1. Giới thiệu bài: Trong phép cộng, phép trừ, phép nhân đều có tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính. Giờ toán hôm nay các em sẽ được biết về tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính chia ghi tên đầu bài.
2. Giới thiệu tên gọi các thành phần và kết quả phép chia:( Số bị chia - số chia - thương).
36 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 23 Năm học 2011- 2012 - Nguyễn Bạch Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu thành đoạn hội thoại
- Gọi 4HS lên bảng cầm 4 băng giấy ghi 4 câu
- GV yêu cầu 1HS sắp xếp các bạn đúng thứ tự các câu
- Sau đó lớp nhận xét, đọc lại, GV dán thứ tự các câu lên bảng .
H: Bạn nhỏ đã lịch sự khi nói điện thoại chưa ? Vì sao ?
4- Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm theo câu hỏi
H: Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại ?
H: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
* GV kết luận (ghi bảng)
- Gọi vài HS nhắc lại .
5- Củng cố - dặn dò :
H: Khi nhận và gọi điện thoại em cần có thái độ như thế nào?
H: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
- HS mở VBT
- 2 HS đọc yêu cầu BT2
* Xếp
1. Alô, tôi xin nghe.
2. Cháu chào bác ạ. Cháu là Mai. Cháu xin phép được nói chuyện với bạn Ngọc.
3. Cháu cầm máy chờ một lát nhé .
4. Dạ , cháu cảm ơn bác .
- Bạn nhỏ đã rất lịch sự khi nói điện thoại. Vì thể hiện sự tôn trọng người khác.
- HS thảo luận theo nhóm 6
- Đại diện các nhóm trình bày .
-HS đóng góp ý kiến .
- Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng , rõ ràng, ngắn gọn , nhấc và đặt máy nhẹ nhàng không nói to, nói trống không .
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình .
- 1HS nhắc lại kết luận trên .
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình
- Dặn HS thực hành ở nhà khi nhận và gọi điện thoại phải lịch sự, lễ phép nhấc và đặt máy nhẹ nhàng.
- Chuẩn bị cho tiết 2
Thủ công (Tiết : 23)
Ôn tập chương II: Phối hợp gấp, cắt, dán hình(T1)
I- Mục tiêu :
- Đánh giá kiến thức kỹ năng của HS qua sản phẩm làm một trong những sản phẩm gấp, cắt, dán hình đã học .
- HS phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
II- Giáo viên chuẩn bị :
Các hình mẫu bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 để HS xem lại .
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét
2. Bài mới
- Gọi 2 em nhắc lại các bài đã học trong chương II
- GV nhận xét, bổ sung
- 2 em nhắc lại các bài đã học trong chương II: Phối hợp gấp, cắt, dán hình.
- Gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều.
- Gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp, cắt, dán biển báo cấm giao thông cấm đỗ xe.
- Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Gấp, cắt, dán phong bì.
* Hướng dẫn HS ôn tập.
- GV nêu yêu cầu: Các em sẽ chọn cho mình một sản phẩm trong các bài đã học vừa nêu trên (trừ sản phẩm đã chọn ở tiết trước) để gấp, cắt, dán vào vở thủ công của mình.
- Cho HS thực hành
-GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
* GV nhắc cả lớp: chú ý làm bài cẩn thận, nhặt giấy rác để gọn lại sau đó bỏ vào sọt rác.
*- Đánh giá sản phẩm
- GV chọn một số sản phẩm đúng, đẹp cho cả lớp xem.
- HS nghe
- HS tiến hành làm bài.
- Đánh giá sản phẩm theo 3 mức :
- Hoàn thành tốt: A+ : Vật mẫu đúng, đẹp
- Hoàn thành : A : Vật mẫu tương đối đúng
- Chưa hoàn thành : B : Vật mẫu chưa đúng
3- Nhận xét - dặn dò :
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS .
- Dặn HS giờ sau chuẩn bị kiểm tra.
Toán (Tiết : 115)
Tìm một thừa số của phép nhân
I- Mục tiêu : Giúp HS
- Nhận biết được thừa số, tích. Biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia .
- Biết cách trình bày bài giải có 1 phép tính chia.
II- Đồ dùng dạy - học :
- Các tấm bìa, mỗi tấm có hai chấm tròn .
- Bảng cài .
III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
A. Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bảng chia 3. GV hỏi bất kì phép tính trong bảng chia3
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1- Giới thiệu và ghi đề bài : Tìm một thừa số của phép nhân.
2- Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia :
- GV dán bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.
H: Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn . Hỏi 3 tấm bìa có mấy chấm tròn ?
- GV viết bảng.
- Gọi HS nêu thành phần của phép nhân. GV ghi bảng
- Yêu cầu HS lập 2 phép chia tương ứng .
6 : 2 = 3 : Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ 2 (3) .
6 : 3 = 2 : Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ hai (3) được thừa số thứ nhất (2) .
* Nhận xét :
- Gọi vài HS nhắc lại .
3- Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết
- GV nêu và viết bảng:
- Gọi HS đọc phép tính
- Giải thích : x là thừa số chưa biết trong phép nhân x 2 = 8 .
- Muốn tìm thừa số x trong phép nhân này ta làm như thế nào ?
- Hãy nêu phép tính tương ứng để tìm x
- GV viết bảng
H: Vậy x bằng mấy ?
- Gọi HS đọc lại phép tính
* Viết lên bảng phép tính 3 x = 15
- Yêu cầu 1HS lên làm, lớp làm vào bảng con .
