I.Mục tiêu:
- Nhận biết được số bị chia – số chia – thương .
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
*HS làm BT1, BT2
- Dành cho HS khá, giỏi: Bài 3.
III.Hoạt động dạy-học
A.Bài cũ: (5)
- 4 HS đọc thuộc lòng bảng chia 2.
- GV nhận xét, ghi điểm.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 23 (buổi sáng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên bảng làm.
- GV nhận xét.
Bài 3a: Tìm nhanh các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l (hoặc n).
- HS thi tìm và đọc lên, HS nhận xét.
- GV tuyên dương.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà nhớ viết lại bài cho đẹp.
---------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 19 tháng 2 năm 2014
Toán
Một phần ba
I.Mục tiêu:
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “một phần ba” ,biết đọc,viết
- Biết thực hành chia cho một nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau.
- Dành cho HS khá, giỏi: Bài 2,3.
- Giảm tải: Chỉ yêu cầu nhận biết “Một phần ba”, biết đọc , viết 1/3 và làm bài tập 1( trang 114).
II.Đồ dùng:
- Đồ dùng toán
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
- 5HS đọc bảng chia 3.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giơi thiệu bài: (2’)
2.Giới thiệu “Một phần ba ” :(8’)
- GV gắn các tấm bìa.
- HS quan sát và nhận xét: Hình vuông chia thành 3 phần bằng nhau.Lấy một phần, được một phần ba hình vuông.
- GV : Một phần ba viết
- HS viết bảng con : và đọc Một phần ba.
- GV kết luận: Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau, tô màu đi một phần, được hình vuông.
3.Thực hành: (20’)
Bài 1: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu: Đã tô màu hình nào?
A B
- HS trả lời, GV nhận xét: Hình A, đã tô màu một phần ba.
Bài 2:(Dành cho HS khá giỏi).
Hình nào có số ô vuông được tô màu
HS nhìn SGK nêu miệng, GV nhận xét
Bài 3: - Dành cho HS khá, giỏi:- HS đọc yêu cầu Hình nào đã khoanh vào số con gà?
- HS quan sát tranh và trả lời.
- Vì sao hình A không phải khoanh vào một phần ba số con gà?.
- Vì sao em cho là hình B khoanh vào một phần ba số con gà?.
(Vì hình B có tất cả 12 con gà và đẫ khoanh vào 4 con gà, có 3 phần mỗi phần có 4 con gà.)
- GV nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại tên bài.
- GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Từ ngữ về muông thú.
Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?.
I.Mục tiêu:
- Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào? (BT2,BT3).
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Tranh các loài thú, chim.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
- 2HS nêu tên các loài chim.
- 2HS nói tiếp cho hoàn chỉnh câu thành ngữ ở bài tập 2 tuần 22.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Tiết học hôm nay ta họcTừ ngữ về muông thú và đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Như thế nào?.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (30’)
Bài tập 1: (Viết)
- 1HS đọc yêu cầu: Xếp tên các con vật vào nhóm thích hợp.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- HS làm việc, đọc kết quả.
Thú dữ, nguy hiểm
Thú không nguy hiểm
-Hổ, Báo, Gấu, Lợn lòi, .......
Thỏ, Ngựa Vằn, Khỉ, Vượn,.........
- HS cùng GV nhận xét từng nhóm.
Bài tập 2: (miệng)
- 1HS dọc yêu cầu: Dựa vào hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- HS hỏi đáp theo cặp.
- Thỏ chạy như thế nào ?.
- Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào?.
- Gấu đi như thế nào ?.
- Voi kéo gỗ như thé nào ?.
- Đại diện một số nhóm lên trả lời.
+Thỏ chạy nhanh như bay.
+Sóc chuyền từ cành này sang cành khácnhanh thoăn thoắt.
+Gấu đi lặc lè.
+Voi kéo gỗ rất khoẻ.
- GV nhận xét.
Bài tập 3: HS làm vào vở
- 1HS đọc yêu cầu: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậmdưới đây.
a.Trâu cày rất khoẻ. M: Trâu cày như thế nào?.
b.Ngựa phi nhanh như bay.
c.Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi.
d.Đọc xong nội quy Khỉ nâu cười khành khạch.
- HS trả lời miệng. HS cùng GV nhận xét
- GV ghi vào bảng phụ.
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
- HS nhắc lại tên bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bài.
------------------------------------------------------------
Tập viết
Chữ hoa T
I.Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa T(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ);Chữ và câu ứng dụng :Thẳng(1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ),Thẳng như ruột ngựa (3lần).
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ T hoa.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
- Tiết trước ta học viết chữ hoa gì?.
- HS trả lời và viết chữ hoa vào bảng con: S, S áo .
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Hôm nay ta học viết chữ T hoa và câu ứng dụng : T hẳng như ruột ngựa.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa T: (5’)
a.Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét chữ hoa T
- GV gắn bảng chữ T hoa, HS nhận xét.
- Chữ T hoa có mấy nét? Đó là những nét nào?.
- Độ cao mấy li ?.
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu.
+Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 4, và kẻ 5,viết nét cong trái(nhỏ), dừng bút trên đường kẻ 6.
+Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét sang ngang từ trái sang phải dừng bút trên đường kẻ 6.
+Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, viết tiếp nét cong trái to. Nét cong trái này cắt nét lựon ngang, tạo một vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, rồi chạy xuống dưới, phần cuối nét uốn cong vào trong, dừng bút ở đường kẻ 2.
- HS nhắc lại quy trình viết.
- HS viết trên không chữ T hoa.
