I.Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc; ôn cách đặt và TLCH “ ở đâu? ”. Ôn cách đáp lời xin lỗi của người khác. Nắm được nội dung của bài tập đọc “Thông báo của thư viện vườn chim”
- Đọc và làm tốt các bài tập của tiết học.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu của học kĩ 2.
- Bảng phụ chép bài tập 2
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 27 chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bổ sung.
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà làm bài tập (trong vở bài tập Tiếng Việt).
- Chuẩn bị cho bài sau: Ôn tập tiết 10.
- 2 đến 3 HS đọc bài, lớp đọc thầm bài và TLCH
- HS chọn phương án b.
- HS chọn phương án c.
- HS chọn phương án b.
- HS chọn đáp án a.
- HS chọn đáp án b.
kể chuyện
Ôn tập về tập đọc và học thuộc lòng ( Tiết 10)
I.Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được nội dung bài viết Con Vện. Viết đúng các từ khó viết, trình bày bài sạch đẹp.Củng cố cách viết một đoạn văn ngắn tả về một con vật mà em thích.
- Củng cố kĩ năng viết và trình bày bài cho HS.
- Giáo dục HS yêu quý các con vật.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép các câu hỏi gợi ý của bài TLV.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
? Bài tả cảnh gì?
? Chi tiết nào cho em biết đàn cá rô được nói đến trong bài rất to và béo?
- GV nhận xét cho điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc mẫu đoạn viết.
? Khi chạy dáng của con Vện như thế nào?
? Tìm những chi tiết tả lúc con Vện buồn, vui ?
- GV đọc cho HS luyện viết một số từ khó.
- GV nhận xét đánh giá
c) Hướng dẫn HS Viết đoạn văn ngắn tả về một con vật mà em thích theo các câu hỏi gợi ý:
1/ Đó là con gì, ở đâu?
2/ Hình dáng con vật ấy có điểm gì nổi bật?
? Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
- Nhận xét bổ sung.
- Chấm điểm nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
C/dặn hS về nhà luyện tả về một con vật nhiều lần.
- 2 đến 3 em đọc bài Cá rô lội nước
- 1 em đọc lại.
- Thực hành viết từ khó.
- Luyện viết bài vào vở
- Một vài em nói miệng tả về một con vật theo các câu hỏi gợi ý trên
- HS viết bài vào vở.
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2007
toán
Tiết 135 : Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Củng cố các bảng nhân chia đã học và giải toán có phép tính chia.
- HS vận dụng các bảng nhân, chia đã học vào làm tính, giải toán chính xác.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép các phép tính của bài tập 1(136)
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1(136):GV đưa bảng phụ chép BT
+ Phần a: luyện miệng
? Em có nhận xét gì về các phép tính trong mỗi cột tính?
+ Phần b:luyện bảng con
- GV nhận xét bổ sung
* Bài 2 (136):luyện bảng con
- GV nhận xét bổ sung
* Bài 3 (136): Luyện bảng con
+ Phần a: luyện bảng
- GV ghi tóm tắt lên bảng
12 học sinh : 4 nhóm
? học sinh : 1 nhóm
- Nhận xét bổ sung
+ Phần b: luyện vở
- GV ghi tóm tắt lên bảng
- GV chấm điểm nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
? Hãy đọc một bảng nhân(hoặc bảng chia) mà em đã được học?
- Nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà làm BT(vở BT
- 2 HS lên bảng làm bài tập 3, 4(135)
- HS nêu Y/cầu của bài tập
- Nối tiếp nhau nêu kết quả của các cột tính.
- 3 HS lên bảng làm các cột tính, dưới lớp luyện bảng con.
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- 2 em lên bảng, lớp luyện bảng con
- HS đọc đề và nêu tóm tắt đề
- 1 HS lên bảng, lớp luyện bảng con
- HS đọc đề, nêu tóm tắt đề
- Lớp luyện giải vào vở
- 2 đến 3 HS đọc bảng nhân( hoặc chia)
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2007
tiếng việt* (Luyện viết)
Cá rô lội nước
I.Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được nội dung đoạn viết trong bài tập đọc “Cá rô lội nước”.