- Nhận xét kiểm tra bài làm của HS .
H: Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta làm thế nào ?
- GV ghi bảng quy tắc trên.
- Cho lớp đọc thuộc quy tắc trên.
4- Luyện tập thực hành :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Gọi HS nối tiếp đọc bài làm trước lớp
- GV nhận xét ghi bảng kết quả.
* Bài 2 :
H:Bài tập yêu cầu gì ?
H: x là gì trong phép tính của bài ?
- GV hướng dẫn bài mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài, 2HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó chữa bài .
H: Tại sao trong phần b, để tìm x em lại lấy 12 chia cho 3 ?
- Hỏi tương tự với phần c
- Nhận xét cho điểm .
* Bài 3
- Cho lớp làm vào vở
-1 Hs lên bảng làm
- GV chấm 1 số vở.
- Chữa bài trên bảng.
* Bài 4 :
- GV hướng dẫn HS tóm tắt BT
- Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?
- 1HS lên bảng giải, lớp giải vào vở .
- GV chấm chữa bài, ghi điểm .
- 2 HS đọc bảng chia 3
- 1 HS giải BT 5/ 115
1) Nhận xét :
- HS nêu phép nhân
2 3 = 6
Thừa số Thừa số Tích
6 : 2 = 3
2 3 = 6
6 : 3 = 2
- Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia .
2) Tìm thừa số x chưa biết :
x 2 = 8
- 2 HS đọc
-Lấy tích (8) chia cho thừa số còn lại (2) .
-HS nêu
x 2 = 8
x = 8 : 2
x = 4
3 x = 15
x = 15 : 3
x = 5
- Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia .
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
1. Tính nhẩm :
2 4 = 8 3 4 = 12 3 1 = 3
8 : 2 = 4 12 : 3 = 4 3 : 3 = 1
8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 3 : 1 = 3
2. Tìm x :
- x là thừa số chưa biết
Mẫu x 2 = 10
x = 10 : 2
x = 5
b, x 3 = 12 c, 3 x = 21
x = 12 : 3 x = 21 : 3
x = 4 x = 7
- Vì : 4 3 = 12
- 2 HS đọc đề
a, y 2 = 8
x = 8 : 2
x = 4
b, y 3 = 15 c, 2 y = 20
x = 15 : 3 x = 20 : 2
x = 5 x = 10
4. Tóm tắt :
2 học sinh : 1 bàn
20 học sinh : ... bàn ?
Bài giải :
Số bàn học có là:
20 : 2 = 10 (bàn)
Đáp số : 10 bàn học
5- Củng cố - dặn dò :
H: Muốn tìm một thừa số ta làm như thế nào ?
- HS chơi trò chơi : Đúng ghi Đ , Sai ghi S vào
+ 2 đội cử 2HS lên tham gia chơi .
+ Yêu cầu HS giải thích lý do em điền đúng, sai :
+ GV và lớp nhận xét khen nhóm làm nhanh và đúng .
x 2 = 18 x 3 = 21
x = 18 : 2 x = 21 - 3
x = 9 Đ x = 18 S
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về chuẩn bị bài giờ sau .
Rút kinh nghiệm giờ dạy
Sinh hoạt(Tiết : 23)
Sinh hoạt cuối tuần
I- Mục tiêu :
- HS thấy được những ưu nhược của mình, của bạn trong tuần học vừa qua
- Giáo dục ý thức nhận lỗi và sửa lỗi , vươn lên trong học tập .
- HS nghe kể về Bác Hồ
II- Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động tập thể: Kể cho HS nghe về Bác Hồ
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi theo sự hiểu biết của mình.
- GV nhận xét, bổ sung
H: Bác Hồ sinh vào ngày, tháng, năm nào?
- Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890
GV: Quê Bác ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
H: Bác có những tên nào?
- Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành…
* GV giảng: Ngày 5/6 / 1911, Từ bến cảng Nhà Rồng Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau bao năm bôn ba nước ngoài Bác đã bí mật vượt biên giới về Pác Bó (Cao Bằng) lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
- Ngày 2/ 9 / 1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình(Hà Nội) khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Cho HS thi hát những bài hát về Bác Hồ.
2- Sơ kết tuần 23 :
- Từng tổ sinh hoạt xếp thi đua các thành viên trong tổ.
- Từng tổ trưởng báo cáo nhận xét.
- Lớp trưởng nhận xét .
- Các tổ viên phát biểu ý kiến, nhận lỗi trước lớp .
- GV tổng hợp ý kiến nhận xét cụ thể:
a. Ưu điểm :
- Nhìn chung tuần học trước và sau tết các em đi học đều, có ý thức học tập tương đối tốt, chuẩn bị bài và làm bài tương đối đầy đủ, xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
Tuyên dương những em ý thức học tập :…………………………………………………………………………………
b- Nhược điểm :
- Một số chuẩn bị bài chưa chu đáo, nhiều em còn quên đồ dùng học tập: ……………………………………………………………………………………………..
* Phê bình: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..
3- Phương hướng tuần 24 :
- Thực hiện nghiêm túc các nề nếp quy định
- Thực hiện nghiêm túc chương trình tuần 24
- Thực hiện tốt ATGT – ANHĐ
- Tăng cường vừa học, vừa ôn tập
- Vệ sinh cá nhân, trường, lớp sạch sẽ.
- Đi tiểu, tiện đúng nơi quy định.
File đính kèm:
- tuan 23.doc