Giáo án lớp 2 Tuần 25 - môn Toán: Một phần năm

. Mục tiêu:

 - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan)“Một phần năm”, biết đọc, viết 1/5.

 - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.

 - HS khá giỏi: Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan)“Một phần năm” dạng phức tạp hơn.

B. Đồ dùng dạy học:

- Các hình vẽ trong SGK.

- Bộ đồ dùng toán.

C. Hoạt động dạy học:

I. Ổn định tổ chức:

II. KTBC: - Gọi H. đọc bảng chia 5 và làm bảng con các phép tính sau:

 5 2 2 5 5 4

 

doc26 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 25 - môn Toán: Một phần năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi trời mưa (tr16) I.Mục tiêu - Giúp Hs nhận thức được sự nguy hiểm khi chạy trên đương lức trời mưa. - Giúp Hs có ý thức không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là ở nơi có nhiều xe đi lại. II. Chuẩn bị - Cuốn truyện tranh pokemon ( Bài 6). - Hai câu hỏi tinh huống để thực hanh trong giờ học. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi Bài 5. 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Giói thiệu bài học * Hoạt động 2: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Bước 2: GV hỏi: Hành động của hai bạn Nam và Bo ai sai ai đúng? Việc bạn Nam chạy ra đường tắm mưa có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào? Các em nên học tập bạn nào? - Bước 3: Hs phát biểu trả lời. Các em khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV kết luận: Không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là ở những nơi có nhiều xe qua lại. * Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm -Bước 1: GV hướng dẫn. - Bước 2: Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến. Cac nhóm khac nghe và nhận xét bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét, khen ngợi Hs có câu trả lời đúng. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị tiết sau. An toàn giao thông Bài7:Không đùa nghịch khi ngồi trên thuyền (tr18) I.Mục tiêu - Giúp Hs nhận thức được sự nguy hiểm của việc đùa nghịch khi ngồi trên thuyền. - Giúp Hs có ý thức không đùa , nghịch khi ngồi trên thuyền. II. Chuẩn bị - Cuốn truyện tranh pokemon ( Bài 6). - Hai câu hỏi tình huống để thực hành trong giờ học. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi Bài 5. 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Giói thiệu bài học * Hoạt động 2: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Bước 2: GV hỏi: Hành động của hai anh em Sang ai sai, ai đúng? Việc bạn Sang nhoài người té nước nghịch và em bé đang nhảy múa nô đùa lúc thuyền đang chạy có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào? Các em nên học tập bạn nào? - Bước 3: HS phát biểu trả lời. Các em khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV kết luận: Khi ngồi trên thuyền, các em phải ngồi ngay ngắn, không được đùa nghịch, nếu không sẽ bị ngã nhào. * Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm -Bước 1: GV hướng dẫn. - Bước 2: Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời đúng. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài tiết sau. . Thứ ba ngày 11 tháng 3 năm 2008 Luyện tập viết Chữ hoa U, Ư A. Mục tiêu: - H. củng cố lại cách viết các chữ hoa U, Ư - Rèn kĩ năng viết chữ theo đúng kĩ thuật. - Có ý thức cao khi luyện viết . B. Hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. KTBC: - 3HS lên bảng viết chữ hoa U, Ư theo cỡ nhỏ, cả lớp viết vở nháp. III. Bài mới: 1. G th b: 2. HD viết chữ hoa U, Ư theo cỡ nhỏ: - HS nêu lại quy trình viết chữ hoa U, Ư theo cỡ nhỏ. - So sánh sự giống và khác nhau giữa chữ hoa U, Ư. - 4 HS lên bảng vừa viết vừa mô tả lại cách viết. - Cả lớp viết bảng con, GV quan sát và sửa sai cho HS. 3. HD viết câu ứng dụng: + HS đọc lại câu ứng dụng, giải thích câu ứng dụng. + Cả lớp viết bảng con chữ:Ươm. + GV lưu ý cho HS khoảng cách giữa con chữ Ư sang con chữ ơ. 4. HS viết vở tập viết: GV lưu ý cho HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút. 5. Chấm, chữa bài: 6. GV cho HS viếy vở li: + 2 dòng chữ hoa U, Ư theo cỡ vừa và nhỏ. + 2 dòng câu ứng dụng. - GV chấm một số bài. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét, đánh giá giờ học. Luyện toán Ôn bảng chia 5 - Một phần năm A. Mục tiêu: - H. ôn lại bảng chia 5 và ôn về đọc viết một phần năm. - Thuộc bảng chia 5. Đọc viết thành thạo một phần năm. Làm tốt các bài tập. B. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. KTBC: - Gọi 5 H. đọc thuộc lòng bảng chia 5. III. Bài mới: 1. G th b: 2. H. thực hành làm bài tập * Bài 1: Từ bảng nhân 2, 3, 4, 5 em hãy lập bảng chia 2, 3, 4, 5. - Tổ chức cho các nhóm thi lập bảng chia + GV chia nhóm mỗi nhóm 6 H. + GV nêu luật thi: Mỗi nhóm tự lập 1 bảng chia trong vòng 2 phút. Nếu nhóm nào xong đúng sẽ là nhóm thắng và được thưởng 10 điểm. + Y/C H. thực hiện theo hiệu lệnh. * Bài 2: Bài toán dành cho H. khá giỏi của 30 là bao nhiêu? của 15 là bao nhiêu? - Gợi ý H. thực hiện: Vậy 30 được chia làm mấy phần? 15 được chia làm mấy phần? - Y/C H. tự làm bài và chữa bài. * Bài 3: >;<; =? 30 : 6  25 : 5 15 : 5  15 : 3 20 : 5  35 : 5 25 : 5  24 : 3 40 : 5  35 : 5 30 : 3  50 : 5 - Y/C H. đọc đề bài và tự làm bài vào vở - Gọi H. nhận xét bài bạn * Bài 4: Y/C H. tự lập một đề toán có lời văn( dạng bài toán làm bằng một phép tính chia) - Y/C H. làm bài vào vở và chữa bài trên bảng lớp. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - 1 H. đọc đề và nêu y/c của đề - Nhận nhóm - Nghe phổ biến luật thi - Thực hiện theo y/c nối tiếp nhau lên bảng ghi một phép tính chia thuộc bảng chia của nhóm mình. - H. đọc đề và nêu y/c của đề - Lấy 30 : 5 được 6; lấy 15 : 5 được 3. - 1 H. đọc đề và nêu y/c của đề - 1 H. lên bảng làm bài, lớp làm bài - 1 H. nêu y/c của đề - Lớp tự làm bài vào vở - 2 H. lên bảng làm bài Luyện TLV Ôn đáp lời phủ định. Nghe, trả lời câu hỏi A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Biết đáp lời phủ định trong giao tiếp đơn giản. - Rèn kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi. B. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. KTBC: - GV đưa ra một tình huống: + Em đến nhà bạn mượn bạn quyển truyện bạn nói: - Nhưng quyển truyện đó tớ phải mang trả chị tớ bây giờ. + Em cần đáp như thế nào? - 2 HS lên bảng thực hành hỏi đáp, cả lớp và GV nhận xét. III. Bài mới: 1. G th b: 2. HD học sinh ôn tập: Bài 1: - GV cho học sinh thực hành lại các tình huống như trong SGK. - HS nhận biết được cách đáp lời phủ định như thế nào cho hợp lí, vầ biết đâu là câu phủ định. Bài 2: - GV cho các nhóm thảo luận và viết ra một số tình huống trong đó có câu phủ định cần đáp. - Các nhóm đọc tình huống, cả lớp nhận xét các tình huống đưa ra đã đúng chưa? - Các nhóm lên thực hành đóng vaitheo tình huống nhóm mình đã đưa ra. - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá bình chọn. Bài 3: - GV cho HS kể lại câu chuyện đã nghe giờ trước. - HS trả lời câu hỏi trong SGK. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét,đánh giá giờ học. Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2008 Luyện đọc Bé nhìn biển A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên. - Rèn kĩ năng đọc hiểu. B. