-Đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ,đọc rõ ràng, biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Khỉ, Cá Sấu).
-Hiểu : Hiểu các từ ngữ : trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò .
+ Hiểu ý nghĩa truyện :Khỉ khôn khóe thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
- Giáo dục HS phải biết đối xử tốt với bạn.
47 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 24 Năm 2011 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Giáo viên hướng dẫn quan sát tranh SGK
-Bức tranh vẽ cảnh gì ?
-GV : Là một truyện cười nói về một cô bé ở thành phố lần đầu về nông thôn, thấy cái gì cũng lạ lắm. Các em hãy lắng nghe câu chuyện để xem cô bé hỏi anh họ của mình ở quê điều gì
-GV kể chuyện (giọng vui, dí dỏm).
-GV yêu cầu chia nhóm thảo luận.
-Giáo viên kiểm tra, nhắc nhở học sinh trả lời.
- Cho HS viết lại các câu trả lời vào vở.
- GV theo dõi nhắc nhở.
3.Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học.
Làm lại vào vở BT3.
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm.
* Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây:
- Quan sát tranh . Từng cặp HS thực hành.
-Cậu bé : Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ./ Cháu chào cô. Thưa cô, bạn Hoa có nhà không ạ ?
-Người phụ nữ (nhã nhặn) : Ở đây không có ai là Hoa đâu cháu ạ./ Cháu nhầm máy rồi. Ở đây không có ai là Hoa cả cháu ạ.
-Khi đáp lại lời phủ định cần đáp lại với thái độ vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự.
-1 em đọc yêu cầu và các tình huống trong bài .
-Nói lời đáp của em trong từng tình huống a.b.c.
-Từng cặp HS thực hành hỏi-đáp:
a/Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ.
-Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây .
-Dạ thế hạ ? Cháu xin lỗi!/ Không sao ạ, cháu chào cô./ Dạ cháu sẽ hỏi thăm người khác vậy ạ….
b/Bố ơi, bố có mua được sách cho con không ?
-Bố chưa mua được đâu.
-Thế ạ? Lúc nào rỗi bố mua cho con bố nhé!/ Chắc bố bận. Để hôm khác mua cũng được ạ./ Dạ không sao đâu. Con đợi được, bố ạ ……..
c/Mẹ có đỡ mệt không ạ?
-Mẹ chưa đỡ mấy.
-Thế ạ ? Mẹ nghỉ ngơi cho chóng khỏi. Mọi việc con sẽ làm hết./ Chắc là thuốc chưa kịp ngấm đấy mẹ ạ./ Hay là con nói với bố đưa mẹ đi bệnh viện nhé ?
-1 em đọc yêu cầu và các câu hỏi cần trả lời. Cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi.
-Quan sát..
-1 em nêu lại nội dung tranh
-Lắng nghe.
-Chia nhóm thảo luận, trả lời 4 câu hỏi.Đại diện nhóm Mỗi nhóm 2 HS (1 em hỏi, 1 em trả lời).
a/Lần đầu tiên về quê chơi cô bé thấy cái gì cũng lạ.
b/Thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé hỏi anh họ :”Sao con bò này không có sừng, hả anh ?”
c/Cậu anh họ giải thích bò không có sừng vì nhiều lí do. Riêng con này không có sừng vì nó là một con ngựa.
d/Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con ngựa.
- Cả lớp làm bài viết các câu trả lời vào vở.
LUYỆN TOÁN: BẢNG CHIA 5
I. Mục tiêu:
- Củng cố bảng chia 5, thuộc bảng chia 5, vận dụng vào làm tính giải toán.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh , làm tính đúng,giải toán chính xác.
- Giáo dục HS tích cực chủ động làm bài tập.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A . KTBC: Gọi HS đọc thuộc bảng chia 5
- Nhận xét ghi điểm
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tính nhẩm, nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Ghi bảng nhận xét chữa bài tập.
Bài 2: Số?
- Ghi sẵn bài tập trên bảng.
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Gọi 1 em làm trên bảng
- Nhận xét chữa bài tập, củng cố tìm số bị chia chưa biết.
Bài 3: Số?
- Cho HS làm vào vở, 2 em làm thi đua trên bảng lớp
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: Bạn Thuỷ có 26 viên bi, bạn Cường cho thêm bạn Thuỷ 4 viên bi nữa. Thuỷ đem số bi hiện có chia đều cho 5 bạn cùng lớp. Hỏi mỗi bạn được Thuỷ cho bao nhiêu viên bi?
- Yêu cầu HS đọc bài toán
- GV hướng dẫn phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS giải bài toán vào vở.
- GV chấm chữa bài .
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về xem lại các bài tập đã làm, học thuộc bảng chia 5.
- 3 em đọc
- HS nhắc lại tựa đề.
- HS nêu yêu cầu
- HS nhẩm và nêu kết quả
10 : 5= 2 30 : 5= 6 15 : 5 = 3
25 : 5= 5 45 : 5= 9 40 : 5 = 8
5 : 5= 1 35 : 5= 7 20 : 5 = 4
- HS nêu yêu cầu, làm bài vào vở.
Số bị chia
30
35
45
20
5
Số chia
5
5
5
5
5
Thương
6
7
9
4
1
- HS nêu: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
a) 25 : 5 x 2
b) x 5 : 4
- HS đọc đề toán, phân tích đề.
- HS giải bài toán vào vở.
- 1 em làm trên bảng lớp.
Bài giải:
Số bi bạn Thuỷ có tất cả là:
26 + 4 = 30 (viên bi)
Mỗi bạn được bạn Thuý cho số bi là:
30 : 5 = 6 (viên bi)
Đáp số: 6 viên bi.
SINH HOẠT TUẦN 24
I.Mục tiêu: - Giúp HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua.
