Mục tiêu:
- Nhận biết được số bị chia- số chia- thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
- HS khá, giỏi: Biết dựa vào phép nhân lập 2 phép chia sau đó nêu tên gọi các thành phần và kết quả của 2 phép chia.
B.Đồ dùng : Các thẻ từ ghi Số bị chia, số chia, thương
C.Hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức:
II. KTBC: Gọi 2 h/s lên bảng làm bài tập sau, cả lớp làm bài vào vở nháp
Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: 2 3 2 5 10: 2 2 4 12 20 : 2
III. Bài mới:
29 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 23 - môn Toán: Tiết 111: Số bị chia- Số chia- thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
08
Luyện tập viết
Ôn chữ hoa S
A. Mục tiêu:
- Biết viết chữ hoa S theo cỡ nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Sáo tắm thì mưa.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.
B. Đồ dùng: Mẫu chữ hoa S
C. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: H. lên bảng viết chữ R hoa và từ Ríu rít, lớp viết vào nháp.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chữ S hoa
- Y/C H. quan sát chữ S hoa theo gợi ý sau:
+ Chữ S hoa cao mấy li? Gồm mấy nét ?
+ Nét đầu giống chữ hoa nào?
- Nêu quy trình viết chữ S hoa
- Viết mẫu chữ S hoa
- Y/C H. viết chữ S hoa.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
- Y/C H. đọc cụm từ: Sáo tắm thì mưa.
- HS giải nghĩa câu thành ngữ
- Y/C H. nhận xét cách viết cụm từ ứng dụng.
- Y/C H. viết chữ Sáo
4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- GV theo dõi nhắc nhở.
5. Thu bài chấm, nhận xét:
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà tập viết chữ hoa S cho đẹp.
Quan sát và nhận xét:
+ Chữ S hoa cao 5 li, gồm 1 nét.
+ Giống chữ hoa L
- Nghe giảng quy trình
- Quan sát viết mẫu
- Viết bảng con chữ hoa S
- 5 H. đọc câu thành ngữ và giải nghĩa.
- Nêu cách viết nối nét từ S sang a và khoảng cách giữa các chữ trong câu thành ngữ.
- Mở vở viết bài
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố cách nhận biết; nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
- Rèn kĩ năng nêu đúng đủ, chính xác tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính chia.
B. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- HS lên bảng thực hiện phép chia: 12 : 3 =
14 : 2 =
III. Bài mới:
1. G/V nêu y/c nội dung tiết học.
2. H/S thực hành làm bài:
* Bài 1: - Nêu nội dung bài, gọi h/s nhắc lại y/c của đề( Dành cho h/s cả lớp)
Em hãy tự lập 1số phép chia sau đó nêu kết quả của phép chia.Hãy nêu tên gọi của các thành phần và kết quả của các phép tính chai đó.
- Y/C h/s nối tiếp nhau nêu 1 phép tính chia và nêu tên gọi thành phần của nó.
* Bài 2: Tính nhẩm( Dành cho h/s cả lớp)
2 3 = 4 3 = 3 3 = 3 5 =
6 : 3 = 12 : 3 = 9 : 3 = 15 : 3 =
- Gọi h/s nêu y/c của đề và nêu cách tính nhẩm.
- Y/C h/s làm miệng . Gọi h/s nhận xét.
* Bài 3: Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống( theo mẫu)
Phép nhân
Phép chia
số bị chia
Số chia
Thương
35=15
15:5=3
15
5
3
34=12
36=18
12:4=3
18:6=3
12
18
4
6
3
3
-Y/C h/s tự làm bài , gọi h/s nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 2 h/s đọc nội dung bài tập và nêu y/c của bài
- Thực hiện theo y/c. H/S khác nghe và nhận xét bổ sung.
- 1 h/s đọc đề và nêu y/c . Vài h/s nêu cách tính nhẩm
- H/S nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả của phép tính. Sau đó nêu tên gọi các thành phần và kết quả của các phép tính.
- Đọc và nêu y/c của đề
- Thực hiện theo y/c của GV.
Luyện TLV
Ôn: Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nghe nói: Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản.
- Rèn kĩ năng viết đoạn: Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT1 trong SGK.