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. KTBC: - 2HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK. III. Bài mới: 1. G th b: 2. Luyện đọc: - 1,2 HS khá giỏi đọc toàn bài. - HS nêu cách ngắt nghỉ. - HS tiếp nối đọc từng khổ thơ trước lớp, yêu cầu HS đọc diễn cảm. - GV cho nhiều HS đọc thuộc lòng bài thơ. 3. Tìm hiểu nội dung: - HS thảo luận câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK. - HS nêu nội dung bài thơ: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con. IV. Củng cố, dặn dò: - 1,2 HS nêu lại nội dung bài. - Nhận xét, đánh giá giờ học. Luyện chính tả( Nghe - viết) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh A. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác một đoạn trích trong bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt: tr/ch. B. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. KTBC: - Cả lớp viết bảng con: xẻ gỗ, sung sướng, xung phong, sản xuất. III. Bài mới: 1. G th b: 2. Hướng dẫn nghe - viết: - GV đọc đoạn viết. 2,3 HS đọc lại đoạn viết. - HD học sinh nhận xét: + Đoạn viết có mấy câu? + Trong đoạn viết có những chữ nào viết hoa? Vì sao? - HS tự viết bảng con những chữ khó viết trong bài, GV phân tích giúp HS không nhầm lẫn khi viết những chữ đó. 3. GV đọc HS viết bài. 4. Chấm, chữa bài. 5. Bài tập : Bài 2(a): - SGK - GV cho HS tự làm bài. - GV chữa bài: + trú mưa, chú ý. + số chẵn, số lẻ. + truyền tin, chuyền cành. + chăm chỉ, lỏng lẻo. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét, đánh giá giờ học. Luyện toán Luyện tập chung A. Mục tiêu: - Luyện về 1 của đơn vị, giải toán. 5 - Luyện đọc giờ đúng. - Có ý thức làm bài chính xác. B. Các hoạt động dạy – học: I. ổn định tổ chức: II. KTBC: - GV cho HS đọc lại các bảng chia. III. Bài mới: 1. Giới thiệt bài. 2. Luyện tập. * Bài 1: Tính nhẩm. 10 : 5 = 20 : 5 = 30 : 5 = 35 : 5 = 15 : 5 = 25 : 5 = 45 : 5 = 50 : 5 = * Bài 2: H. lên bảng khoanh vào câu trả lời đúng. Từ 12 giờ trưa đến 12 giờ đêm có số giờ là: A- 13 giờ B – 24 giờ C – 12 giờ D – 1 ngày. * Bài 3: H. làm miệng. a) Hà đến trường lúc 7 giờ, Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Ai đến trường sớm hơn? b) Ngọc đi ngủ lúc 21 giờ. Quyên đi ngủ lúc 21 giờ 30 phút. Ai đi ngủ muộn hơn? * Bài 4: H. tóm tắt rồi làm vào vở. Có 35 quyển vở chia đều cho 5 bạn. Hỏi môĩ bạn có mấy quyển vở? * Bài 5: GV hướng dẫn H. tóm tắt. Có 35 quả cam xếp đều vào các đĩa, mỗi đĩa 5 quả. Hỏi xếp được vào mấy đĩa? - Bài toán cho biết gì? - H. trả lời. - Bài toán hỏi gì? - H. trả lời. - H. giải vào vở. - GV chấm bài, nhận xét. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét, đánh giá giờ học. Luyện LTVC Ôn từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? A. Mục tiêu: - Củng cố cho HS một số từ ngữ về sông biển. - Biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? B. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. KTBC: - HS kể một số sông, biển mà em biết. III. Bài mới: 1. G th b: 2. HS làm bài tập: Bài 1: - HS tiếp nối nêu các từ có tiếng " biển". VD: biển khơi, sóng biển, eo biển, bờ biển,... Bài 2: - GV cho mỗi HS chọn một từ vừa ghép được và đặt câu với từ đó. - GV cho HS quan sát bản đồ và một số biển. Bài 3: Tìm bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? trong các câu sau: - Không bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy. - Không được giặt ở đoạn sông này vì bị ô nhiễm. - Chúng ta không vứt rác ra sông vì làm ô nhiễm nguồn nước. Bài 4: Trả lời các câu hỏi sau: 1. Vì sao Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương? 2. Vì sao hàng năm nhân dân ta phải đắp đê chống lũ lụt. 3. Vì sao nước ta có nạn lụt? IV. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét, đánh giá giờ học.

File đính kèm:

  • doctuan 25.doc
Giáo án liên quan