- Biết được phương hướng và nhiệm vụ của tuần tới.
- Giáo dục học sinh tính mạnh dạn trong phê và tự phê.
II. Nội dung:
- GV nêu yêu cầu của giờ sinh hoạt.
- Cán sự lớp báo cáo tình hình của lớp trong tuần 24.
- Gv tổng hợp các ý kiến và nhận xét bổ sung.
1. Hạnh kiểm:
- Đa số các em chấp hành tốt nội quy của nhà trường, của lớp.
- Đi học đúng giờ, đầy đủ. Đã ổn định mọi nề nếp sau tết.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định, trang phục gọn gàng sạch sẽ.
- Tham gia các hoạt động đầy đủ: thể dục buổi sáng,thể dục giữa giờ, ca múa sân trường. Thực hiện kế hoạch nhỏ nộp lon bia.
- Thực hiện ăn ngủ tại trường nghiêm túc.
- Chấp hành tốt ATGT, an ninh học đường.
2. Học tập:
- Có đầy đủ dụng cụ học tập.
- Tích cực , tự giác trong học tập.
- Học và làm bài đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, có ý thức rèn chữ viết đẹp.
* Đáng khen: Vân, Quang, Yến, Hương Giang, Bắc, Hà Giang, Thảo, Trang.
3. Phương hướng tuần 25:
- Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua ở học kì 2. Chấp hành tốt nội quy của trường, lớp. Tham gia tích cực các hoạt động trong nhà trường. Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp. Không được ăn quà vặt.
- Đi học đúng giờ và chuyên cần. Phát huy tính tích cực , tự giác trong học tập.
- Học và làm bài đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, rèn chữ viết đẹp chuẩn bị thi viết chữ đẹp cấp trường. Học thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học. Tiếp tục luyện viết chữ đẹp.
LUYỆN TOÁN: BẢNG CHIA 4
I.Mục tiêu: - Giúp HS củng cố lại bảng chia 4, thuộc bảng chia 4.
- Rèn kĩ năng làm tính, giải toán chính xác.
- Giáo dục HS tự giác làm bài tập.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bảng chia 4.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu cả lớp tự lập bảng chia 4 rồi ghi nhớ.
- GV nhận xét, chữa bài tập
Bài 2: Tính
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con
- GV nhận xét, chữa bài tập.
Bài 3: Tính (theo mẫu)
- GV hướng dẫn mẫu
24 : 4 + 7= 6+7
= 13
- Yêu cầu cả lớp làm trên bảng con
- GV nhận xét , chữa bài tập.
Bài 4: Một trung đội có 36 chiến sĩ, chia đều thành 4 tiểu đội. Hỏi mỗi tiểu đội có mấy người?
- GV chấm chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học.
- 3 em đọc bảng chia 4
- HS tự làm bài và nêu kết quả.
4 : 4 =1 24 : 4 =6
8 : 4 =2 28 : 4 =7
12 : 4 =3 32 : 4 =8
16 : 4 =4 36 : 4 =9
20 : 4 =5 40 : 4 =10
8 : 2= 4 16 : 4 = 4 4 : 4 = 1
4 x 5= 20 4 x 7 = 28 4 x 9 = 36
20 :4 =5 28 : 4 = 7 36 : 4 = 9
- 2 em làm trên bảng lớp
32 : 4 + 13= 8 + 13 12 : 4+ 29 = 3+29
= 21 = 32
16 : 4 x 3 = 4 x 3 40 : 4 – 7 = 10 - 7
= 12 = 3
- HS đọc và tìm hiểu, phân tích bài toán.
- HS giải bài toán vào vở
Bài giải:
Mỗi tiểu đội có số người là:
36 : 4 = 9 ( người)
Đáp số: 9 người.
LUYỆN CHÍNH TẢ
GẤU TRẮNG LÀ CHÚA TÒ MÒ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức :
•- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Gấu trắng là chúa tò mò”
•- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có vần uc/ ut.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
3.Thái độ : có ý thức viết chữ cẩn thận, viết đẹp, giữ vở sạch.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc bài viết: “Từ đầu . . . ném lại cái mũ.”
- Hình dáng của gấu trắng thế nào?
- Tính nết của gấu trắng có gì đặc biệt?
- Những chữ nào viết hay nhầm lẫn?
- GV hướng dẫn phân tích
- Cho HS luyện viết lại những từ khó
- GV nhận xét sửa những sai sót.
- Viết chính tả: GV đọc chậm cho HS viết
- Đọc cho HS soát lại bài
3. Chấm chính tả: GV chấm một số bài, nhận xét, chữa những lỗi sai phổ biến.
4. Bài tập chính tả:
- Gv ghi bài tập lên bảng
- Yêu cầu HS làm vở bài tập
- Nhận xét chữa bài tập
5. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học
- Tuyên dương những em viết đúng, viết đẹp, trình bày sạch .
- Về nhà xem lại bài viết, viết sửa lỗi chính tả.
- HS nhắc lại tựa đề
- Nghe theo dõi SGK
- Gấu trắng có lông màu trắng toát, cao gần 3m, nặng 800 kg .
- HS nêu các từ khó hay viết nhầm lẫn
* khoẻ, thuỷ thủ, xông tới, khiếp dảm, sực nhớ.
- HS viết bảng con
- HS nghe viết
- HS soát lại bài, đổi vở soát lỗi chính tả
- Nghe rút kinh nghiệm
* Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào chỗ trống?
Lụt ( lội), rụt (tay), sút (bóng), thụt( đầu dòng), nhút ( món ăn từ xơ mít)
Lục (lọi), rúc(đầu), súc ( miệng), thúc ( giục), nhục (nhã)
File đính kèm:
- uiyfaieaidjiowfrdhfjahsfioaosdfuaoisdf (12).doc