- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ phút); hiểu nội dung của đoạn, bài. (trả lời được câu hỏi nội dung đoạn đọc). HS khá, giỏi biét đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/phút.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào? (BT2, BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tờ phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (gồm cả các văn bản thông thường).
- Bảng phụ viết câu văn của BT2.
- VBTTV
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 27 Trường tiểu học Trần Văn Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i như thế nào? (BT2, BT3); biết đáp lời khẳng định, phủ định trong tình huống cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4).
B- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
- Các tờ phiếu viết tên từng bài tập đọc đã học.
- Viết sẵn ND BT2 (viết 2 lần).
- VBTTV
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. Kiểm tra Tập đọc: (Khoảng 7 – 8 em)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem bài đọc vừa chọn khoảng 2 phút).
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn đã đọc, HS trả lời.
- GV chấm điểm (Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện đọc lại để kiểm tra lại trong tiết học sau).
3. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?’ (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào VBT
- Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào? ở câu a là đỏ rực, b là nhởn nhơ
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm (viết)
- 1 HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào VBT.
- Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:VD
a) Chim đạu như thế nào trên những cành cây?
b) Bông cúc sung sướng như thế nào?
5. Nói lời đáp của em (miệng)
- 1 HS đọc 3 tình huống trong bài, giải thích yêu cầu của bài.
- 1 cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống a
+ Thắng này, 8 giờ tối nay ti vi sẽ chiếu phim “ Tom và Jery”
+ Hay quá! Con sẽ học bài sớm để xem
- Các nhóm thực hành đối đáp trong các tình huống khác.
II- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục ôn các bài tập đọc.
------------------------=&=-------------------------
Toán: LUYỆN TẬP
A- YÊU CẦU:
- Lập được bảng nhân 1, bảng chia 1.
- Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0.
B- CHUẨN BỊ:
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS lên bảng làm BT 3/ 88.
- GV nhận xét.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. Hướng dẫn làm BT:
Bài 1: Tính nhẫm
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK, gọi 3 HS lệ bảng chữa bài.
- Chú ý cách viết kết quả của phép tính
Bài 2: Tính nhẫm
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào giấy nháp
- Lưu ý HS phân biệt các dạng BT để làm đúng.
- GV gọi HS chữa bài.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Về nhà xem lại các BT.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=&=-------------------------
Luyện từ và câu: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (tiết 6)
A- YÊU CẦU:
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ phút); hiểu nội dung của đoạn, bài. (trả lời được câu hỏi nội dung đoạn đọc). HS khá, giỏi biét đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/phút.
- Nắm được một số từ ngữ về muông thú (BT2); kể ngắn được về con vật mình biết (BT3).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tờ phiếu viết tên từng bài tập đọc đã học.
- VBTTV
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra Tập đọc: (Khoảng 7 – 8 em)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem bài đọc vừa chọn khoảng 2 phút).
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn đã đọc, HS trả lời.
- GV chấm điểm (Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện đọc lại để kiểm tra lại trong tiết học sau).
3. Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm A, B và tổ chức trò chơi như sau:
+ Đại diện nhóm A nói tên con vật (Hổ), các thành viên trong nhóm B phải xướng lên những từ ngữ chỉ hoạt động hay đặc điểm của con vật đó (vồ mồi nhanh, hung dữ, khoẻ mạnh).
+ Đổi lại.
- GV chép ý kiến của HS lên bảng cho 2, 3 HS đọc lại.
4. Thi kể chuyện về các con vật mà em biết.(miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Một số HS nói tên các con vật các em chọn kể.
- GV lưu ý HS: có thể kể một câu chuyện cổ tích mà em được nghe, được đọc về một con vật; cũng có thể kể vài nét về hình dáng, hoạt động của con vật mà em biết, tình cảm của em đối với con vật đó.
- HS tiếp nối nhau kể. Lớp bình chon ban kể hấp dẫn.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết. cả lớp và GV nhận xét và bình chọn lời nhắn tin hay.
II- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học.
- Tiếp tục ôn tập các bài tập đọc đã học.
------------------------=&=-------------------------
Thủ công: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (tiết 1)
A– YÊU CẦU:
- Biết cách làm đồng hồ đeo tay.
- Làm được đồng hồ đeo tay.
- HS yêu thích môn học.
B- CHUẨN BỊ :
- Hình mẫu, quy trình gấp.
- Giấy màu, kéo, hồ dán.
C– CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Kiểm tra khâu chuẩn bị
II- BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu đồng hồ mẫu bằng giấy và địng hướng quan sát, gợi ý để HS nhận xét:
+ Vật liệu làm đồng hồ.
+ Các bộ phận làm đồng hồ: Mặt đồng hồ, dây đeo, đai cài dây đồng hồ...
- GV nêu: Ngoài giấy thủ công ta còn có thể sử dụng các vật liệu khác như lá chuối, lá dừa...để làm đồng hồ đeo tay.
- GV cho HS liên hệ thực tế về hình dáng, màu sắc, vật liệu làm mặt đồng hồ đeo tay thật
2. GV hướng dẫn mẫu
Bước 1: Cắt các nan giấy
- Cắt 1 nan giấy màu nhạt dài 24 ô, rộng 3 ô để làm mặt đồng hồ.