- 3 bộ giấy viết sẵn các câu văn:a, b, c, d (BT3).
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- 2HS đọc lại nội quy đã ghi ở tuần trước.
III. Bài mới:
1. G th b.
2. HD làm bài tập:
Bài1: (miệng)
- GV nêu yêu cầu:
- GV khen ngợi những HS biết nói lời xin lỗi với thái độ chân thành.
- GV hỏi:
+ Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi?
+ Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ như thế nào?
Bài2:(miệng)
- 1HS đọc yêu cầu và các tình huống cần đáp lại lời xin lỗi trong bài.
- GV cho HS thực hành lên hỏi đáp:
Bài3: (viết)
- 1HS đọc yêu cầu và các câu văn.
- GV dán bài đúng lên bảng.
- GV phân tích lời giải:
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS về nhà xem lại bài.
- Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm lời hai nhân vật.
- 1 HS nói về nội dung tranh.
- Nhiều cặp HS thực hành :
+ 1 em nói lời xin lỗi.
+ Em kia đáp.
- HS tiếp nối nêu ý kiến: Khi làm điều gì sai trái; Khi làm phiền người khác...
- Tuỳ theo lỗi, có thể đáp lời đáp khác nhau...
- Một cặp HS lên làm mẫu tình huống1:
+ HS1: Xin lỗi...
+ HS2: Mời bạn...
- Lần lượt từng cặp HS lên thực hành hỏi đáp các tình huống.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS nêu đáp án đúng.
- Câu b: Câu mở đầu.
- Câu a: tả hình dáng.
- Câu d: tả hoạt động.
- Câu c: câu kết
Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2008
Luyện đọc
Nội quy đảo Khỉ
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
- H/S hiểu nghĩa các từ: du lịch, nội quy, bảo tồn, tham quan, quản lí, khoái chí.
- Hiểu nội dung bài: Biết nội dung của nội quy là những điều quy định mà mọi người đều phải tuân theo.
- Có thái độ biết tuân theo nội quy của lớp, trường, nơi công cộng
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết 2 điều trong nội quy để HS luyện đọc.
C. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC: Gọi 2 h/s đọc bài :Nội quy Đảo Khỉ và trả lời câu hỏi của bài.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
2.1 G/V đọc mẫu .
2.2 Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. HS đọc nối câu:
- HS tiếp nối đọc từng câu. Chú ý các từ ngữ :
+Từ: Tham quan, khành khạch, khoái chí, nội quy
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia bài làm 2 đoạn như trong SGV.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý các câu.
+ Ngắt câu văn dài: Khách đến Đảo Khỉ/ dưới đây.//
+ Giải nghĩa từ khó theo nội dung bài
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc từng đoạn trớc lớp.
3. Tìm hiểu bài:
- Y/C h/s thảo luận nhóm đôi các câu hỏi trong SGK và trả lời .
* Dự án câu hỏi bổ sung
- Em hãy đọc những nội quy của đảo Khỉ.
- Khỉ Nâu đi đâu về?
- Thái độ của Khỉ Nâu khi đọc xong nội quy đảo Khỉ.
4. Luyện đọc lại:
- 2,3 cặp HS thi đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét bình chọn.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GVgiới thiệu nội quy của nhà trường.
- Nhận xét tiết học
* Dự án câu trả lời
- Nhiều h/s đọc nội quy dảo Khỉ.
- Đi chơi xa về.
- Cười khành khạch tỏ vẻ khoải chí.
Luyện chính tả( Nghe - viết)
Bác sĩ Sói
A. Mục tiêu:
- Chép đoạn văn tóm tắt truyện: Bác sĩ Sói. Làm các bài tập phân biệt l/n.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp.
- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn chép.
- Viết phiếu học tập nội dung BT2(a),3(a).
C. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC: 1 h/s lên bảng, dưới lớp viết các từ sau “ nung nấu, lung linh, long lanh”
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
2.1 HD học sinh chuẩn bị:
- G/V đọc đoan văn. Y/C h/s đọc.
- HD học sinh tìm hiểu nội dung:
+ Đoạn văn tóm tắt nội dung bài tập đọc nào?
+ Nội dung câu chuyện đó như thế nào ?
- HD học sinh nhận xét:
+ Đoạn văn có mấy câu? Trong bài có những dấu câu nào?