- Viết đúng các từ khó viết, trình bày bài sạch đẹp.
- GD học sinh ý thức luyện viết.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở Tiếng Việt ôn.
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ:
? Tìm các từ có âm đầu là r/d/gi ?
- GV nhận xét đánh giá
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS viết bài:
- GV đọc mẫu đoạn viết.
? Bài tả cảnh gì?
? Hãy tìm những từ nói lên sự khoẻ khoắn của những chú cá rô?
? Tìm các từ có âm/ vần dễ viết sai ở trong bài?
- GV đọc cho HS viết bài: nhắc HS tư thế ngồi viết, đặt vở...
- Đọc soát lỗi.
- Chấm điểm nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
? Nội dung bài viết nói gì?
- GV nhận xét giờ học.
- C/dặn HS về nhà luyện viết và trình bày bài cho đẹp.
Học sinh
- 2 em lên bảng, lớp luyện bảng con.
+ Rải rác, rải truyền đơn, ...
+ Giải phóng, giải thích, giải lao, ...
+ Dải núi, dải lụa, ...
- 2 HS đọc bài
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- HS tìm từ khó viết và luyện viết bảng con: lực lưỡng, rô đực cường tráng, mốc thếch, ẩn náu, dựng vây lưng,trương cờ, rạch ngược,
- HS viết bài vào vở.
toán*
Tìm số bị chia . Giải toán có phép nhân
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách tìm SBC; giải bài toán có phép nhân.
- Giải và trình bày đúng cách tìm số bị chia; kĩ năng giải bài toán có phép nhân.
- Giáo dục HS ham thích giải toán.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép các bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ:
? Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào, cho ví dụ?
- GV nhận xét cho điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: luyện bảng con.
- GV nêu bài toán: Tìm x.
X – 3 = 4 X : 4 = 5
X : 3 = 4 X – 4 = 5
? Muốn tìm SBC ta làm thế nào?
? Nêu cách tìm số bị trừ?
- GV nhận xét bổ sung.
*Bài 2: luyện bảng con
Tính: 3 x 4 : 2 = 6 : 3 + 48 =
35 : 5 – 7 = 7 x 2 - 10 =
46 - 34 : 2 = 24 : 4 : 2 =
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3:luyện vở.
- GV treo bảng phụ chép đề toán:
Trên bàn có 3 bình hoa, mỗi bình cắm 5 bông hoa . Hỏi trên bàn có tất cả bao nhiêu bông hoa ?
- GV chấm điểm chữa bài.
3.Củng cố dặn dò:
? Hãy nêu cách tìm số bị chia/ số bị trừ?
- Nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà làm BT ( trong vở BT Toán).
Học sinh
- 2 đến 3 HS lên bảng
- HS nhắc lại yêu cầu của bài toán
- 3 em lên bảng, lớp luyện bảng con.
- 2 em lên bảng, lớp luyện bảng con
- 2 HS đọc đề toán.
- Thực hành tóm tắt bài và luyện giải vào vở.
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2007
tiếng việt*(TLV)
Tả ngắn về biển
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nội dung, cách diễn đạt bức tranh vẽ cảnh biển
- QST và TL đúng các câu hỏi về cảnh biển.
- Giáo dục HS yêu biển, bảo vệ môi trường biển.
II.Đồ dùng dạy học:
SGK Tiếng Việt 2 tập 2
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra xen kẽ trong giờ dạy.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS ôn tập:
* Luyện miệng.
- GV nêu yêu cầu của tiết học
Hãy quan sát bức tranh trang 67 và các câu hỏi của bài tập 3 và trả lời câu hỏi:
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
? Sóng biển như thế nào?
? Trên mặt biển có những gì?
? Trên bầu trời có những gì?
- GV nhận xét đánh giá.
* Hướng dẫn HS thực hành viết bài.