- Cắt và nối một nan giấy khác dài 30 đến 35 ô, rộng gần 3 ô, cắt vát 2 bên của 2 đầu nan để làm dây đồng hồ.
- Cắt một nan dài 8 ô, rộng 1 ô đẻ làm đai cài dây đồng hồ.
Bước 2: Làm mặt đồng hồ
- Gấp một đầu nan giấy làm mặt đồng hồ vào 3 ô
- Gấp cuốn tiếp cho hết nan giấy.
Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ
- Gài một đầu nan giấy làm giây đeo vào khe giữa của các nếp gấp mặt đồng hồ.
- Gấp nan này đè lên nếp gấp cuối của mặt đồng hồ rồi luồn đầu nan qua một khe khác ở phía trên khe vừa gài. Kéo đầu nan cho nếp gấp khít chặt để giữ mặt đồng hồ và dây đeo.
- Dán nối hai đầu dây của nan giấy dài 8 ô, rộng 1 ô làm đai để giữ dây đồng hồ
Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ
- Hướng dẫn lấy dấu 4 điểm chính để ghi số 12, 3, 6, 9 và chấm các điểm chỉ giờ khác.
- Vẽ kim dài, kim ngắn
- Gài dây đồng hồ, ta được chiếc đồng hồ hoàn chỉnh
- HS thực hành làm đồng hồ đeo tay bằng giấy.
III- NHẬN XÉT, DẶN DÒ.
- Nhận xét tinh thần học tập của HS
- Thu dọn vệ sinh
- Chuẩn bị tiết sau: giấy màu, kéo, hồ dán để làm đồng hồ
------------------------=&=-------------------------
Ngày soạn: 22 /3 /2010
Ngày dạy: Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2010
Thể dục: ĐI KIỂNG GÓT HAI TAY CHỐNG HÔNG. ĐI NHANH
CHUYỂN SANG CHẠY. TRÒ CHƠI: TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH.
(Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
------------------------=&=-------------------------
Tập viết: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (tiết 7)
A- YÊU CẦU:
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ phút); hiểu nội dung của đoạn, bài. (trả lời được câu hỏi nội dung đoạn đọc). HS khá, giỏi biét đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/phút.
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với vì sao? (BT2, BT3); biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tờ phiếu viết tên từng bài tập đọc đã học.
- Viết sẵn ND BT2
- VBTTV
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra Tập đọc: (Khoảng 7 – 8 em)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem bài đọc vừa chọn khoảng 2 phút).
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn đã đọc, HS trả lời.
- GV chấm điểm (Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện đọc lại để kiểm tra lại trong tiết học sau).
3. tìm bộ phần trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào giấy nháp. 1 HS làm vào bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng , chốt lại lời giải đúng:
a) vì khát.
b) vì mưa to
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm (viết)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp làm vào VBT. GV mời 3 HS lên bảng chữa bài
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Bông cúc héo lã đi vì sao?/ Vì sao bông cúc héo lã đi?
+ Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn?/ Đến mùa đông, vì sao ve không có gì ăn?
5. Nói lời đáp của em (miệng)
- 1 HS đọc 3 tình huống ; giải thích yêu cầu của bài.
- 1 cặp HS thực hàng đối đáp trong tình huống a:
+ Cảm ơn các em, thầy sẽ đến.
+ Chúng em cảm ơn thầy.
II- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
------------------------=&=-------------------------
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
A- YÊU CẦU:
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
- Biết tìm thừa số, số bị chia.
- Biết nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có 1 chữ số.
- Biết giải bài toán có 1 phép chia (trong bảng chia 4).
B- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
- SGK
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 1 HS lên bảng giải BT 2/ 134
- GV nhận xét.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm BT:
Bài 1: Tính nhẫm
- GV nhắc HS tính nhẫm theo từng cột
- HS nêu miệng
Bài 2(cột 2): Tính nhẫm (theo mẫu)
- HS nêu yêu cầu và làm vào vở nháp.
- GV gọi HS lên chữa bài
30 x 3 = 90 (Có thể nói: ba chục nhân ba bằng chín chục, hoặc ba mươi nhân ba bằng chín mươi)
Bài 3:
- HS đọc bài
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, cách tìm số bị chia chưa biết.
- HS làm vào vở. GV thu chấm, nhận xét
- Gọi HS lên chữa bài.
III- CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
T: Nhận xét giờ học.
Về nhà làm lại các BT đã làm
------------------------=&=-------------------------
Chính tả (Nghe - viết): KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (ĐỌC)
A- YÊU CẦU:
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 2, giữa HKII (Bộ GD và ĐT - Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, Lớp 2, NXB Giáo dục, 2008).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đề kiểm tra.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- PHÁT ĐỀ KIỂM TRA:
- Đề của trường
II- HS LÀM BÀI :
- GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- GV theo dõi HS làm bài.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Thu bài kiểm tra.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
---------------------=&=----------------------
File đính kèm:
- Tuan 27(S).doc