- Y/C h/s tìm các từ khó, luyện viết và đọc.
2.2 HS viết bài vào vở.
2.3 Thu bài chấm, nhận xét.
3. Bài tập( Bài 2,3) Tổ chức cho h/s thi tìm từ
- G/V nêu tên trò chơi và cách chơi.
- Chia nhóm cho h/s chơi.
- Theo dõi h/s thực hiệnvà nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- 1 h/s đọc, cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Bài : Bác sĩ Sói
- Sói đóng giả bác sĩ để lừa NgựaSói bị Ngựa đá cho một cú trời giáng.
- Có 3 câu
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- Tìm viết bảng con các từ: Giả làm, chữa giúp, chân sau, trời giáng
- Mở vở víêt bài, đổi vở soát lỗi
- Nghe phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Nhận nhóm và nối tiếp nhau lên bảng viết các chữ theo y/c .
Luyện toán
Ôn bảng chia 3 - Một phần ba
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho H. về một phần ba. Biết viết và đọc 1
3
- H. thuộc bảng chia 3. áp dụng vào làm tính giải toán.
- Ham học toán.
B. Hoạt động dạy – học:
- GV hướng dẫn H.làm bài.
* Bài 1: Hãy viết mỗi phép nhân sau thành 2 phép chia.
2x5 = 10 2x6 = 2x3 = 2x10 =
10 : 2 = 5
10 : 5 = 2
- H. làm bài vào vở.
* Bài 2: Tính
3x1 = 3 3x4 = 12 3x9 = 27
3: 1 = 12: 3 = 27:3 =
3: 3 = 12: 4 = 27:9 =
* Bài 3: Có 27 cái kẹo chia cho các em. Mỗi em được 1 số kẹo đó. Hỏi mỗi em được mấy cái kẹo? 3
- H. tóm tắt và giải bài toán.
*Bài 4: Hoa có 30 cái tem. Hoa cho bạn 1 số tem đó. Hỏi Hoa còn lại bao nhiêu cái tem?
3
- Bài tóan cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn H.làm vào vở.
- GVchấm bài, nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
Luyện LTVC
Ôn: Từ ngữ về muông thú- Đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào?
A. Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm : Từ ngữ về muông thú. Biết đặt và trả lời câu hỏi về địa điểm theo mẫu: Như thế nào?
- Rèn kĩ năng nói, viết thành câu.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT3.
C. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- GV treo tranh các loài chim đã học ( tiết LTVC tuần 22), 1 HS nói tên từng loài chim trong tranh.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1: - Gọi h/s đọc y/c của bài
- ? Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì?
- Treo tranh vẽ các con vật; y/c h/s quan sát và nêu tên các loài thú dữ và thú không nguy hiểm.
- Chốt lời giải đúng.
* Bài 2: - Gọi h/s đọc y/c của bài
- Y/C h/s thực hành hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi h/s trình bày trước lớp.
- Y/C h/s đọc lại các câu hỏi và hỏi : Các câu hỏi này đều có đặc điểm gì chung?
- Chốt lời giải đúng. Cho điểm h/s
* Bài 3:
- Bài y/c chúng ta làm gì?
- Y/c h/s đọc các câu văn trong đoạn văn và trả lời câu hỏi: Đoạn văn trên, từ ngữ nào được in đậm?Để đặt câu hỏi cho bộ phận này, SGK đã dùng các câu hỏi nào?
- Y/ C h/s thực hành nhóm đôi
- Gọi h/s nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp.
- Có hai nhóm, 1 nhóm là thú dữ nguy hiểm, nhóm kia là thú không nguy hiểm.
- Quan sát và thực hiện theo y/c
- Nhận xét bạn trả lời và bổ sung ý kiến.
- Bài y/c chúng ta trả lời câu hỏi về đặc điểm của các con vật.
- Làm việc theo nhóm đôi và trình bày
VD: HS1: Thỏ chạy như thế nào?
HS 2: Thỏ chạy rất nhanh
- Các câu hỏi này đều có cụm từ “ Như thế nào?
- Bài y/c đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu dưới đây.
- Thực hiện theo y/c
File đính kèm:
- tuan 23.doc