- HS viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’)
- GV viết câu ứng dụng lên bảng: Thẳng như ruột ngựa
- HSđọc câu ứng dụng.
- GV giải thích về nghĩa bóng: thẳng thắn không thích điều gì thì nói ngay.
- HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng.
- Độ cao các chữ cái ?.
- Dấu thanh đặt ở các chữ cái nào?.
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào?.
- HS trả lời, GV nhận xét.
4.Hướng dẫn HS viết vào vở: (15’)
- GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết.
- HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn.
5.Chấm, chữa bài :(7’)
6.Củng cố, dặn dò: (1’)
- 1HS nhắc lại cách viết chữ T hoa
- GV nhận xét giờ học
- Về viết lại cho đẹp hơn
----------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Ôn tập : Xã hội
I.Mục tiêu:
- Kể về gia đình, trường học của em , nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống.
- Dành cho HS khá, giỏi: So sánh về cảnh quan thiên nhiên , nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị.
II.Đồ dùng:
- Các bông hoa có câu hỏi.
- Cây.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
- Hãy kể tên các bài học ở chủ đề Xã hội ?.
- HS kể, GV ghi bảng.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Trò chơi “Hái hoa dân chủ” (28’)
- GV hướng dẫn cách chơi: Mỗi em lên bảng hái một bông hoa và trả lời nội dung ở bông hoa đó.
- Mỗi hoa có viết câu hỏi
- Kể tên những việc làm thường ngày của các thành viên trong gia đình ?.
- Kể tên các đồ dùng trong gia đình bạn: Đồ gỗ, đồ sứ, thuỷ tinh và điện?.
- Nên làm gì để góp giữ sạch môi trường xunh quanh nhà ở, trường học?.
- Kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông ở địa phương em?.
- Bạn sống ở xã nào? (huyện nào?)
- Kể tên những nghề chính và sản phẩm chính ở xã mình.
- HS lần lượt lên hái hoa và trả lời.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 20 tháng 2 năm 2014
Tập đọc
Nội quy Đảo Khỉ
I.Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi đúng chỗ ;đọc rõ ràng, rành mạch được từng điều trong bản nội qui .
- Hiếu và có ý thức tuân theo nội quy (Trả lời câu hỏi 1,2).
- Dành cho HS khá, giỏi: HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
- 3 HS phân vai đọc bài bác sĩ Sói.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Bức tranh vẽ gì?
- HS trả lời, GV nói hôm nay ta đi tìm hiểu về nội quy của Đảo Khỉ.
2.Luyện đọc: (20’)
a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng câu:
+HS tiếp nối đọc từng câu
+ GV ghi bảng: quản lí, du lịch, tham quan, Đảo Khỉ.
+ GV đọc mẫu HS đọc: cá nhân, lớp.
- Đọc từng đoạn trước lớp .
+ GV hướng dẫn đọc câu dài.
.1.// Mua vé tham quan trước khi lên đảo. //
.2. // Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng. //
+ GV đọc mẫu HS đọc.
+ GV chia bài thành 2 đoạn: Đoạn 1: 3 dòng đầu ; Đoạn 2: nội quy.
+ HS tiếp nối nhau đọc, GV cùng HS nhận xét.
+ 1HS đọc chú giải ở SGK
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- Thi đọc đoạn trước lớp
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (7’)
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều?. (có 4 điều)
- Em hiểu những điều quy định trên như thế nào ?.
- Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái chí ?.( Vì bản nội quy này bảo vệ loài khỉ.) (Dành HS khá giỏi)
4.Luyện đọc lại: (5’)
- GV nêu lại cách đọc bài.
- HS đọc lại bài.
- GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV giới thiệu nội quy của trường.
- Một số HS đọc
- GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
-Thuộc bảng chia 3.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (Trong bảng chia 3).
- Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo (Chia cho 3, chia cho2).
*HS làm BT1, BT2, BT4
- Bài 3,5.Dành cho HS khá, giỏi:
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
- 5HS đọc bảng chia 3.
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(2’)
2.Hướng dẫn làm bài tập: (30’)
Bài 1: miệng
- 1HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm.
6 : 3 = 12 : 3 = 15 : 3 =
- HS nêu kết quả, GV nhận xét và ghi kết quả.
Bài 2: Tính nhẩm
- HS đọc yêu cầu và trả lời.
3 x 6 = 18 3 x 9 = 27
18 : 3 = 6 27 : 3 = 9
- HS cùng GV nhận xét.
- Các em có nhận xét gì về phép nhân 3 x 6 và phép chia 18 : 3 ?
- HS trả lời : Phép chia là phép ngược lại của phép nhân.
Bài 3: - Dành HS khá giỏi.
- HS đọc yêu cầu: Tính (Theo mẫu)
- GV làm mẫu: 8 cm : 2 = 4 cm
15 cm : 3 = 5 cm ; 14 cm : 2 = 7 cm ; 9kg : 3 = 3 kg
- HS lên bảng làm ,GV nhận xét
Bài 4:- HS đọc bài toán và giải vào vở.
HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
Bài giải
Số kg gạo ở mỗi túi có là:
15 : 3 = 5 (kg )
Đáp số: 5 kg gạo
- GV chấm bài và nhận xét.
Bài 5: - Dành HS khá giỏi.
Tóm tắt: Có 27 l dầu: ...? can
Mỗi can : 3 l
Hỏi : ...... can dầu?
- HS giải vào vở nháp
- GV gọi HS nêu miệng ,GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS hệ thống lại bài học.
- H S đọc lại bài 1.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài
----------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan 23 sang.doc