hình tam giác như H2.
Ta có thể dựa vào các cạnh hình CN để kẻ hình tam giác đơn giản (H3)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt rời hình tam giác và dán. Cắt theo cạnh AB, AC.
Bôi 1 lớp hồ mỏng và dán cân đối, phẳng.
Thao tác từng bước để học
và dán hình tam giác.
Cho học sinh cắt dán hình tam giác trên giấy có kẻ ô ly.
3 . Củng cố - dặn dò
Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng..
Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán…
1. Kiểm tra bài cũ:
-Loài vật có thể sống ở đâu:Nêu ví dụ?
GV nhận xét
2. Dạy học bài mới:
Giới thiệu:
- Một số loài vật sống trên cạn.
v Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Động vật sống ở khắp mọi nơi như trên mặt đất, dưới nước và bay lượn trên không. Có thể nói động vật sống trên mặt đất chiếm số lượng nhiều nhất. Chúng rất đa dạng và phong phú. Hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu về loài vật này qua bài Một số loài vật sống trên cạn.
v Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh trong SGK
* Bước 1:
- Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận các vấn đề sau:
- GV đưa thêm một số câu hỏi mở rộng:
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và nói. Có thể đặt một số câu hỏi mời bạn khác trả lời. Bạn nào trả lời đúng thì có thể đặt câu hỏi khác mời bạn khác trả lời…
- GV kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi, ngựa, chó, gà, hổ … có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun … Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
v Hoạt động 3: Động não
- Em hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật?
- GV nhận xét những ý kiến đúng.
vHoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to.
- Có ghi tên các con vật. Sắp xếp theo các tiêu chí do nhóm tự chọn.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
- GV khuyến khích HS nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm đang báo cáo.
- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm tốt.
3 . Củng cố - dặn dò
-Hôm nay các em học bài gì?
-GV tổ chức trò chơi: bắt chước tiếng người
+ Cử 2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ lên tham gia.
+ Các bạn này sữ bốc thăm và bắt chước theo tiếng con vật được ghi trong phiếu.
-GV nhận xét và đánh giá bên thắng cuộc.
-Về xem lại bài.
-Chuẩn bị bài sau " 1 số loài vật sống dưới nước".
Tiết 5. NTĐ 2 Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI : CHÚ ẾCH CON.
I/ MỤC TIÊU:
HS hát đúng giai điệu và lời ca ( lời 1) .
Qua bài hát HS biết tên 1 số loài chim, cá; noi gương học tập chăm chỉ của chú ếch con.
Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, song loan.
Hình ảnh 1 vài loại chim cá, bảng phụ chép bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Chú ếch con.
a/ Giới thiệu: Bài hát kể 1 chú ếch chăm học, chú được khen là bé ngoan nhất nhà. Mỗi khi học xong, chú lại thi hát cùng với chim họa mi. Tiếng ếch, tiếng họa mi hòa với nhau làm cho chim ri và cá rô phi thích chí lắng nghe và cất tiếng cười vui vẻ.
b/ GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
GV cho HS đồng thanh đọc lời ca. ( lời 1).
GV dạy cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích.
Khi dạy xong lời 1, cho HS hát kết hợp vỗ tay,(hoặc gõ đệm theo phách).
Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn.
x x x x x x
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
a/ Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
b/ Cho HS so sánh tiết tấu của 2 câu hát , câu1 và 2. ( cách gõ giống hay khác nhau).
+ Cho HS tập hát nối tiếp.
- Nhóm 1 hát: Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn .
- Nhóm 2 hát: Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan.
- Nhóm 3 hát: Bao chú cá trê non cùng bao cô cá rô ron.
- Nhóm 4 hát: Tung tăng chiếc vây son nhịp theo tiếng ếch vang dồn.
GV điều khiển để các nhóm hát nối tiếp không bị lở nhịp.
Sau khi hát xong lần 1, thay đổi các nhóm để luyện cho các em thuộc bài ngay tại lớp.
Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách ( thanh phách, song loan).
- Vừa rồi các em được học bài hát gì?
- Nhạc và lời của ai?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì? ( Chú ếch con chăm học, được khen là bé ngoan nhất nhà, không những thế mà chú còn biết hát và chơi đùa cùng các bạn khác).
Về nhà xem lời 2 để tiết sau học.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu ngày 28 tháng 3 năm 2014.
Kiểm tra định kì GHKII.
File đính kèm:
- giao an lop ghep 12 tuan 28.doc