A- YÊU CẦU:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên - nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 20 Trường tiểu học Trần Văn Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hích: mận, nồng nàn, tàn (khô, rụng, sắp hết mùa)
Đoạn 2: Giải thích: khướu, đỏm dáng, trầm ngâm
Đoạn 3:
+ Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú / còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, / biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới,...//
- Lần 3: Đọc liền mạch
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc theo nhóm đôi.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng.
d) Thi đọc giữa các nhóm
- Các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh, từng đoạn, cả bài
- Lớp và GV nhận xét, đánh giá, xếp thi đua.
e) Cả lớp đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến? (hoa mận tàn...)
Câu 2: Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến? (Bầu trời ngày càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, tràn ngập tiếng hót của các loài chim...)
Câu 3: Tìm những từ trong bài giúp em cảm nhận được:
Hương vị riêng của mỗi mùa hoa xuân? (hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua)
Vẻ riêng của mỗi loài chim? (chích choè nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm).
H: Trao đổi nhóm đôi.
- Phát biểu trước lớp.
- Bài văn nói lên điều gì?
T: Chốt lại.... Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.
4. Luyện đọc lại:
H: 2 em thi đọc cả bài.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Qua bài văn, em biết những gì về mùa xuân?
T: Nhận xét tiết học. Về nhà đọc bài nhiều lần
------------------------=&=-------------------------
Toán: BẢNG NHÂN 4
A– YÊU CẦU:
- Lập được bảng nhân 4.
- Nhớ được bảng nhân 4.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4).
- Biết đếm thêm 4.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
3 em đọc thuộc bảng nhân 3. Lớp nhận xét.
II- BÀI MỚI:
1. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 4:
T: Giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn
T: Lấy 1 tấm gắn lên bảng và nêu: Mỗi tấm có 4 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa tức là:
4 được lấy 1 lần viết: 4 x 1 = 4
- Đọc: bốn nhân một bằng 4
- Tương tự: GV hướng dẫn HS lập 4 x 2, 4 x 3
T: Giao nhiệm vụ cho 3 tổ lập đến 4 x 10
T: Giới thiệu đây là bảng nhân 4
- Luyện HS đọc thuộc lòng.
2. Thực hành:
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Củng cố bảng nhân 4.
Bài 2: H đọc thầm bài toán.
- Vài em tóm tắt bằng lời rồi giải vào vở.
- GV thu chấm, nhận xét.
- Gọi HS chữa bài
Bài giải:
5 xe ô tô có số bánh xe là:
4 x 5 = 20 (bánh xe)
Đáp số: 20 bánh xe
Bài 3: HS đếm thêm 4 rồi viết vào SGK:
4, 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32, 36, 40
- Cho HS nêu đặc điểm số cần tìm.
- Cho HS đếm thêm 4
- Cho HS bớt 4
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- H: 2 em thuộc bảng nhân 4
- Về nhà hoàn thành bài tập.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=&=-------------------------
Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. ĐẶT CÂU VÀ TRẢ LỜI
CÂU HỎI KHI NÀO? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN
A- YÊU CẦU:
- Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 mùa (BT1).
- Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm (BT2); điền đúng dấu câu vào đoạn văn (BT3).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 6 bảng con ghi 6 từ ở BT1.
- Vở BT
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
T: Nêu tên tháng HS viết tên mùa vào bảng con.
VD: T10 - 11: mùa đông
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. HD làm bài tập:
Bài tập 1 (miệng)
H: 1 em đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm
T: Đưa bảng con cho lớp đọc.
H: Nêu tên mùa cho phù hợp
2, 3 em nói lại toàn lời giải
- Lớp ghi nhớ. Mùa xuân ấm áp.
Mùa hạ nóng bức, oi nồng.
Mùa thu se se lạnh.
Mùa đông mưa phùn gió bấc, giá lạnh.
Bài tập 2 (miệng)
H: 1 em đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm
T: Hướng dẫn HS cách làm bài:
Đọc từng câu văn, lần lượt thay cụm từ khi nào trong câu văn đó bằng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy,... Kiểm tra xem trường hợp nào thay được. Trường hợp nào không thay được.
H: Làm bài
H: Một số em trình bày kết quả
- Lớp + GV nhận xét
a) Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy,mấy giờ) lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?
b) Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy) trường bạn nghỉ hè?
c) Bạn làm bài tậpnày khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy)?
d) Bạn gặp cô giáo khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy)?
Bài tập 3 (viết)
H: 1 em đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm theo
Lớp làm vở bài tập.
T: Thu bài chấm - Nhận xét.
a) Ông Mạnh nổi giận quát:
!
- Thật độc ác
b) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:
.
!
!
- Mở cửa ra
- Không Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Về nhà học bài.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=&=-------------------------
Thủ công: CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP (THIỆP) CHÚC MỪNG (tiết 2)
A– YÊU CẦU :
- Biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể cắt, gấp thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
- HS khéo tay: Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp.
B- CHUẨN BỊ:
- Giấy thủ công, chì, thước, kéo.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Cho HS bổ sung (nếu thiếu)
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: T nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. HS thực hành:
- H: 2 em nhắc lại cách làm
- Lớp nhận xét.
Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng.
Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
- GV tổ chức cho HS thực hành, quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
3. Đánh giá sản phẩm:
- Cho HS trưng bày sản phẩm, GV chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Nhận xét, tuyên dương những em có sản phẩm đúng quy trình, đẹp.
- Nhắc nhở một số em làm còn sơ sài.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị tiết sau: Gấp, cắt, dán phong bì.
------------------------=&=-------------------------
Ngày soạn: 25/1/2010
Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
Thể dục: ĐỨNG HAI CHÂN RỘNG BẰNG VAI, HAI TAY ĐƯA
RA TRƯỚC (SANG NGANG, LÊN CAO CHẾCH CHỮ V).
TRÒ CHƠI: CHẠY ĐỔI CHỖ VỖ TAY NHAU
(Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
------------------------=&=-------------------------
Tập viết: CHỮ HOA Q
A- YÊU CẦU:
- Viết đúng chữ hoa Q(1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Quê (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Quê hương tươi đẹp (3 lần).
- Rèn kĩ năng viết chữ:
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ cái viết hoa Q.
- Bảng lớp viết: Quê - Quê hương tươi đẹp.
- Vở tập viết.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
2.1. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ Q.
T: Chữ Q cao mấy li? (5 li)
Gồm mấy nét? (2 nét): 1 nét giống chữ O
1 nét lượn giống như dấu ~
T: Hướng dẫn cách viết
T:Viết mẫu chữ Q trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết.
2.2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
H: Tập viết chữ Q: 3 lượt
T: Nhận xét, sửa chữa.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
H: 1 em đọc cụm từ ứng dụng: Quê hương tươi đẹp.
Hiểu: Ca ngợi vẻ đẹp quê hương.
3.2. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét cụm từ ứng dụng:
Chữ Q, h, g: cao 2,5 li
Chữ P, đ: cao 2 li
Chữ t: cao 1, 5 li
Còn lại cao 1 li
GV viết mẫu.
3.3. Hướng dẫn HS viết chữ Q vào bảng con:
H: Viết 2 lượt chữ Q
T: Nhận xét, sửa chữa.
4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
H: Viết bài
T: Theo dõi, nhắc nhở tốc độ viết.
5. Chấm, chữa bài:
T: Chấm bài tổ 3- Nhận xét chữ viết của HS.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học.
- Luyện viết phần ở nhà.
------------------------=&=-------------------------
Toán: LUYỆN TẬP
A- YÊU CẦU:
- Thuộc bảng nhân 4.
- biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4)
B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
GV hướng dẫn HS lần lượt làm từng bài rồi chữa bài.
Bài 1 (a): HS tính nhẩm rồi nêu kết quả
T: Lần lượt kiểm tra bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4.
Bài 2: Cho HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
Lưu ý: Thực hiện thứ tự các phép tính
Tính từ trái sang phải hoặc làm tính nhân trước rồi lấy tích cộng với số còn lại
VD: 4 x 8 + 10 = 42
HS tính: 4 x 8 = 32; 32 + 10 = 42 viết kết quả 42
Bài 3:
- H: 2 em đọc đề toán. Lớp đọc thầm
- Tóm tắt bài toán bằng lời rồi giải vào vở
-GV thu chấm, nhận xét
- Gọi HS chữa bài
Bài giải:
5 học sinh được mượn số quyển sách là:
4 x 5 = 20 (quyển )
Đáp số: 20 quyển sách
T: Thu bài chấm 10 em. Nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Đọc lại bảng nhân 4.
- Hoàn thành bài tập in sẵn. Ôn bảng nhân 2, 3, 4.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=&=-------------------------
Chính tả (Nghe - viết): MƯA BÓNG MÂY
A– YÊU CẦU:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả; biết trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài.
- Làm được BT 2(a).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 2 em viết: cá diếc, diệt ruồi, xem xiếc, giọt sương
T + lớp nhận xét
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe - viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc diễn cảm 1 lần
- 1 em đọc lại.
- Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên? (Mưa bóng mây)
- Mưa bóng mây có điểm gì lạ? (Thoáng mưa rồi tạnh ngay...)
- Bài thơ có mấy khổ, mỗi khổ thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ? (Tìm những chữ có vần ươi, ướt, cười, trượt)
- Viết bảng con: thoáng, cười, tay, dung dăng
2.2. GV đọc cho HS viết bài vào vở
- Nhắc HS ngồi đúng tư thế
- GV Theo dõi uốn nắn
- Đọc toàn bài cho HS dò bài
2.3. Chấm, chữa bài
- GV chọn một số bài để chấm 5-7 bài
- GV nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi.
- GV giúp HS kiểm tra và chữa lỗi;
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2(a):
H: 1 em đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm vở BT.3 em làm bảng.
T + lớp nhận xét.
VD: sương mù, cây xương rồng.
dất phù sa, đường xa
xót xa, thiếu sót
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS có tiến bộ.
- Nhận xét tiết học.
------------------------=&=-------------------------
File đính kèm:
- Tuan 20(S).doc