Giáo án Lớp 2 Tuần 25 Trường Tiểu học Hải Vĩnh

1.Bài cũ:

- Gọi học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 5.

-Nhận xét đánh giá bài học sinh .

 2.Bài mới:

 a) Giới thiệu bài:

-Hôm nay các em sẽ làm quen với một dạng số mới đó là “ Một phần năm”.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 25 Trường Tiểu học Hải Vĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giản với các số đo thời gian. II/ Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : -Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập 3. -Yêu cầu mỗi em làm một cột . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta tìm hiểu về hai đơn vị đo thời gian là giờ và phút học cách xem đồng hồ. b) Khai thác: - Hướng dẫn xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6 - Một giờ được chia thành 60 phút . 60 phút tạo thành 1 giờ. * Viết lên bảng : 1 giờ = 60 phút. -Một giờ có bao nhiêu phút ? - Giáo viên chỉ trên đồng hồ và nêu : Khi kim phút quay được một vòng là được 60 phút. - quay kim đồng hồ đến vị trí 8 giờ và hỏi : -Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Tiếp tục quay kim đồng hồ đến vị trí 8 giờ 15 phút và hỏi : -Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Hãy nêu vị trí của kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút ? - Yêu cầu HS nhận xét vị trí của kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút ? - Yêu cầu HS sử dụng mặt đồng hồ cá nhân để quay kim đồng hồ đến vị trí 9 giờ , 9 giờ 15 phút , 9 giờ 30 phút . c) Luyện tập: -Bài 1: - Giáo viên nêu bai tập 1. -Yêu cầu quan sát mặt đồng hồ minh hoạ và tính giờ ở các các mặt đồng hồ. - Đồng hồ thứ nhất đang chỉ mấy giờ? Căn cứ vào đâu để biết đồng hồ này đang chỉ 7 giờ 15 phút ? - 7 giờ 15 phút tối còn gọi là mấy giờ? -Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng các ý còn lại. -Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn. -Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài -Lưu ý học sinh để làm tốt bài này các em cần nắm được từng hành động của bạn Mai để biết bạn thực hiện nó vào giờ nào , sau đó mới tìm những mặt đồng hồ thích hợp . - Mời lần lượt từng cặp lên trả lời trước lớp. -Gọi hai học sinh khác nhận xét chéo nhau. 3. Củng cố - Dặn dò: *Nhận xét đánh giá tiết học. –Dặn về nhà học và làm bài tập. -HS: Lên bảng làm bài tập 3. - Một em đọc thuộc lòng bảng chia 5. *Lớp theo dõi giới thiệu bài. -Vài học sinh nhắc lại tựa bài. - 1 giờ bằng 60 phút . - Lớp quan sát đồng hồ và nêu : - Đồng hồ chỉ 8 giờ. - Đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút. - Khi kim phút chỉ vào số 3. - Khi kim phút chỉ vào số 6. - Thực hành quay kim đồng hồ đến vị trí 9 giờ 15 , 9 giờ 30 . - Một em nêu bài tập 1. -Đồng hồ thứ nhất chỉ : 7 giờ 15 phút . Vì kim giờ đang chỉ qua số 7 và kim phút đang chỉ vào số 3. - Còn gọi là 19 giờ 15 phút . - Lần lượt từng em nêu giờ của từng đồng hồ minh hoạ . - Lớp nghe và nhận xét bạn . -Cả lớp thực hiện làm mẫu ý 1. Đồng hồ thứ nhất chỉ 4 giờ 5 phút . B/ Bạn mai thức dậy lúc 5giờ . C/ Bạn mai tập thể dục 5 giờ 30 phút . D/ Bạn mai ăn sáng lúc 6 giờ 15 phút . E/ Bạn mai đến trường lúc 6 giờ 30 phút - Từng cặp học sinh nêu miệng kết quả. -Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại. ------------------- ------------------ Âm nhạc: Ôn 2 bài hát: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG HOA LÁ MÙA XUÂN I.Mục tiêu : Giúp các em hát tốt 3 bài hát đã học Biết thể hiện sắc thái khi hát Qua câu chuyện giúp các em biết âm nhạc có tác động tới đời sống con người . II. Chuẩn bị : Giáo viên : Có nhạc cụ quen dùng Hát tốt 2 bài hát . Học sinh : Có SGK âm nhạc 2 III . Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Bài cũ: (27) Cho HS hát khởi động giọng. 2. Bài mới (27) Giới thiệu bài :Trong giờ học hôm nay cô giáo cùng các em học 2 nội dung. Hoạt động 1 : Ôn 3 bài hát . Bài trên con đường đến trường: GV cho HS nghe giai điệu câu hát đoán tên bài hát Cho HS hát gõ đệm theo tiết tấu lời ca . Cho các em hát gõ đệm theo tiết tấu theo nhịp Bài hát Hoa lá mùa xuân Hát gõ đệm theo nhịp Cho tổ nhóm , cá nhân hát gõ GV nhận xét động viên , uốn nắn . Bài Hoa lá mùa xuân GV cho HS hát Cho các em hát vận động phụ hoạ Chia lớp thành 3 HS thảo luận và lên thi hát Tổ nào nhiều ban hát hay thuộc bài hát , tổ đó thắng cuộc . GV nhận xét động viên uốn nắn . Hoạt động 2 :Kể chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh GV giới thiệu câu chuyện Kể tóm tắt cho HS nghe GV hỏi : Vì sao công chúa kại bị câm ? --Nhờ đâu công chúa bật lên tiếng nói ? -Tại sao quân giặc lại bị thua và phải xin hàng về nước ? -Tại sao khi nghe tiềng đàn quân giặc không còn đánh nhau ? GV cho HS tự rút ra bài học (Qua câu chuyện muốn nói lên âm nhạc có tác động rất lớn tới đời sống hàng ngày của chúng ta ) 4. Củng cố (3) Cho HS nhắc lại nội dung bài học Kết thúc lớp hát lại 1 bài hát vừa ôn 5. Dặn dò (2)Về nhà các em học thuộc bài giờ sau cô kiểm tra . HS hát HS nghe đoán bài hát HS hát Hát gõ đệm Cá nhân biểu diễn . HS thi hát HS trả lời câu hỏi Công chúa nghe thấy tiếng đàn Tiếng đàn làm quân giặc say mê ------------------- ------------------ Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011 Toán: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I/ Mục tiêu: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Biết đơn vị đo thời gian: giờ , phút . Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút. II/ Đồ dùng dạy học: Mô hình đòng hồ. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: -Gọi 2 học sinh lên bảng thực hành quay đồng hồ theo yêu cầu: 12 giờ 15 phút ; 7 giờ 30 phút . -Nhận xét đánh giá ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: - Hướng dẫn thực hành: Bài 1: - Gọi một em nêu bài tập 1. -Yêu cầu quan sát từng mặt đồng hồ minh hoạ và đọc giờ ở các mặt đồng hồ. Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu - Mời lần lượt từng cặp lên trả lời trước lớp. -Gọi hai học sinh khác nhận xét chéo nhau. Bài 3 : Trò chơi : Thi quay đồng hồ. - Tổ chức HS thi quay đồng hồ theo hiệu lệnh. - Chia lớp thành 4 đội phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ. - GV hô một giờ bất kì nào đó để 4 em cùng quay sau một số lần nhóm nào quay xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố - Dặn dò: *Nhận xét đánh giá tiết học. –Dặn về nhà học và làm bài tập. -2 học sinh lên bảng thực hành quay đồng hồ theo yêu cầu : 12 giờ 15 phút ; 7 giờ 30 phút . -Hai học sinh khác nhận xét. *Lớp theo dõi giới thiệu bài -Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ? -Lớp quan sát đọc giờ trên mặt từng đồng hồ. - Mỗi câu sau đây ứng với đồng hồ nào? - Lớp làm việc theo cặp quan sát đồng hồ và cử một số cặp đại diện nêu: a/-A ; b/- D; c/- B; d/ - E ; e/ - C ; g/ - G - Lớp chia thành 4 nhóm mỗi nhóm cử ra 1 đại diện để lên thi quay kim đồng hồ. - HS thực hành quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh chẳng hạn khi nghe giáo viên hô học sinh sẽ quay : 13giờ 15 phút ; 18 giờ , 11 giờ 15phút . - Nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc . -Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại. ------------------- ------------------ Tập làm văn: ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI I/ Mục đích yêu cầu: Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường (BT1, BT2). Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh (BT3). Kỹ năng sống: - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. - Lắng nghe tích cực. II/ Đồ dùng dạy học: -Các tranh ảnh minh hoạ bài tập 3. Các câu hỏi gợi ý bài tập 3 viết vào bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Mời 2 em lên bảng nhập vai diễn lại tình huống bài tập 2. - Gọi một em kể lại câu chuyện Vì sao? đã học ở tiết trước. - Nhận xét ghi điểm từng em. 2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài: -Bài TLV hôm nay, các em sẽ học cách đáp lời đồng ý. Sau đó quan sát tranh để trả lời câu hỏi có nội dung nói về biển . b/ Hướng dẫn làm bài tập: *Bài 1: - Yêu cầu một HS nêu đề bài . -Treo bảng phụ gọi HS đọc lại đoạn hội thoại. -Khi đến nhà Dũng Hà nói gì với bố Dũng? - Lúc đó bố Dũng trả lời như thế nào ? - Đó là lời đồng ý hay không đồng ý? - Lời của bố Dũng là một lời khẳng định ( đồng ý với ý kiến của Hà ) để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng Hà đã nói thế nào? *Bài 2: -Gọi một em đọc các tình huống . -Yêu cầu 2 em ngồi gần nhau thảo luận để đáp lại tình huống trong bài. - Gọi một cặp HS lên một em đọc yêu cầu một em trả lời. - Yêu cầu lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác. - Có thể cho nhiều cặp lên nói. *Bài 3: Treo tranh minh hoạ và hỏi . - Bức tranh minh hoạ điều gì ? - Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau : - Sóng biển như thế nào ? - Trên mặt biển có những gì? - Trên bầu trời có những gì ? - Lắng nghe nhận xét ghi điểm học sinh 3. Củng cố - Dặn dò: -Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học . -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. -Dặn về viết vào vở chuẩn bị tốt cho tiết sau . -2 em lên nhập vai diễn lại các tình huống đã học. - Một em kể chuyện nội dung trả lời câu hỏi: Vì sao ? - Lắng nghe nhận xét bài bạn. - Lắng nghe giới thiệu bài. - Một em nhắc lại tựa bài. - Đọc yêu cầu đề bài 1. - Quan sát tranh và đọc lại . - Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng . - Bố Dũng nói : Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy. - Đó là lời đồng ý . -Một số em nhắc lại : -Cháu cảm ơn bác /Cháu xin phép bác ạ. - Một em đọc các tình huống . - HS làm việc theo cặp. -Tình huống a : - Cảm ơn cậu . Tớ sẽ trả nó lại ngay sau khi dùng xong. / Cảm ơn cậu . Cậu tốt quá ./ Tớ cầm nhé ./.. . - Tình huống b:- Cảm ơn em./ Em thảo quá . / Em tốt quá ./ Em ngoan quá .. . - Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có. - Quan sát tranh và nêu. - Bức tranh vẽ cảnh biển. - Nối tiếp nhau trả lời. - Sóng biển cuồn cuộn / Sóng biển nhấp nhô / Sóng biển dập dờn / Sóng biển tung mù , Sóng biển dựng cao như núi ,.. - Trên mặt biển có tàu đánh cá/ Có những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi / Những chiếc thuyền đang dập giờn trên sóng ... - Trên bầu trời từng đàn hải âu đang bay lượn / Mặt trời đỏ lựng đang từ từ nhô lên ... -Hai em nhắc lại nội dung bài học. -Về nhà học bài và viết lại bài chưa làm xong ở lớp vào vở và chuẩn bị tiết sau. ------------------- ------------------ Hoạt động tập thể: GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN BÀI 1: BOM MÌN, VẬT LIỆU CHƯA NỔ CÓ Ở ĐÂU? -------------------- -------------------------------------- ---------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 2511.doc
Giáo án liên quan