- GV chấm điểm nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
? Hãy đọc bài viết của em?
- GV nhận xét giờ học.
- C/dặn HS về nhà làm bài(vở BT T.Việt)
Học sinh
- HS nhắc lại Y/cầu của bài tập.Trả lời miệng các câu hỏi của bài tập.
- Bức tranh vẽ cảnh biển vào một buổi sáng đẹp trời.
- Sóng biển tràn vào bờ tung bọt trắng xoá.
- Trên mặt biển, từng đoàn thuyền tấp nập ra khơi đánh cá. Đi theo đoàn thuyền là những đàn hải âu trắng, chúng vờn trên mặt nước như đùa với sóng. Xa xa, những dãy núi màu tím pha hồng nối tiếp nhau chạy đến tận chân trời. - Trên bầu trời, những đấm mây trắng bồng bềnh trôi. Lúc này ông mặt trời như một quả cầu lửa cũng đang từ từ nhô lên khỏi mặt nước. Cảnh biển thật là tuyệt.
- HS luyện viết bài vào vở
- 2 đến 3 HS đọc bài viết.
Đạo đức
Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác (tiếp)
I.Mục tiêu:
- Củng cố một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó.
- Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.
- Đồng tình, quý mến các bạn có thái độ lịch sự khi đến nhà người khác.
II.Đồ dùng dạy học:
- Một số đồ dùng để HS chơi trò chơi đóng vai
- Vở bài tập đạo đức
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Em cần cư xử như thế nào khi đến nhà người khác?
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hoạt động 1: Đóng vai
* Mục tiêu: HS tập cách cư xử khi đến nhà người khác.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, hướng dẫn Hs đóng vai các tình huống ở bài tập 4(40).
- GV kết luận cách cư xử ở mỗi tình huống
c. Hoạt động 2: Trò chơi “Đố vui”.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách cư xử khi đến nhà người khác.
* Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi: Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố về chủ đề đến chơi nhà người khác. Ví dụ:
? Trẻ em có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không?
? Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác?
? Bạn cần làm gì khi đến chơi nhà người khác?
- 2 nhóm một đố nhau: nhóm này nêu tình huống, nhóm kia nêu cách ứng xử phù hợp(ngược lại)
* Kết luận chung : Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử sẽ được mọi người yêu quý.
3. Củng cố dặn dò:
? Vì sao em cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác?
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà làm BT(vở BT đạo đức).
- 2 đến 3 em trả lời câu hỏi.
- HS hoạt động nhóm.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi.
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2007
âm nhạc*
Ôn bài : Chim chích bông
I.Mục tiêu:
- Củng cố lời và giai điệu của bài hát: Chim chích bông.
- Hát đúng lời và giai điệu của các bài hát đó. Biết biểu diễn theo phong cách mình ưa thích(sáng tạo).
- Mạnh dạn trong biểu diễn và trình bày
II.Đồ dùng dạy học:
Tập bài hát lớp 2
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy hát bài “Chim chích bông”?
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS ôn tập:
- GV yêu cầu cán sự điều khiển cho lớp hát ôn bài hát: Chim chích bông.
- GV nhận xét bổ sung.
- GV vỗ tay theo tiết tấu lời ca của bài hát trên, yêu cầu HS thực hành vỗ tay theo tiết tấu lời ca của bài hát.
- GV nhận xét bổ sung, uốn nắn cho HS
* Bốc thăm, thi biểu diễn ( tốp ca, song ca, đơn ca).
- GV nhận xét đánh giá, khích lệ HS có phong cách biểu diễn riêng( sáng tạo).
3. Củng cố dặn dò:
? Hãy biểu diễn bài hát em vừa được ôn tập?
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà luyện hát và biểu diễn cho hay hơn bài hát trên.
- 2 đến 3 HS trình bày bài hát.
- Lớp thực hành vỗ tay và hát.
- Bình chọn nhóm, cá nhân biểu diễn tốt nhất.
- HS tự biểu diễn.
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 27(1).doc